THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIỮ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 25 - 26)

Khi nhận được quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra ngay tính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ. Để xác định tính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ, Kiểm sát cần dựa vào những căn cứ sau đây:

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 117 BLTTHS, người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 117 BLTTHS, người có quyền ra quyết định tạm giữ bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; Đồn trưởng Đồn biên phòng...; người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 118 BLTTHS, mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

Khi tính thời hạn tạm giữ phải căn cứ vào thời hạn thực tế được ghi trong quyết định tạm giữ và tính liên tục cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết) nếu thời hạn tạm giữ trùng vào ngày nghỉ, thời hạn hết vào ngày kết

thúc thời hạn được ghi trong quyết định tạm giữ. Ví dụ: Nguyễn Văn A bị tạm giữ 3 ngày, từ 16 giờ ngày 01/3 đến 16 giờ ngày 04/3/2016; Trần Thị B gia hạn tạm giữ 3 ngày từ 14 giờ ngày 08/3 đến 14 giờ ngày 10/3/2016.

Sau khi kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia hạn tạm giữ, Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng xử lý như sau:

- Nếu thấy việc tạm giữ khơng có căn cứ hoặc khơng cần thiết thì u cầu Cơ quan điều tra ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ hoặc trực tiếp ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu Cơ quan điều tra trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

- Nếu xét thấy việc gia hạn tạm giữ khơng có căn cứ hoặc khơng cần thiết thì ra quyết định không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và yêu cầu người đã ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ theo quy định tại Điều 118 BLTTHS.

- Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ có căn cứ và cần thiết thì ra quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ.

3. THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC ÁPDỤNG BIỆN PHÁP BẮT BỊ CAN ĐỂ TẠM GIAM VÀ BIỆN PHÁP TẠM

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w