5. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Yếu tố tự truyện trong các thể loại văn học
Thuật ngữ tự truyện trong tiếng Pháp viết là Autobiographie, có nguồn gốc tư tiếng Hi Lạp: (autos: chính mình, bios: cuộc đời, graphein: viết). Tự truyện hay cái nhìn về bản thân có thể coi là một đặc sản của văn minh phương Tây. Nó có hai nguồn gốc chính: từ nền văn minh Hi Lạp qua câu ngạn ngữ nổi tiếng “kẻ thông thái phải biết về cá nhân mình”, và từ truyền thống Thiên chúa giáo qua lệ “tự vấn lương tâm”. Trong các nền văn hóa khác, nó chỉ tồn tại một cách hiếm hoi, thậm chí bị cấm ở các nước theo đạo Hồi. Trong các định nghĩa đầu tiên, tự truyện được xác định là “câu chuyện
cuộc đời của cá nhân do chính người đó kể lại”, “tiểu sử của một người do
người đó chép lại”[9].
Về sau này, khái niệm tự truyện được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Ở đây, chúng tôi xin đưa ra một số khái niệm như sau:
Theo Từ điển văn học thì “Tự truyện là một tác phẩm văn học thuộc loại truyện do các nhà văn viết về cuộc đời thực của mình nhằm những mục đích khác nhau. Các nhà văn khi viết tự truyện thường chỉ chọn lấy một hay vài quãng đời nào đó để lại cho mình những ấn tượng sâu sắc nhất, có ảnh hưởng quan trọng quyết định đối với hướng đi của đời mình, và dựng lại bức tranh toàn cảnh sinh động, chân thực về cuộc sống mà trong đó bản thân con người tác giả là nhân vật hoạt động chính. Trong tác phẩm tự truyện những biến cố, sự việc, nhân vật,… đều được lấy từ cuộc đời thực của tác giả, không hư cấu thêm, hoặc nói cách khác là không có sự hư cấu tự do như trong các tác phẩm khác thuộc loại truyện. Trong tác phẩm tự truyện, tác giả thường đặt ra qua cuộc đời mình và bằng ngôn ngữ nghệ thuật những vấn đề xã hội rộng lớn, sâu sắc. Vì vậy, ý nghĩa của tác phẩm tự truyện thường vượt ra ngoài phạm vi của một bản tự thuật đơn thuần và có tầm khái quát nghệ thuật rộng lớn” [19].
21
Tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cũng cho rằng:
Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lí giải cuộc sống đã qua (của tác giả) như một chỉnh thể, tạo ra những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của mình. Người viết tự truyện có khi cũng vận dụng hư cấu, thêm thắt hoặc sắp xếp lại các chi tiết của cuộc đời mình, nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời ấy trở nên hợp lý, nhất quán. Tự truyện luôn là hành vi khắc phục cái thời gian đã lùi xa, là mưu toan quay về thời tuổi thơ, tuổi trẻ, làm sống lại những đoạn đời quan trọng nhất, nhiều kỷ niệm nhất, như là “sống lại” cuộc đời mình từ đầu. Tự truyện do vậy thường được viết vào thời tác giả
đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường đời”[10;29]. Ngoài ra
ông còn nhận định rằng: “Tự truyện tương đối gần gũi với tiểu thuyết. Yếu tố tự truyện là nét khá đậm trong nhiều loại sáng tác của nhà văn thế kỷ XX, dù
họ thuộc về những xu hướng thẩm mỹ khác nhau”.
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì “Tự truyện là những tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự, thường được viết bằng văn xuôi trong đó tác giả tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong tác phẩm”.
Từ điển Văn học Pháp từ A đến Z định nghĩa: “Tự truyện là thể loại
văn học mà ở đó tác giả viết lại câu chuyện về chính cuộc đời mình”.
Như vậy, theo quan điểm của các tác giả nói trên thì tự truyện được coi là một thể loại văn học trong đó tác giả tự kể về cuộc đời mình. Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lí giải cuộc sống đã qua của tác giả như một chỉnh thể, tạo nên những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của mình. Người viết tự truyện có khi vận dụng hư cấu, thêm thắt hoặc sắp xếp lại các chi tiết của cuộc đời mình. Do luôn là hành vi khắc phục cái thời gian đã qua, hình thức tự truyện thường được viết khi tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các chặng đường trong cuộc đời mình và nhìn lại những gì đã qua như một sự chiêm nghiệm.
22
Yếu tố tự truyện mà chúng tôi nghiên cứu ở đây không hoàn toàn đồng nhất với các khái niệm về tự truyện đã nêu trên. Có thể khẳng định yếu tố tự truyện là những yếu tố thuộc về cuộc đời cá nhân tác giả, được sử dụng làm một thứ chất liệu đặc biệt trong sáng tác của mình. Đó có thể là những sự kiện gây ấn tượng mạnh mẽ, những thể nghiệm, cảm xúc mà tác giả muốn giãi bày, chia sẻ với độc giả. Những yếu tố đó kết hợp với tính hư cấu nghệ thuật để dựng nên một thế giới nghệ thuật vừa mới mẻ, vừa gần gũi. Tuy nhiên, yếu tố tự truyện trong văn học không chỉ có trong các tác phẩm tự sự mà còn có trong thể loại trữ tình, bộc lộ những cảm xúc cá nhân của người viết.
Tác phẩm văn học là sản phẩm của sự hư cấu dựa trên chất liệu và nguyên mẫu thực thế. Về điều này, các nhà Chủ nghĩa hình thức Nga mặc dù coi hình thức là trung tâm của tác phẩm văn học cũng đã nhận định: “Văn học tất nhiên không hoàn toàn thoát li hiện thực, nhưng chỉ dùng hiện thực làm chất liệu cho nên đã nhào nặn chất liệu ấy theo logic của chính mình, mà như
thế mới hòng hấp dẫn được bạn đọc”[26; 137]. Viết những tác phẩm văn học
mang yếu tố tự truyện cũng là một cách để tác giả thể hiện cái tôi cá nhân của mình. Có thể thấy, cái tôi bản thể của người viết luôn có nhu cầu được bộc lộ, tìm đến sự đồng cảm, chia sẻ từ độc giả. Ở Việt Nam, yếu tố tự truyện trong văn học tuy phát triển muộn nhưng đã có mầm mống từ rất lâu đời và có mặt trên hầu hết các thể loại.