5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Câu chuyện về hội họa
Hội họa cũng là lĩnh vực nghệ thuật mà Đoàn Lê thực sự yêu thích. Không được theo học chính quy nhưng Đoàn Lê có may mắn được hai họa sĩ
53
gạo cội của hội họa Việt Nam tận tình hướng dẫn. Đến nay khi đã về hưu, bà vẫn tiếp tục làm công việc yêu thích đó. Niềm say mê và những ký ức về hội họa vì thế cũng được chia sẻ qua những trang viết của bà.
Con tôm xót xa giống như một miền ký ức về người thầy đáng kính của
cô học trò. Những hồi tưởng ùa về trước mâm cơm nhân ngày giỗ của thầy. Con tôm he càng làm cho cô nhớ đến lần gặp nhau cuối cùng của hai thầy trò. Thầy Tùng – người đã dìu dắt cô từ nét vẽ đầu tiên, cũng là người động viên cô thi vào trường Mỹ thuật. Trong những ngày tháng được thầy Tùng dạy vẽ, cô được người thầy hết lòng chỉ bảo. Thậm chí, thầy còn hi sinh những bức tranh của mình để lấy toan cũ cho cô tập vẽ sơn dầu. “Tôi tìm cớ thoái thác sự giúp đỡ ấy, nhưng thầy nhận xét cái tạng của tôi sau này hợp với sơn dầu, bắt
tôi phải cố lên, không được nghĩ ngợi vớ vẩn”[2;112]. Thầy Tùng vừa là thầy,
đôi khi kiêm luôn làm người mẫu cho học trò của mình. Sau lần kết hôn đột ngột, bị cuốn vào những lo toan cuộc sống, cô học trò không còn tìm được người thầy năm xưa của mình nữa. Tìm gặp được thầy nhân một duyên cớ rất tình cờ, cô học trò xót xa khi thấy thầy mình với dáng vẻ tiều tụy, sống như một tu sĩ ở ẩn. Sự ra đi đường đột của người thầy khiến cô học trò bàng hoàng vì những việc thầy dặn cho lần gặp sau còn chưa kịp làm.
Cô Chín trong Tiền định cũng có những ký ức đáng nhớ với hội họa. Là người rất đam mê hội họa, do điều kiện Chín không được theo học tập trung nhưng lại có may mắn lớn là được hai họa sĩ lớn dạy dỗ tận tình. Đặc biệt khi chuyện tình cảm rơi vào bế tắc, nàng càng say mê với hội họa. Những nét vẽ đối với Chín lúc này vừa để thỏa mãn niềm say mê vốn có lại vừa giúp nàng quên đi nỗi đau đớn của thực tại. “Nàng lao đầu vào học vẽ, say sưa học như để trốn đời sống thực tại đau đớn” [5;70;]. Lao vào hội họa như phát rồ, Chín khiến hai người thầy không khỏi ngạc nhiên. Với nàng, trong hoàn cảnh đó chỉ có những bức toan, hộp màu mới giúp nàng nguôi ngoai nỗi đau
54
của cô gái ngoài hai mươi trước sự đổ vỡ của hạnh phúc. Những suy nghĩ của tuổi trẻ, nỗi đau đó còn có thể khiến người ta nghĩ đến việc tự tử. Bởi thế, lao vào học vẽ với thái độ chí chết còn là cách để nàng bình tâm, không nghĩ đến cái chết.
Mặc dù không được xuất hiện với tần suất lớn trong sáng tác của Đoàn Lê nhưng một số chi tiết nhỏ cũng giúp người người đọc hình dung trọn vẹn hơn chân dung, đời sống của nhà văn. Những chi tiết đó cũng góp phần làm gia tăng yếu tố tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê.