- Luận tội phải có tính thuyết phục, giáo dục và phịng ngừa tội phạm
2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỐI ĐÁP, TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA
PHIÊN TỊA
PHIÊN TỊA
tịa sẽ điều hành việc tranh luận theo trình tự quy định tại Điều 217 và Điều 218
BLTTHS. Trong suốt quá trình tranh luận, đối đáp, Kiểm sát viên phải có trách nhiệm bảo vệ quan điểm luận tội của mình, bảo vệ quyết định truy tố của Viện kiểm sát.
Để bảo đảm cho việc tranh luận, đối đáp tại phiên tòa được chủ động, tự tin, trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải chuẩn bị dự thảo đề cương tranh luận và dự kiến những vấn đề mà bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có thể đưa ra và ý kiến đối đáp.
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chú ý theo dõi, ghi chép những nội dung xét hỏi của Hội đồng xét xử đối với bị cáo, những người tham gia tố tụng khác, các câu hỏi của người bào chữa và nội dung trả lời của từng người được xét hỏi để nắm được cơ sở lập luận của từng người cũng như tâm lý của họ sẽ được thể hiện trong phần tranh luận để kịp thời bổ sung cho đề cương tranh luận, đối đáp.
Khi bước vào tranh luận, Kiểm sát viên phải chú ý lắng nghe các bên trình bày quan điểm, ý kiến của họ, vừa nghe vừa ghi lại tóm tắt để nắm được nội dung vấn đề, những luận điểm, luận cứ mà họ đưa ra. Nếu vụ án có nhiều người cùng bào chữa cho một bị cáo thì Kiểm sát viên có thể nghe từng người để tham gia đối đáp hoặc tổng hợp ý kiến chung của tất cả những người bào chữa để đối đáp lại. Trong q trình nghe, Kiểm sát viên cần phân tích nội dung của vấn đề, đồng thời xác định nhanh nội dung cần đối đáp. Kiểm sát viên cần lưu ý, những nội dung, vấn đề mà các bên đưa ra phải là những nội dung liên quan đến vụ án và phải có trong hồ sơ. Trường hợp tài liệu mới phát sinh thì cũng phải là tài liệu có liên quan đến vụ án và phải kiểm tra nguồn gốc, tính hợp pháp của tài liệu đó