NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
2.1. Kiểm sát việc hỏi cung bị can
2.1.1. Khái niệm
Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can.
2.1.2. Kỹ năng kiểm sát việc hỏi cung bị can
Nếu vụ án có nhiều bị can, thì việc hỏi cung bị can phải được tiến hành riêng đối với từng người một, khơng để các bị can khác có mặt nghe lời khai của bị can đang được hỏi cung, nhằm tránh trường hợp thơng cung hoặc có tác động, ảnh hưởng giữa các bị can với nhau. Kiểm sát viên kiểm sát việc hỏi cung bằng hai hình thức:
- Kiểm sát trực tiếp việc hỏi cung bị can: Sau khi CQĐT ra quyết định
khởi tố bị can, Điều tra viên phải cung cấp cho Viện kiểm sát biết thời điểm hỏi cung bị can, để Kiểm sát viên có thể tham gia vào việc hỏi cung bị can của Điều tra viên trong một số trường hợp cần thiết nhằm tạo thêm cơ sở và niềm tin cho Kiểm sát viên trong việc nghiên cứu, xem xét việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT.
sát viên cần nghiên cứu hồ sơ, nắm vững nội dung vụ việc, nhân thân, tâm lý của bị can và trao đổi với Điều tra viên về kế hoạch, các yêu cầu đối với việc hỏi cung bị can.
Khi tham gia hỏi cung, Kiểm sát viên cần chú ý cách đặt câu hỏi của Điều tra viên, tránh mớm cung, dụ cung, nghiên cứu câu trả lời của bị can để phát hiện những tình tiết mới, những điểm chưa rõ để yêu cầu Điều tra viên tiếp tục hỏi. Trong quá trình kiểm sát, Kiểm sát viên ghi lại những tình tiết có giá trị chứng minh, những tình tiết mới làm cơ sở đề ra yêu cầu điều tra và kiểm tra biên bản hỏi cung. Cần chú ý thái độ hỏi cung của Điều tra viên để có những nhắc nhở kịp thời, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can được tơn trọng. Kiểm sát viên chú ý việc Điều tra viên đọc lại biên bản hoặc cho bị can tự đọc và ký vào biên bản. Nếu thấy có những nội dung ghi chưa đúng, chưa đầy đủ thì yêu cầu Điều tra viên sửa chữa, bổ sung và cho bị can ký xác nhận.
Trong quá trình kiểm sát điều tra vụ án, Kiểm sát viên có thể trực tiếp gặp, hỏi cung bị can khi có đề nghị của CQĐT hoặc thấy bị can kêu oan, lời khai của bị can trước và sau không thống nhất, lúc nhận tội, lúc chối tội; bị can khiếu nại về việc điều tra; có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực trong lời khai bị can hoặc trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng. Trước khi hỏi cung, Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra để xin ý kiến chỉ đạo và thông báo trước cho Điều tra viên biết.
Sau khi kết thúc điều tra, nhận hồ sơ vụ án từ CQĐT chuyển sang, Kiểm sát viên có thể trực tiếp hỏi cung bị can để kiểm tra tài liệu, chứng cứ nhằm củng cố hồ sơ, chứng cứ, tạo cơ sở niềm tin cho Kiểm sát viên trước khi báo cáo, đề xuất việc truy tố.
- Kiểm sát gián tiếp việc hỏi cung bị can: Là hoạt động kiểm sát việc hỏi
cung thơng qua biên bản hỏi cung. Đây là hình thức phổ biến trong hoạt động kiểm sát việc hỏi cung của Kiểm sát viên. Khi tiến hành kiểm sát các biên bản hỏi cung bị can, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên cung cấp đầy đủ các biên bản hỏi cung và các tài liệu khác đã thu thập được liên quan đến việc hỏi cung bị can. Khi đọc, nghiên cứu các biên bản hỏi cung, Kiểm sát viên cần chú ý: Hình thức biên bản hỏi cung có đảm bảo các quy định của BLTTHS không; nội dung việc hỏi cung của Điều tra viên có làm rõ được các yếu tố cấu thành tội phạm và các tình tiết khác của vụ án không.
