KỸ NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TỊA SƠ THẨM HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 71 - 76)

- Luận tội phải có tính thuyết phục, giáo dục và phịng ngừa tội phạm

1. KỸ NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TỊA SƠ THẨM HÌNH SỰ

VIÊN TẠI PHIÊN TỊA SƠ THẨM HÌNH SỰ

1.1. Đọc cáo trạng

Kiểm sát viên phải đọc nguyên văn và tồn bộ bản cáo trạng, khơng được tự ý bớt xén lời văn hoặc sửa chữa từ, ngữ. Kiểm sát viên phải đọc to, rõ ràng, mạch lạc, chính xác, ngắt câu hoặc ngắt ý phải đúng lúc, đúng chỗ; tránh đọc ngọng, nhịu, mắc lỗi chính tả… Đối với các vụ án có các tên riêng là tiếng nước ngồi thì phải phiên âm sang tiếng Việt và đọc chuẩn xác đúng từ đó.

Việc thay đổi, bổ sung hoặc rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố được thực hiện theo quy định của Điều 319 BLTTHS 2015.

1.2. Tham gia xét hỏi

1.2.1. Kỹ năng xét hỏi bị cáo

Trên cơ sở đề cương tham gia xét hỏi đã chuẩn bị ở giai đoạn chuẩn bị tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm, tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải chú ý lắng nghe, theo dõi, đối chiếu với những câu hỏi của thành viên Hội đồng xét xử, nếu họ hỏi trùng với câu hỏi của mình và bị cáo đã trả lời rõ thì cần đánh dấu (hoặc gạch bỏ) để không hỏi nữa. Nếu các thành viên Hội đồng xét xử hỏi trùng với câu hỏi của mình nhưng bị cáo trả lời chưa rõ thì cũng đánh dấu lại để hỏi lại cho rõ thêm.

Kiểm sát viên chỉ đặt câu hỏi đối với bị cáo (từng bị cáo) sau khi đã được sự đồng ý của Hội đồng xét xử, hoặc được Hội đồng xét xử yêu cầu hỏi.

Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án (Khoản 2, Điều 309 BLTTHS) để có cơ sở bổ sung, đề xuất trong phần luận tội (đề xuất về tội danh, hình phạt, các quyết định khác có liên quan…).

Trường hợp bị cáo im lặng, không khai báo hoặc thay đổi lời khai so với lời khai tại Cơ quan điều tra thì Kiểm sát viên phải giải thích, thuyết phục để bị cáo suy nghĩ trả lời. Nếu bị cáo vẫn thể hiện thái độ cố tình khơng khai báo thì Kiểm sát viên căn cứ vào các tình huống đã dự kiến sẵn để nêu câu hỏi hoặc chuyển sang hỏi tiếp những người khác. Khi cần thiết, Kiểm sát viên được công bố những lời khai tại trong giai đoạn điều tra, truy tố khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 308 BLTTHS. Đồng thời chỉ cần cơng bố những lời khai có ý nghĩa chứng minh về các tình tiết của vụ án. Nếu lời khai của bị cáo mâu thuẫn với lời khai tại Cơ quan điều tra thì u cầu bị cáo trình bày rõ lý do có sự mâu thuẫn đó để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá tính trung thực, khách quan trong lời khai của bị cáo. Việc xét hỏi đối với bị cáo mà trước đó đã bị cách ly được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 309 BLTTHS.

Khi tham gia xét hỏi bị cáo, Khi hỏi, Kiểm sát viên phải đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và phải trực tiếp liên quan đến việc làm sáng tỏ các tình

tiết, nội dung của vụ án. Thái độ của Kiểm sát viên cần phải bình tĩnh, khơng “đao to, búa lớn” đe dọa bị cáo gây căng thẳng khi xét hỏi; tránh các câu hỏi dài dịng khó hiểu hoặc nặng về giải thích hoặc những câu hỏi hàm chứa câu trả lời...; khơng cứng nhắc, phụ thuộc hồn tồn vào đề cương xét hỏi mà phải linh hoạt, chủ động nhanh nhạy đưa ra những câu hỏi phù hợp theo diễn biến của phiên tịa, trên cơ sở đó kịp thời bổ sung vào bản dự thảo luận tội nhằm bảo đảm cho việc luận tội có tính thuyết phục cao.

