BÁO CÁO ÁN, HỌP TRÙ BỊ VỚI TÒA ÁN VÀ RÚT QUYẾT ĐỊNH TRUY TỐ TRƯỚC KHI MỞ PHIÊN TÒA

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 62 - 64)

ĐỊNH TRUY TỐ TRƯỚC KHI MỞ PHIÊN TÒA

2.1. Báo cáo án trong trường hợp VKS giữ nguyên quan điểm truy tố

Trước khi tham gia phiên toà, Kiểm sát viên phải báo cáo với lãnh đạo Viện về việc giải quyết vụ án. Việc báo cáo án phải bằng văn bản, ghi rõ lý lịch của bị cáo, tóm tắt nội dung vụ án, diễn biến quá trình điều tra, hành vi phạm tội của từng bị cáo, chứng cứ buộc tội, gỡ tội, những mâu thuẫn của các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của từng bị cáo; đề xuất đường lối giải quyết vụ án, áp dụng các điều, khoản của Bộ luật Hình sự, hình phạt (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) để đề nghị mức án cụ thể đối với từng bị cáo, các biện pháp khác cần phải áp dụng, việc giải quyết phần dân sự trong hình sự (nếu có).

Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện cần được ghi chép lại đầy đủ. Đối với những vụ án được đưa ra Uỷ ban kiểm sát hoặc thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên, cần phải lưu các văn bản đó trong hồ sơ kiểm sát (khơng để vào hồ sơ vụ án). Đối với những vụ án phức tạp, quan trọng cần phải có sự chỉ đạo chặt chẽ của các ngành có liên quan, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình họp trù bị với Toà án.

2.2. Họp trù bị với Tịa án

BLTTHS khơng quy định việc họp trù bị, nhưng thực tiễn cho thấy, việc họp trù bị là cần thiết, giúp cho việc giải quyết vụ án được chính xác. Theo quy định tại Điều 7 Quy chế THQCT và KSXXHS, việc họp trù bị với Toà án thực hiện theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tồ án nhân dân tối cao.

Tuỳ theo tính chất và nội dung họp trù bị mà lãnh đạo Viện hoặc Kiểm sát viên tham gia họp trù bị. Kiểm sát viên phải chuẩn bị trước nội dung, những vấn đề Toà án đưa ra trao đổi hoặc Viện kiểm sát đưa ra trao đổi; phương án giải quyết; thời gian, địa điểm xét xử; triệu tập người có liên quan; tình hình sức

khoẻ, tâm lý bị can, bị cáo; phương pháp tuyên truyền. Đối với vụ án phức tạp

mà Viện kiểm sát chủ trì họp thì có thể mời lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố

tụng và một số cơ quan khác tham dự.

Họp trù bị nhằm trao đổi những vấn đề cịn mâu thuẫn trong hồ sơ; chưa có sự nhất trí trong việc đánh giá chứng cứ, tội danh, diện truy tố… giữa Thẩm phán chủ toạ phiên toà với Kiểm sát viên; giữa cơ quan truy tố và cơ quan xét xử. Trên cơ sở cuộc họp trù bị, căn cứ vào chức năng của mình, từng ngành sẽ có quyết định phù hợp. Để chuẩn bị cho phiên họp đạt kết quả tốt, Kiểm sát viên phải nắm được nội dung cuộc họp trù bị nhằm giải quyết vấn đề gì, ý kiến đề xuất về vấn đề đó, báo cáo với lãnh đạo Viện trước khi dự họp.

Việc họp trù bị thường được tiến hành đối với các vụ án lớn, án phức tạp, án đang được báo chí, dư luận quan tâm; án trọng điểm, và nên mời lãnh đạo của các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan có liên quan tham gia.

2.3. Rút quyết định truy tố trước khi mở phiên toà sơ thẩm

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên thấy cần phải rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tồ thì phải báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình xem xét quyết định.

Theo quy định tại Điều 285 BLTTHS về việc rút quyết định truy tố, nếu xét thấy có một trong những căn cứ quy định tại Điều 157 BLTTHS hoặc có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo theo quy định tại Điều 16, Điều 29 và Khoản 2 Điều 91 của Bộ luật Hình sự, thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tịa và đề nghị Tịa án đình chỉ vụ án.

Về thẩm quyền, trước khi mở phiên toà, nếu xét thấy có căn cứ rút một

phần hay tồn bộ quyết định truy tố thì Kiểm sát viên được phân cơng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án phải báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện xem xét và quyết định. Tại phiên tồ, sau khi xét hỏi nếu có căn cứ rút một phần hay tồn bộ quyết định truy tố; có tình tiết mới theo hướng có lợi cho bị cáo làm thay đổi quyết định truy tố hoặc đường lối xử lý đã được lãnh đạo Viện cho ý kiến thì Kiểm sát viên quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tồ, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị.

Rút toàn bộ quyết định truy tố. Rút một phần quyết định truy tố.

- Đề xuất của Kiểm sát viên phải được lãnh đạo trực tiếp (lãnh đạo Vụ, Trưởng phịng, Phó Viện trưởng) có ý kiến cụ thể, sau đó báo cáo với Viện trưởng cho ý kiến quyết định cuối cùng. Với những vụ án phức tạp về đánh giá chứng cứ, vướng mắc về quan điểm giải quyết thì phải báo cáo VKSND cấp trên (cần chú ý: Mọi hoạt động nghiệp vụ chỉ được giải quyết trong thời hạn chuẩn bị xét xử của Toà án theo quy định của BLTTHS).

- Đối với những vụ án do cấp trên uỷ quyền cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, nếu Viện kiểm sát uỷ quyền xét thấy có căn cứ rút quyết định truy tố thì trình tự thực hiện như trên và ban hành quyết định rút quyết định truy tố, sau đó chuyển văn bản cho Viện kiểm sát được uỷ quyền để

chuyển cho Toà án đang thụ lý hồ sơ vụ án thực hiện các bước tiếp theo theo quy định của BLTTHS.

- Nếu Viện kiểm sát được uỷ quyền phát hiện thấy có căn cứ để rút quyết định truy tố thì phải làm văn bản báo cáo Viện kiểm sát cấp trên đã uỷ quyền, nêu rõ lý do, quan điểm (kèm theo tài liệu làm căn cứ rút quyết định truy tố) để Viện kiểm sát uỷ quyền xem xét quyết định việc rút quyết định truy tố.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w