- Luận tội phải có tính thuyết phục, giáo dục và phịng ngừa tội phạm
3. HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN SAU KHI KẾT THÚC PHIÊN TỊA XÉT XỬ PHÚC THẨM HÌNH SỰ
PHIÊN TỊA XÉT XỬ PHÚC THẨM HÌNH SỰ
3.1. Kiểm tra biên bản phiên tịa phúc thẩm hình sự
Kiểm tra biên bản phiên tịa phải xem xét có ghi đúng, đầy đủ nội dung lời phát biểu kết luận về vụ án của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm hay
khơng?... Hội đồng xét xử có ký, đóng dấu đầy đủ vào biên bản phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật hay không.
Cùng với việc kiểm tra biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên còn phải kiểm tra biên bản nghị án tại phiên tòa phúc thẩm.
Nếu qua kiểm tra biên bản phiên tòa, biên bản nghị án, Kiểm sát viên phát hiện các biên bản đó ghi khơng đầy đủ, ghi khơng đúng hay không ghi những lời khai của bị cáo, người làm chứng, người giám định, kết luận của Kiểm sát viên… thì yêu cầu Thư ký, Thẩm phán bổ sung.
3.2. Kiểm sát bản án, quyết định phúc thẩm
Khi kiểm tra Phần đầu, Kiểm sát viên phải kiểm tra xem xét: Bản án, quyết định có ghi đầy đủ thành phần Hội đồng xét xử đã xét xử phúc thẩm vụ án đó hay khơng? Ngày, tháng, năm, địa điểm xét xử; họ và tên, địa chỉ, trình độ văn hóa, lý lịch tư pháp của bị cáo; họ và tên, địa chỉ của những người tham gia tố tụng.
Phần nội dung là phần cơ bản của bản án, quyết định cho nên khi kiểm tra, Kiểm sát viên phải kiểm tra kỹ nội dung về hành vi phạm tội của bị cáo, vai trò từng bị cáo (nếu là vụ đồng phạm), tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; phần bồi thường về dân sự xem có đúng nội dung như đã tuyên tại phiên tịa phúc thẩm hay khơng?
Phần quyết định của bản án, quyết định phúc thẩm: Phần này là phần quan trọng. Do vậy, khi kiểm tra phần quyết định của bản án, quyết định phúc thẩm, Kiểm sát viên phải kiểm tra thật kỹ bản án, quyết định tuyên có đúng với họ tên bị cáo, tội danh, điều luật áp dụng, hình phạt (đối với từng bị cáo nếu là vụ án có đồng phạm) khơng? Các quyết định của bản án tuyên về phần dân sự, xử lý vật chứng, tài sản, án phí… có đúng nội dung mà Hội đồng xét xử đã tuyên ở tại tịa hay khơng?
Qua kiểm tra bản án, quyết định phúc thẩm, Kiểm sát viên phát hiện những sai sót về nội dung, hình thức của bản án, quyết định làm căn cứ cho việc kiến nghị, kháng nghị sau này.
3.3. Báo cáo kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúcthẩm thẩm
Sau phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên phải làm báo cáo kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa phúc thẩm theo mẫu quy định của VKSND tối cao. Kiểm sát viên phải ghi đầy đủ nội dung theo mẫu báo cáo xét xử phúc thẩm như họ, tên bị cáo, số bản án, ngày, tháng, năm xét xử sơ thẩm; ngày, tháng, năm kháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm; nội dung bản án, quyết định sơ thẩm (tội danh, hình phạt, điều luật áp dụng); nội dung kháng cáo, kháng nghị; quan điểm kết luận của Kiểm sát viên tại tòa phúc thẩm… Sau khi ghi đầy đủ các nội dung của báo cáo xét xử phúc thẩm, Kiểm sát viên phải ký vào báo cáo xét xử phúc thẩm.
Báo cáo kết quả xét xử phúc thẩm phải được gửi ngay cho Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử (Vụ 3 VKSND tối cao); Văn phòng; lưu hồ sơ kiểm sát xét xử phúc thẩm và gửi Lãnh đạo Viện.
3.4. Đề xuất kháng nghị giám đốc, tái thẩm
Báo cáo đề xuất kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm gồm 3 phần: Phần đầu: Ghi kính gửi Viện trưởng VKSND…; Phần nội dung: Nêu rõ những vi phạm của Tòa án cấp phúc thẩm về tố tụng hoặc vi phạm trong việc áp dụng pháp luật hình sự cần phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tịa án khơng biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó cần phải kháng nghị theo thủ tục tái thẩm; Phần đề nghị: Ghi rõ đề nghị kháng nghị giám đốc hoặc tái thẩm.
3.5. Kiến nghị với Tòa án, các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng cácbiện pháp khắc phục và ngăn ngừa vi phạm và đề nghị với Viện trưởng biện pháp khắc phục và ngăn ngừa vi phạm và đề nghị với Viện trưởng VKSND tối cao giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật
3.6. Hoàn thiện hồ sơ kiểm sát xét xử phúc thẩm
Bổ sung vào hồ sơ kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự những tài liệu cần thiết theo quy định của Quy chế THQCT và KSXXHS. Hồ sơ kiểm sát xét xử phúc thẩm được xây dựng từ giai đoạn hoạt động của Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa, được bổ sung cho đến sau phiên tòa xét xử phúc thẩm. Ở giai đoạn này, Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự bổ sung tiếp những tài liệu mới phát sinh như: Quyết định trưng cầu giám định; cơng văn của Viện kiểm sát đề nghị Tịa án trưng cầu giám định hoặc yêu cầu cấp sơ thẩm điều tra xác minh bổ sung; các kết luận giám định mới; các biên bản lấy lời khai; biên bản mới xác minh… Các văn bản, tài liệu khác phục vụ cho cơng tác kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự mới phát sinh đều được bổ sung đầy đủ vào hồ sơ kiểm sát xét xử hình sự.
3.7. Hướng dẫn Viện kiểm sát cấp sơ thẩm tham gia giải quyết vụ ánbị toà án cấp phúc thẩm huỷ án bị toà án cấp phúc thẩm huỷ án 4. Liên hệ thực tiễn 4.1. Kết quả đạt được - Những kết quả đạt được - Những khó khăn, vướng mắc 4.2. Đề xuất, kiến nghị
- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành...... - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Tổng kết kinh nghiệm
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần tổ chức thi viết về Dự thảo luận tội và tranh luận.
PHẦN THỨ 7
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO THỦ TỤC RÚT GỌN