Về xưng hơ tại phiên tịa, Kiểm sát viên phải thể hiện đúng tư cách của người tiến hành tố tụng. Đối với bị cáo dù độ tuổi của họ như thế nào cũng phải gọi là “bị cáo”. Ví dụ: Bị cáo khai rõ…; hoặc bị cáo khai để Hội đồng xét xử rõ; Không được yêu cầu anh, chị, ông, bà khai rõ...

1.2.2. Kỹ năng xét hỏi người làm chứng

Tại phiên tòa, đối với những vụ án có nhiều người làm chứng, Hội đồng xét xử phải tách riêng từng người để hỏi nhằm bảo đảm tính khách quan trong lời khai của họ, khơng để lời khai của người làm chứng này ảnh hưởng đến lời khai của người làm chứng khác. Nếu Hội đồng xét xử khơng thực hiện vấn đề này thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử khắc phục kịp thời. Cần lựa chọn người làm chứng nào để hỏi trước, người làm chứng nào hỏi sau nhằm làm rõ sự thật khách quan về những tình tiết có liên quan đến vụ án.

Người làm chứng thường được Hội đồng xét xử cho trình bày trước những điều mà họ biết về các tình tiết của vụ án, về mối quan hệ giữa họ với bị cáo, bị hại và các đương sự khác. Vì vậy Kiểm sát viên phải chú ý lắng nghe, ghi chép lại những vấn đề có liên quan, đặc biệt là các tình tiết có ý nghĩa trong việc buộc tội và gỡ tội, những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo mà người làm chứng cung cấp.

Sau khi Hội đồng xét xử hỏi, nếu thấy điểm nào chưa được làm rõ thì Kiểm sát viên hỏi, yêu cầu người làm chứng trình bày rõ thêm. Trường hợp lời khai của những người làm chứng có mâu thuẫn với nhau hoặc có mâu thuẫn với lời khai của bị hại thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử cho phép được gọi để đối chất ngay tại phiên tịa, nhằm làm sáng tỏ những tình tiết cịn mâu thuẫn.

Khi tham gia xét hỏi người làm chứng, Kiểm sát viên cần chú ý trạng thái tâm lý của họ để đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề thật cụ thể giúp họ dễ trả lời. Đối với người làm chứng là người chưa thành niên thì tùy từng trường hợp có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.

Khi có người làm chứng xuất trình tài liệu mới tại phiên tịa, Kiểm sát viên cần kiểm tra, xét hỏi về nguồn gốc, nội dung để có kết luận về tính hợp pháp và tính có căn cứ của tài liệu đó. Trường hợp chưa đủ điều kiện kết luận mà tài liệu mới đó có thể làm thay đổi nội dung, tính chất vụ án thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử tạm dừng phiên tòa để xác minh, làm rõ.

1.2.3. Kỹ năng xét hỏi đối với người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ

Theo quy định tại Điều 310 BLTTHS thì người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ được trình bày trước về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự mới hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

Vì vậy, Kiểm sát viên phải chú ý lắng nghe, ghi chép tất cả ý kiến của những người này, những câu hỏi của Hội đồng xét xử và trả lời của họ. Sau đó đối chiếu với dự thảo đề cương xét hỏi đã chuẩn bị. Nếu thấy đầy đủ rồi thì thơi khơng hỏi nữa để tránh hỏi trùng lặp, nếu điểm nào chưa rõ thì Kiểm sát viên có thể hỏi thêm để làm rõ.

