Quan niệm sáng tác

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 42 - 44)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.Quan niệm sáng tác

Mọi hoạt động đều xuất phát từ một tư tưởng, mà mọi tư tưởng đều bắt đầu từ một quan niệm. Mỗi người nghệ sĩ khi đặt bút luôn có quan niệm sáng tác riêng của mình. Quan niệm đó như kim chỉ nam cho những đứa con tinh thần của họ. Có tác giả, quan niệm đó được phát biểu trực tiếp, hay thông qua lời nói của nhân vật trở thành tuyên ngôn nghệ thuật, phong cách sáng tác. Với nhà văn Nam Cao, ông đề cao tính sáng tạo của người cầm bút: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương phải khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”. Tuy nhiên, sự sáng tạo trong nghệ thuật cũng không thể thoát ly khỏi hiện thực cuộc sống, Nam Cao còn đề cao tính chân thực trong sáng tác. Văn chương nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật

chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Nhà văn Tô

Hoài thì quan niệm viết văn là một nghề để kiếm sống như bất kỳ nghề nào khác. Trong Tự truyện, Tô Hoài từng kể: “Bây giờ khi tôi quyết định lấy nghề viết nuôi thân tôi không nghĩ là tình cờ, nhưng thật tôi cũng không có mục đích gì, đặt ra trước để thành nghề văn, viết văn”[21]. Không hão huyền, không viển vông và ảo tưởng, ông bước vào làng văn không ngẫu nhiên nhưng cũng không vì mục đích nổi danh, thỏa mãn sĩ diện của kẻ sĩ. Vì thế ông chọn nghề viết văn là nghề để kiếm sống. Cũng thật dễ hiểu bởi nó thật phù hợp và hết sức chân chính.

Nhà văn Đoàn Lê đến với nghề viết không phải từ những bước đi đầu tiên. Mặc dù ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường Đoàn Lê đã có thi phẩm

36

được đăng báo, nhưng mãi đến khi chùm truyện ngắn được bạn đọc đón nhận bà mới thực sự đặt những viên gạch đầu tiên cho nghề viết. Tiếp theo đó, những tiểu thuyết, tập truyện ngắn lần lượt ra đời và xác lập tên tuổi Đoàn Lê trên văn đàn. Cũng như các cây bút khác, Đoàn Lê có những quan niệm sáng tác của riêng mình. Quan niệm đó không phát biểu trực tiếp, không thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật mà dần dần được hé lộ qua vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Khảo sát các tiểu thuyết và truyện ngắn của bà ta có thể phần nào thấy được quan niệm của nhà văn trong sáng tác. Không đao to búa lớn, vấn đề được Đoàn Lê nói đến là những câu chuyện hết sức đời thường nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ những câu chuyện hàng ngày vẫn thường diễn ra xung quanh, Đoàn Lê đã đưa vào tác phẩm cùng sự cảm thông, chia sẻ. Đó là hàng loạt câu chuyện về xóm Chùa, xóm Núi, nơi bà đã có thời gian gắn bó. Có thể kể đến những cơn sốt đất ở Đất xóm Chùa, cơn sốt lấy chồng

ngoại quốc trong Trinh tiết xóm Chùa, quá trình đô thị hóa ở A tourisme xóm Chùa, câu chuyện về kiếp người lao động khó nhọc trong Rồi bụt hiện lên, câu chuyện tình thương tâm trong Oan hồn ngõ đá dốc… Ngoài ra còn

rất nhiều câu chuyện nhỏ xoay quanh vấn đề tình yêu hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Ở đây có thể thấy điểm giống nhau giữa Đoàn Lê và bậc thầy Nam Cao, văn chương bắt nguồn từ thực tế đời sống. Không phải không có lí do khi người ta nói “Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc sống”. Những câu chuyện tưởng như đã rất tầm phào, quen thuộc nhưng luôn là vấn đề gây niềm trăn trở, day dứt đối với tác giả. Nhà văn Đoàn Lê tâm sự: “Sáng tác của tôi là sự bày tỏ những băn khoăn, trăn trở trong đời sống. Con người luôn gặp những trắc trở trong cuộc sống nên những gì tôi viết là để nâng đỡ tinh thần

con người.” Đằng sau quan niệm văn học bắt nguồn từ thực tế đời sống là cả

một tinh thần nhân văn sâu sắc, luôn trăn trở, khắc khoải với nỗi đau của con người. Trước muôn vàn trắc trở, va đập của cuộc sống mà con người phải gánh chịu, Đoàn Lê cúi xuống chia sẻ những nỗi đau đớn về tinh thần ấy. Bởi

37

thế nhân vật trong văn xuôi của bà phần lớn là những phụ nữ chịu đựng bi kịch, tổn thương về tinh thần. Đôi khi người đọc cũng nhận thấy con người tác giả ngay trong trang viết của bà. Từ câu chuyện chính cuộc đời mình, của những người xung quanh mà bà được chứng kiến, Đoàn Lê đã đặt ra những vấn đề to lớn của con người hôm nay.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 42 - 44)