MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRONG TRANH LUẬN VÀ CÁCH XỬ LÝ CỦA KIỂM SÁT VIÊN

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 81 - 84)

- Luận tội phải có tính thuyết phục, giáo dục và phịng ngừa tội phạm

5. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP TRONG TRANH LUẬN VÀ CÁCH XỬ LÝ CỦA KIỂM SÁT VIÊN

VÀ CÁCH XỬ LÝ CỦA KIỂM SÁT VIÊN

Nội dung đối đáp, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa chủ yếu phụ thuộc vào nội dung của những ý kiến, quan điểm, đề nghị của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đối với quan điểm luận tội của Kiểm sát viên và đối với việc giải quyết vụ án.

Tuy nhiên, thực tiễn phiên tịa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự thường xảy ra một số tình huống tranh luận mà Kiểm sát viên phải xử lý, đó là:

5.1. Trường hợp tranh luận đối với bị cáo và người bào chữa

Tại phiên tịa sơ thẩm hình sự, bị cáo, người bào chữa của bị cáo thường tranh luận để tự bào chữa hoặc bào chữa, bảo vệ lợi ích của bị cáo theo những hướng sau đây:

- Hướng thứ nhất: Bị cáo, người bào chữa đưa ra cơ sở chứng cứ và căn cứ pháp luật để chứng minh bị cáo không phạm tội như Viện kiểm sát đã truy tố.

- Hướng thứ hai: Bị cáo, người bào chữa đưa ra cơ sở chứng cứ và căn cứ pháp luật để chứng minh bị cáo phạm tội khác nhẹ hơn hoặc bị cáo phạm tội như Viện kiểm sát đã truy tố nhưng ở khoản khác nhẹ hơn trong cùng một điều luật.

- Hướng thứ ba: Bị cáo, người bào chữa đồng ý với Viện kiểm sát về tội danh nhưng không thống nhất về cách đánh giá tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo và đưa ra một số tình tiết giảm nhẹ, tình tiết về nhân thân... để được Hội dồng giảm nhẹ mức hình phạt, xin được hưởng án treo, giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường dân sự... Đối với tình huống này, Kiểm sát viên cần ghi chép các tình tiết giảm nhẹ, các tình tiết về nhân thân mà người bào chữa nêu ra, đối chiếu với các quy định của pháp luật xem tình tiết nào dược luật quy định, tình tiết nào chưa được luật quy định, tình tiết nào đã được Viện kiểm sát áp dụng để từ đó chấp nhận hay khơng chấp nhận lời đề nghị của bị cáo, người bào chữa.

- Hướng thứ tư: Bị cáo, người bào chữa nêu ra một số sai sót về trình tự, thủ tục trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử để đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung.

5.2. Trường hợp tranh luận đối với người bị hại, nguyên đơn dân sự,bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền lợi của đương sự

Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra nên khi tham gia tranh luận, người bị hại và người bảo vệ quyền lợi cho họ có thể đưa ra đề nghị yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm khắc quá mức cần thiết đối với bị cáo (như đề nghị xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn, khung hình phạt nặng hơn...) hoặc có những u cầu địi bồi thường vật chất cao hơn so với thiệt hại thực tế đã xảy ra. Trong một số trường hợp, phía bị hại cịn đưa ra lý lẽ để chứng minh cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ lọt người phạm tội hoặc bỏ lọt hành vi phạm tội của bị cáo.

Trong những trường hợp nêu trên, Kiểm sát viên phải xem xét kỹ nhưng lý do mà phía bị hại đã đưa ra, đối chiếu với các chứng cứ trong hồ sơ vụ án và kết quả thẩm tra chứng cứ tại phiên tịa để xác định các u cầu, đề nghị của phía bị hại là có cơ sở hay khơng để chấp nhận hay không chấp nhận.

Đối với những người là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì thường đưa ra các lý lẽ nhằm làm tăng hoặc giảm quyền lợi hay nghĩa vụ của họ. Trong trường hợp này, cách đối đáp, tranh luận của Kiểm sát viên cũng tương tự như trường hợp bị cáo hay người bị hại đề nghị giảm nhẹ hoặc tăng trách nhiệm, mức bồi thường thiệt hại.

Lưu ý: Khi nội dung tranh luận có liên quan đến vấn đề nhận thức về một

quy định của pháp luật mà chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, hiện đang cịn có những nhận thức khác nhau. Mỗi bên tranh luận đều đưa ra những luận điểm có chứa đựng những vấn đề hợp lý để bảo vệ quan điểm của mình. Trong trường hợp này, khi Kiểm sát viên đã đưa ra những quan điểm và luận cứ

của mình thì phải kiên quyết bảo vệ trên cơ sở những luận cứ đó, khơng chấp nhận quan điểm ngược lại và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc, quyết định. Cơ sở để Kiểm sát viên bảo vệ quan điểm phải là các luận cứ khoa học về nhận thức pháp luật, không được sử dụng các căn cứ khơng hợp pháp, mang tính suy diễn như “quan điểm này đã được Viện kiểm sát cấp trên đồng ý” hay là “ba ngành đã thống nhất”.

Tóm lại, tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm hình sự là một trong những nhiệm vụ, nhưng là một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn đối với Kiểm sát viên khi thực hành quyền cơng tố tại phiên tịa. Chính vì vậy, Kiểm sát viên phải có kiến thức pháp luật sâu rộng, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, hiểu được bản chất của vụ án, nắm vững từng tình tiết, hành vi phạm tội của bị cáo, theo dõi sát diễn biến phiên tịa đồng thời phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phản ứng linh hoạt, nhanh nhạy, kịp thời ứng phó đối với mọi tình huống xảy ra./.

6. 6. Liên hệ thực tiễn

6.1. Kết quả đạt được

- Những kết quả đạt được - Những khó khăn, vướng mắc

6.2. Đề xuất, kiến nghị

- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành...... - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng

- Tổng kết kinh nghiệm

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần tổ chức thi viết về Dự thảo luận ội và tranh luận.

PHẦN THỨ 5

HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w