Nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 57)

6. ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN HOẶC TẠM ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN

1.1. Nghiên cứu các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án

Khi nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên phải trích ghi những tài liệu quan trọng đối với việc giải quyết vụ án. Đối với lời khai của bị cáo, bị hại, người làm chứng… phải lược ghi những nội dung chính. Việc ghi chép giúp Kiểm sát viên củng cố, nắm chắc thêm nội dung của vụ án và là cơ sở để đấu tranh với bị cáo khi họ có thái độ khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội tại phiên toà. Tài liệu ghi chép cần phải được sắp xếp khoa học theo từng tập, có viện dẫn bút lục trong hồ sơ, tránh tình trạng khơng ghi chép, chỉ sao chụp (photocopy) lại các biên bản hỏi cung, biên bản ghi lời khai, dẫn đến thiếu chủ động, lúng túng tại phiên tòa, nhất là trong trường hợp bị cáo hoặc luật sư đưa ra những lý lẽ phản bác lại lời buộc tội của Kiểm sát viên. Đối với những tài liệu quan trọng như biên bản khám nghiệm hiện trường, kết luận giám định v.v… cần phải photocopy để sử dụng tại phiên toà.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án để chuẩn bị cho việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, Kiểm sát viên phải đặc biệt chú ý phát hiện những thiếu sót, những mâu thuẫn trong các lời khai, các tài liệu buộc tội, gỡ tội để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đối với những vụ án có bị cáo là người chưa thành niên phạm tội, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, bị cáo bị truy tố về tội có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, Kiểm sát viên phải kiểm tra xem Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã cử người bào chữa cho bị cáo hay chưa? Nếu chưa cử thì Kiểm sát viên phải báo cáo Lãnh đạo Viện xem xét giải quyết.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w