THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BỊ CAN ĐỂ TẠM GIAM VÀ BIỆN PHÁP TẠM

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 26 - 29)

GIAM

- Về thẩm quyền: Kiểm sát viên phải căn cứ vào quy định tại khoản 5 Điều

119 và khoản 1 Điều 113 BLTTHS để kiểm tra về thẩm quyền ra lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam của CQĐT có đúng quy định của pháp luật khơng.

Khi kiểm tra nếu thấy khơng đúng thẩm quyền thì tùy từng trường hợp cụ thể Kiểm sát viên báo cáo đề xuất Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng ra quyết định khơng phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam hoặc lệnh tạm giam.

- Về đối tượng: Theo quy định tại Điều 113 và 119 BLTTHS thì bắt bị can

để tạm giam hay tạm giam là biệnháp ngăn chặn chỉ áp dụng đối với người đã bị khởi tố bị can, phục vụ cho việc điều tra, truy tố. Như vậy, đối tượng của việc bắt để tạm giam và tạm giam trong giai đoạn điều tra chỉ có thể là bị can. Những người chưa bị khởi tố bị can thì khơng phải là đối tượng bắt của hai biện pháp trên.

Kiểm sát viên cần kiểm tra từng đối tượng, đối chiếu từng trường hợp cụ thể để báo cáo đề xuất Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng xem xét, xác định đối tượng nào cần phải bắt hoặc tạm giam, đối tượng nào không cần bắt hoặc tạm giam, đối tượng nào không được bắt hoặc tạm giam.

- Về điều kiện bắt tạm giam, tạm giam: Điều kiện để áp dụng biện pháp bắt tạm giam, tạm giam được quy định tại Điều 119 BLTTHS có thể được áp

dụng đối với bị can trong những trường hợp sau đây:

+ Bị can phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp sau:

a- Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b- Không xác định được nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch bị can;

c- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; d- Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ- Có hành vi khác cản trở việc điều tra.

+ Bị can phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến hai năm tù nhưng nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã thì vẫn có thể áp dụng biện pháp bắt tạm giam, tạm giam.

Từ quy định trên, Kiểm sát viên phải kiểm tra việc áp dụng điều kiện tạm giam một cách có căn cứ bằng việc kiểm tra xem bị can bị khởi tố về tội gì, thuộc loại tội phạm nào, mức hình phạt mà BLHS qui định đối với tội đó là bao nhiêu?

Đối với trường hợp bị can phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm, Kiểm sát viên còn phải kiểm tra điều kiện thứ hai đó là họ có thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 BLTTHS hay không?

Đối với những trường hợp bị can là phụ nữ có thai, đang ni con nhỏ, bị can là người già yếu, người bị bệnh nặng, bị can là người chưa thành niên, Kiểm sát viên cần đảm bảo các căn cứ bắt bị can để tạm giam, tạm giam theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 4 Điều 119 BLTTHS, đối với bị can là phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì khơng tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:

+ Bị can bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

+ Bị can được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở đến việc điều tra, truy tố;

+ Bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu khơng tạm giam đối với họ thì họ sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Ngoài những quy định trên, Điều 419 BLTTHS quy định việc bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội trong các trường hợp sau:

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 110, 111, 112 và khoản 2 Điều 119 của BLTTHS;

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 110, 111, 112 và khoản 2 Điều 119 của BLTTHS, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Do vậy, Kiểm sát viên phải kiểm tra các điều kiện sau: Tội phạm do họ thực hiện là tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tuổi của người bị bắt.

Tóm lại, đối với các trường hợp trên, Kiểm sát viên phải kiểm tra kỹ các tài liệu phản ánh về độ tuổi của bị can; tình trạng sức khỏe, nơi cư trú; về tiền án, tiền sự; các dấu hiệu chứng tỏ có hay khơng hành động cản trở đến hoạt động điều tra, truy tố…

- Về thời hạn tạm giam: Kiểm sát viên phải đối chiếu thời hạn tạm giam quy định tại Điều 173 BLTTHS với thời hạn tạm giam ghi trong quyết định xem thời hạn tạm giam đó có đúng với loại tội phạm mà bị can gây ra hay không.

Sau khi kiểm tra tài liệu, chứng cứ, đối chiếu với quy định tại Điều 113, Điều 119 BLTTHS về thẩm quyền, đối tượng, điều kiện tạm giam đối với từng trường hợp, Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng xem xét, quyết định việc phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam nếu có đủ căn cứ và hoàn trả hồ sơ ngay cho CQĐT. Trường hợp chưa rõ căn cứ thì ra văn bản yêu cầu CQĐT bổ sung tài liệu, chứng cứ làm rõ để xem xét, quyết định việc phê chuẩn.

Nếu thấy đủ căn cứ để tạm giam bị can theo quy định tại Điều 119 BLTTHS và cần thiết phải tạm giam bị can, nhưng CQĐT không ra lệnh bắt bị can để tạm giam thì Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng ra văn bản yêu cầu CQĐT ra lệnh bắt bị can để tạm giam.

Sau khi phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam bị can, Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc thi hành lệnh bắt bị can và thời hạn tạm giam bị can để kịp thời báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng xem xét, xử lý như sau:

- Nếu còn thời hạn tạm giam nhưng thấy biện pháp tạm giam đối với bị can khơng cịn cần thiết thì u cầu CQĐT có văn bản đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.

- Nếu thời hạn tạm giam cịn khơng q 10 ngày mà CQĐT chưa có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam thì Kiểm sát viên trao đổi với Điều tra viên để phối hợp xem xét. Trong thời hạn 5 ngày trước khi hết hạn tạm giam, Kiểm sát viên thụ lý vụ án báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng để xem xét, quyết định một trong các phương án xử lý việc tạm giam bị can như yêu cầu

CQĐT có văn bản đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ, thay thế biện pháp tạm giam; Viện kiểm sát trực tiếp huỷ bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can; gia hạn tạm giam đối với bị can.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w