Sau khi nghiên cứu làm rõ các vấn đề trên, Kiểm sát viên tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh với các tài liệu khác trong hồ sơ để xác định tính có căn cứ và sự phù hợp của các lời khai đó. Xác định việc hỏi cung có dụ cung, mớm cung, bức cung, dùng nhục hình hay khơng. Ngồi ra, Kiểm sát viên phải kiểm
sát việc chấp hành các thủ tục tố tụng về việc hỏi cung bị can của Điều tra viên như: Trước khi tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can, không được hỏi cung vào ban đêm (trừ trường hợp khơng thể trì hỗn được)...
Đối với bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, thì cần chú ý q trình hỏi cung có người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa hay khơng.
Do đó, Kiểm sát viên phải đặc biệt chú ý tới các biên bản hỏi cung bị can, nhằm đảm bảo các biên bản hỏi cung được thực hiện đúng các quy định của BLTTHS, bảo đảm nội dung biên bản hỏi cung phải phản ánh đúng những câu hỏi của Điều tra viên, lời khai của bị can, tránh tình trạng làm sai lệch nội dung, kết quả hỏi cung như sửa chữa, thêm bớt nội dung biên bản hoặc Điều tra viên chỉ đặt những câu hỏi một chiều, phiến diện, không đầy đủ... Phải chú ý việc tuân thủ các quy định về thủ tục hỏi cung bị can, xem xét từng chữ ký trong biên bản, những chỗ có sửa chữa, thêm bớt nội dung của biên bản hỏi cung phải có chữ ký xác nhận của bị can và những người tham gia hỏi cung...
Khi phát hiện có vi phạm, tùy từng mức độ, Kiểm sát viên có thể có ý kiến với Điều tra viên hoặc báo cáo, đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát cho ý kiến chỉ đạo để có biện pháp xử lý thích hợp.
2.2. Kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng
Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên lấy đầy đủ lời khai của tất cả những người làm chứng. Việc lấy lời khai của những người làm chứng phải được tiến hành khẩn trương, kịp thời. Nếu để thời gian q dài mới lấy lời khai, thì có thể họ sẽ qn, khơng thể khai đúng hoặc khai khơng hết các tình tiết mà họ đã nhìn thấy, nghe thấy hoặc có thể họ di chuyển chỗ ở đi những nơi khác... gây khó khăn cho việc điều tra. Sau mỗi lần lấy lời khai của người làm chứng, Điều tra viên phải đánh giá chứng cứ có trong lời khai đó và xác định các bước điều tra tiếp theo cho phù hợp. Khi kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, Kiểm sát viên phải chú ý những vấn đề sau:
- Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ thủ tục lấy lời khai người làm chứng của Điều tra viên, nhằm bảo đảm việc lấy lời khai và biên bản ghi lời khai của người làm chứng tuân thủ đúng các quy định tại Điều 186 và Điều 187 BLTTHS. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin sau: Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của việc lấy lời khai; các đề nghị và yêu cầu của người làm chứng (nếu có); sau khi kết thúc việc lấy lời khai, biên bản phải được đọc lại cho người làm chứng nghe, phải có chữ ký của người làm chứng và Điều tra viên. Trường hợp biên bản có nhiều trang hoặc có sự sửa chữa, tẩy xố, người làm chứng và Điều
tra viên phải ký vào từng trang và ký xác nhận những chỗ sửa chữa, tẩy xoá. Nếu người làm chứng từ chối khơng ký biên bản, thì trong biên bản cũng phải ghi rõ lý do vì sao người làm chứng từ chối. Trong trường hợp người làm chứng dưới 16 tuổi thì phải mời cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp, thầy giáo, cơ giáo của người đó tham dự vào việc lấy lời khai và cùng ký xác nhận vào biên bản.
- Kiểm sát viên phải nghiên cứu nội dung biên bản ghi lời khai của người làm chứng đã đạt được mục đích đề ra chưa; người làm chứng có khai trung thực những gì họ biết và vì sao họ biết hay chưa. Trong trường hợp việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đạt được mục đích đề ra thì Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên tiến hành lấy lời khai bổ sung người làm chứng đó. Kiểm sát viên phải yêu cầu cụ thể Điều tra viên phải lấy lời khai để làm rõ vấn đề gì...
Trước khi lấy lời khai người làm chứng, Điều tra viên phải giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 BLTTHS và phải kiểm tra những điều kiện mà pháp luật quy định về người khơng được làm chứng.
Nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu nghi ngờ lời khai của người làm chứng không khách quan hoặc không đúng quy định của pháp luật thì tuỳ từng trường hợp, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên khắc phục hoặc trực tiếp tiến hành lấy lời khai bổ sung của người làm chứng.
Việc lấy lời khai người làm chứng chủ yếu do Điều tra viên thực hiện, tuy nhiên trong quá trình kiểm sát điều tra hoặc khi kết thúc điều tra vụ án, Kiểm sát viên có thể triệu tập và lấy lời khai người làm chứng để kiểm tra chứng cứ trong các trường hợp lời khai của họ cịn có mâu thuẫn với nhau, có mâu thuẫn với những chứng cứ khác đã thu thập được hoặc có nghi ngờ về tính trung thực, khách quan trong lời khai đó. Nếu việc triệu tập lấy lời khai được thực hiện trước khi kết thúc điều tra thì Kiểm sát viên phải thơng báo cho Điều tra viên thụ lý vụ án về thời gian, địa điểm tiến hành trước khi lấy lời khai để phối hợp thực hiện.
Khi tiến hành lấy lời khai, Kiểm sát viên cần để cho người làm chứng tự trình bày về quan hệ của họ với bị can và bị hại, hoàn cảnh mà họ chứng kiến vụ phạm tội ấy và về những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi bổ sung. Câu hỏi đặt ra là những vấn đề mà Kiểm sát viên thấy cần thiết để làm sáng tỏ sự việc, làm sáng tỏ những mâu thuẫn trong lời khai của người làm chứng. Kiểm sát viên khơng được dùng những câu hỏi có tính chất "mớm cung" hay "dụ cung", bức cung". Khi lấy lời khai người làm chứng, Kiểm sát viên phải thực hiện đúng quy định tại các Điều 186 và 187 BLTTHS. Biên bản ghi lời khai do Kiểm sát viên tiến hành phải được đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu hồ sơ kiểm sát một bản.
2.3. Kiểm sát việc lấy lời khai người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơndân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
2.3.1. Kiểm sát việc lấy lời khai của người bị hại
Khi kiểm sát việc lấy lời khai của người bị hại, nếu Kiểm sát viên thấy cịn có điểm nghi ngờ, chưa rõ hoặc cịn thiếu vấn đề nào đó chưa được Điều tra viên làm sáng tỏ thì phải yêu cầu Điều tra viên tiến hành lấy lời khai bổ sung của người bị hại.
Trong quá trình điều tra và sau khi kết thúc điều tra, Kiểm sát viên có thể triệu tập và lấy lời khai người bị hại để kiểm tra chứng cứ trong các trường hợp lời khai của họ có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với các chứng cứ khác đã thu thập hoặc có nghi ngờ về tính trung thực, khách quan trong lời khai của họ. Nếu việc triệu tập lấy lời khai người bị hại thực hiện trước khi kết thúc điều tra thì Kiểm sát viên thơng báo cho Điều tra viên thụ lý vụ án về thời gian, địa điểm tiến hành lấy lời khai người bị hại trước khi lấy lời khai để phối hợp thực hiện. Kiểm sát viên phải thực hiện đúng quy định tại Điều 188 BLTTHS. Biên bản ghi lời khai do Kiểm sát viên tiến hành phải được đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu hồ sơ kiểm sát một bản.
2.3.2. Kiểm sát việc lấy lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sựvà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Khi kiểm sát các hoạt động lấy lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên tạo điều kiện cho họ đưa ra những đồ vật, tài liệu và những yêu cầu liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ, nhất là đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự phải được hỏi và trình bày về những vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Thực tế có nhiều trường hợp vấn đề dân sự trong vụ án hình sự khơng được làm rõ ở giai đoạn điều tra nên không thể giải quyết kịp thời mà phải tách riêng, dẫn đến việc khơng bảo đảm các quyền lợi chính đáng của cơng dân.
Trong trường hợp cần thiết để kiểm tra chứng cứ, xác định tính trung thực, khách quan trong các lời khai, Kiểm sát viên có thể trực tiếp thực hiện việc lấy lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Khi triệu tập và lấy lời khai của những người này, Kiểm sát viên phải thực hiện đúng quy định tại Điều 188 BLTTHS. Biên bản ghi lời khai do Kiểm sát viên thực hiện phải được đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu hồ sơ kiểm sát một bản.