KỸ NĂNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TẠI PHIÊN TỊA SƠ THẨM HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 76 - 80)

- Luận tội phải có tính thuyết phục, giáo dục và phịng ngừa tội phạm

2. KỸ NĂNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TẠI PHIÊN TỊA SƠ THẨM HÌNH SỰ

PHIÊN TỊA SƠ THẨM HÌNH SỰ

2.1. Kiểm sát thành phần của Hội đồng xét xử và sự có mặt củanhững người tham gia tố tụng những người tham gia tố tụng

2.2. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát thủ tục bắt đầu phiêntòa của Hội đồng xét xử tòa của Hội đồng xét xử

Căn cứ vào thời gian ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tồ án, Kiểm sát viên phải có mặt tại phòng xử án trước khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án làm việc để kiểm sát hoạt động của Thư ký Tồ án xem có phổ biến nội quy phiên tịa khơng; Nội quy mà Thư ký đọc, phổ biến có thống nhất với bản nội quy niêm yết tại trụ sở Tồ án khơng; Có tuân thủ các quy định tại Điều 256 BLTTHS hay không, cũng như việc kiểm tra sự có mặt và vắng mặt của những người đã được triệu tập đến phiên tịa. Nếu có người vắng mặt cần làm rõ lý do để khi phiên tòa diễn ra thì Kiểm sát viên phát biểu quan điểm đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục xét xử hay hỗn phiên tịa theo đúng quy định của pháp luật.

2.3. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát thủ tục xét hỏi tạiphiên tòa phiên tòa

Hội đồng xét xử tiến hành việc xét hỏi theo đúng trình tự quy định tại Điều 307 BLTTHS. Tuỳ theo tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, số lượng bị cáo, Hội đồng xét xử tiến hành hỏi bị cáo trước hay hỏi nhân chứng, người bị hại trước. Song nhất thiết phải tuân thủ trình tự xét hỏi từ Thẩm phán Chủ tọa phiên tịa đến Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự.

Kiểm sát viên phải lưu ý Hội đồng xét xử không để xảy ra trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ hỏi qua loa vài câu sau đó yêu cầu Kiểm sát viên hỏi. Đối với trường hợp này, Kiểm sát viên phải đề nghị Hội đồng xét xử thực hiện đúng trình tự theo Điều 307 BLTTHS, đề nghị Hội thẩm nhân dân hỏi trước khi Kiểm sát viên hỏi.

Khi hỏi bị cáo, Hội đồng xét xử phải thực hiện câu hỏi theo khoản 2 Điều 309 BLTTHS sau đó mới hỏi thêm những tình tiết của sự việc chưa rõ, phải hỏi từng bị cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 307 và khoản 1 Điều 309. Chỉ được công bố lời khai tại Cơ quan điều tra khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 308 BLTTHS.

Mọi chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đều phải được thẩm tra, xác minh cơng khai tại phiên tịa. Do vậy, tuỳ theo trình tự xét hỏi và căn cứ vào Khoản 2, Điều 308 BLTTHS, Hội đồng xét xử hoặc Kiểm sát viên công bố lời khai hoặc tài liệu.

Kiểm sát việc xét hỏi của Hội đồng xét xử, nhằm bảo đảm việc xét hỏi bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ; người làm chứng, người giám định được thực hiện theo quy định tại các điều 309, 310, 311 và 316 BLTTHS; Khi xét hỏi, những câu hỏi của Hội đồng xét xử, người bào chữa,

người bảo vệ quyền lợi của đương sự phải cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. Khơng được đặt các câu hỏi có tính chất khẳng định, câu hỏi mớm cung hoặc xúc phạm danh dự nhân phẩm của người được hỏi. Kiểm sát viên cần hết sức lưu ý những câu hỏi của người bào chữa vì thực tế người bào chữa hay hỏi mớm cung, dụ cung đối với bị cáo, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bào chữa, nếu phát hiện Kiểm sát viên phải kịp thời lưu ý Hội đồng xét xử để khắc phục ngay.

Khi kết thúc việc xét hỏi theo quy định tại Điều 318 BLTTHS, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa xem họ có u cầu xét hỏi vấn đề gì nữa khơng. Nếu có và xét thấy cần thiết thì Chủ tọa phiên tịa phải tiếp tục việc xét hỏi. Kiểm sát viên phải lưu ý thủ tục này để bảo đảm việc xét xử thực sự dân chủ theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Trong quá trình xét xử, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng tại phiên tịa như việc có mặt theo giấy triệu tập của Tồ án, ý thức chấp hành nội quy phòng xử án, thái độ khai báo trong q trình được xét hỏi v.v... Nếu có vi phạm thì tuỳ từng trường hợp mà Chủ tọa phiên tịa có thể cảnh cáo hoặc buộc ra khỏi phịng xử án. Nếu xảy ra các trường hợp vi phạm nêu trên mà không được Hội đồng xét xử áp dụng các biện pháp giải quyết thì Kiểm sát viên có trách nhiệm đề nghị Hội đồng xét xử có biện pháp xử lý kịp thời.

