Yếu tố tự truyện trong các thể loại trữ tình

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 29 - 30)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Yếu tố tự truyện trong các thể loại trữ tình

Thơ là một thể loại trữ tình, thiên về yếu tố cảm xúc, ngay từ thời Trung đại những bài thơ thể hiện cái tôi cá nhân cũng đã xuất hiện. Tiếng nói cá nhân thời bấy giờ chưa được đề cao nhưng một số nhà thơ vẫn mạnh dạn lên tiếng và khẳng định. Có thể thấy, yếu tố tự truyện được thể hiện rải rác trong một số bài thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương… Đó là tác phẩm có thiên hướng giãi bày tâm sự của bản

23

thân tác giả. Dấu ấn cuộc đời của cái tôi tác giả ít nhiều đã bộc lộ trong tác phẩm. Có thể coi đó là dạng thức sơ khai nhất của yếu tố tự truyện trong văn học Việt Nam. Đến thế kỉ XX, sự xuất hiện của phong trào thơ Mới đã mang lại một luồng gió mới cho thơ ca Việt Nam. Sự ảnh hưởng của thơ ca phương Tây khiến cho ý thức về cái tôi cá nhân được bộc lộ rõ rệt. Tiêu biểu cho dòng thơ này là Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,… mỗi người một phong cách riêng tạo nên một chặng đường thơ ca với nhiều màu sắc, nhiều cá tính. Sau này, khi tiếng nói cá nhân được đề cao, cái bản ngã cũng tự nhiên được bộc lộ.

Tuy nhiên, do đặc trưng thể loại nên yếu tố tự truyện trong thơ thường rất hạn chế. Với thể loại trữ tình, cái tôi cá nhân chỉ được thể hiện ở dòng cảm xúc, tâm trạng mà ít có cơ hội bày tỏ những chi tiết, sự kiện về cuộc đời tác giả. Cho dù cái tôi cá nhân trong thơ có mạnh mẽ, sôi nổi đến đâu cũng không bao quát được bối cảnh không gian rộng lớn cũng như dòng chảy cuộc đời của người viết. Bởi vậy, yếu tố tự truyện trong thơ thường mờ nhạt hơn các thể loại khác.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)