2.4. Kiểm sát việc tuyên án và kiểm sát biên bản phiên tòa

2.4.1. Kỹ năng kiểm sát việc tuyên án

Trong thực tiễn, Kiểm sát viên thường ít chú ý quan tâm đến việc tuyên án của Hội đồng xét xử, vì cho rằng đã luận tội, đối đáp tranh luận rồi thì tuyên án là nhiệm vụ của Hội đồng xét xử và thường chỉ chú ý nghe phần quyết định của bản án có phù hợp với quan điểm đề xuất của mình khơng. Chính vì vậy, những sai sót của Hội đồng xét xử trong việc tuyên án hầu như không được phát hiện. Để bảo đảm kiểm sát việc tuyên án của Hội đồng xét xử theo đúng quy định của pháp luật, Kiểm sát viên cần nắm vững nhiệm vụ của Hội đồng xét xử trong khi tuyên án bao gồm những nội dung theo quy định tại Điều 327 BLTTHS và Hướng dẫn tại Mục 3, phần IV Nghị quyết số 04/2004. Cụ thể:

Kiểm sát viên phải xem xét việc trả tự do cho bị cáo hoặc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án theo đúng quy định tại Điều 328, Điều 329 BLTTHS và hướng dẫn tại Mục 4, phần IV Nghị quyết 04/2004.

Kiểm sát viên chú ý lắng nghe, ghi lại những nhận định quan trọng, nội dung quyết định của bản án sơ thẩm để làm căn cứ kiểm tra đối chiếu với biên bản phiên tòa và báo cáo Lãnh đạo Viện (cần lưu ý cả phần lý lịch bị cáo, nhất là các bị cáo có nhiều tiền án thì phải ghi cụ. Đối với phần quyết định hình phạt, cần chú ý việc khấu trừ thời hạn tạm giữ, tạm giam khi áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ hoặc xử phạt tù cho hưởng án treo, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo là người chưa thành niên... Tất cả những tình tiết này có ý

nghĩa dùng để đối chiếu giữa bản án Tòa án tuyên tại tòa với bản án ban hành sau này để thực hiện kiểm sát bản án.

Ngoài ra, Kiểm sát viên cần chú ý quy định về giới hạn của việc xét xử tại Điều 298 BLTTHS và Hướng dẫn tại Mục 2 Phần II Nghị quyết 04/2004,

- Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Kiểm sát viên cần chú ý việc Tòa án đưa ra xét xử số bị cáo và số tội danh phù hợp với số bị cáo và số tội danh truy tố hay khơng, các bị cáo và tội danh ấy được Tịa án ra quyết định đưa ra xét xử hay không.

- Tồ án có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc khoản nhẹ hơn so với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật, về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Trong trường hợp Viện kiểm sát truy tố bị cáo về nhiều tội đối với nhiều hành vi phạm tội, Tồ án cũng có thể xét xử bị cáo về tội nhẹ nhất trong các tội mà Viện kiểm sát truy tố hoặc về tội nhẹ hơn tất cả các tội mà Viện kiểm sát truy tố đối với tất cả các hành vi phạm tội đó (tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần II Nghị quyết số 04/2004).

- Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tịa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tịa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.

Nếu xét thấy có thể xét xử bị cáo theo một trong các trường hợp đã nêu trên, thì Tịa án cần tn thủ quy định của BLTTHS về thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp, về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm và về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo.

Tại phiên tòa phải chú ý theo dõi, ghi chép đầy đủ việc điều hành của Chủ tọa phiên tịa, nếu phát hiện thiếu sót thì phải kịp thời lưu ý Hội đồng xét xử bổ sung ngay. Ví dụ, Thẩm phán Chủ tọa phiên tịa qn khơng u cầu cảnh sát dẫn giải mở khóa tay cho bị cáo thì Kiểm sát viên lưu ý Hội đồng xét xử cho mở khóa tay đối với bị cáo; trường hợp Tồ xét xử bị cáo theo khung hình phạt nặng hơn mà khơng đảm bảo quyền bào chữa cho bị cáo thì Kiểm sát viên đề nghị hỗn phiên tịa v.v.

2.4.2. Kiểm sát biên bản phiên tòa

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 258 BLTTHS về kiểm sát biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên cần đối chiếu bút ký của mình tại phiên tịa với biên bản phiên tịa xem biên bản đó có ghi đầy đủ khơng, có gì mâu thuẫn khơng. Nếu phát hiện sai sót thì u cầu sửa chữa, bổ sung (lưu ý: khơng được sửa chữa, tẩy xố vào những phần đã ghi mà phải ghi xuống phía sau những phần đó, Kiểm sát viên và Thư ký tòa án cùng ký vào phần bổ sung).

Kiểm sát việc tuyên án, kiểm tra biên bản phiên tòa thường liên quan chặt chẽ đến việc kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng tại phiên tịa xét xử sơ thẩm

hình sự. Do vậy, Kiểm sát viên cần nắm vững các quy định của BLTTHS (từ Điều 268 đến Điều 329) nhằm kịp thời phát hiện các vi phạm của Tòa án để đề nghị khắc phục./.

3. 3. Liên hệ thực tiễn

31. Đánh giá

- Kết quả đạt được về công tác THQCT & KS việc khỏi tố bị can, kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại......, THQCT & KS việc khám xét, thu giữ.

- Tồn tại, hạn chế về công tác THQCT & KS việc khỏi tố bị can, kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại......, THQCT & KS việc khám xét, thu giữ.

3.2. Đề xuất, kiến nghị

- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành đối với công tác THQCT & KS việc khỏi tố bị can, kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại......, THQCT & KS việc khám xét, thu giữ.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về công tác THQCT & KS việc khỏi tố bị can, kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại......, THQCT & KS việc khám xét, thu giữ.

- Tổng kết kinh nghiệm về công tác THQCT & KS việc khỏi tố bị can, kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại......, THQCT & KS việc khám xét, thu giữ.

PHẦN THỨ 4

KỸ NĂNG TRANH LUẬN CỦA KIỂM SÁT VIÊNTẠI PHIÊN TỊA SƠ THẨM HÌNH SỰ TẠI PHIÊN TỊA SƠ THẨM HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w