Về phương pháp hỏi, Kiểm sát viên cần đặt câu hỏi ngắn, gọn, rõ ràng, dễ hiểu và có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng này. Cách xưng hô của Kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng này khác với cách xưng hô với bị cáo, tùy theo độ tuổi, giới tính mà xưng hơ cho phù hợp như: Ơng, bà, anh, chị...

Ngồi ra, trong q trình tham gia xét hỏi người làm chứng tại phiên tịa, Kiểm sát viên có thể đề nghị cùng Hội đồng xét xử, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tại chỗ những vật chứng có liên quan đến vụ án nhưng khơng thể đưa đến phiên tịa được hoặc xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án hoặc đề nghị HĐXX cơng bố băng ghi âm, ghi hình theo quy định tại các Điều 312, 313 và 314 BLTTHS.

Trong quá trình xét hỏi, sau khi đã hỏi mà thấy có vấn đề cần hỏi bổ sung để làm rõ thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử cho hỏi thêm theo quy định tại Điều 318 BLTTHS.

1.3. Trình bày luận tội

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Kiểm sát viên khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự là thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.

Theo quy định tại Điều 320 BLTTHS, sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng, hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; nếu thấy khơng có căn cứ để kết tội thì rút tồn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tun bố bị cáo khơng có tội.

Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào cáo trạng, những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa (Điều 321 BLTTHS).

Theo quy định trên, tại phiên tịa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội chứ không phải đọc lời luận tội đã chuẩn bị sẵn hoặc chỉ có lời buộc tội mà khơng có sự phân tích, lập luận. Bởi lẽ, dù có chuẩn bị viết bản dự thảo luận tội chi tiết đến đâu thì những lời buộc tội đó cũng chỉ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong

hồ sơ vụ án. Những tài liệu điều tra có trong hồ sơ vụ án phải được thẩm tra, xác minh cơng khai, tại phiên tịa mới có ý nghĩa chứng minh. Mặt khác, tại phiên tịa có thể có thêm nhiều tài liệu mới có ý nghĩa phủ định hoặc khẳng định kết quả điều tra thể hiện trong hồ sơ. Nếu Kiểm sát viên không kịp thời bổ sung mà cứ đọc nguyên văn bản dự thảo luận tội viết sẵn thì lời luận tội đó khơng phản ánh được đầy đủ bản chất của vụ án.

Cũng như kỹ năng đọc cáo trạng, khi trình bày luận tội, Kiểm sát viên phải nói to, rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết trong từng câu phát biểu, sử dụng từ ngữ phải chuẩn xác theo tiếng Việt phổ thông, tránh nói ngọng, nói nhịu hoặc sai lỗi chính tả. Phải thể hiện sự tơn nghiêm của pháp luật qua tư thế, tác phong người Kiểm sát viên, qua từng lời nói trong khi phát biểu luận tội.

Đồng thời từ thực tế của vụ án đang xét xử, thông qua việc luận tội, Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đường lối chính sách của Đảng, đạo đức xã hội góp phần phịng ngừa vi phạm và tội phạm cho bị cáo và những người tham gia tố tụng.

1.4. Kỹ năng tranh luận của Kiểm sát viên

1.4.1. Kỹ năng tranh luận

Sau lời luận tội của Kiểm sát viên, Chủ tọa phiên tòa sẽ điều hành việc tranh luận theo trình tự của Điều 322 BLTTHS. Trong suốt quá trình tranh luận, đối đáp, Kiểm sát viên phải có trách nhiệm bảo vệ quan điểm luận tội của mình, bảo vệ cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố bị cáo tại phiên tòa.

Để bảo đảm cho việc tranh luận, đối đáp tại phiên tòa được chủ động, tự tin đòi hỏi Kiểm sát viên phải chuẩn bị dự thảo đề cương tranh luận, đối đáp, dự kiến những vấn đề mà bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có thể đưa ra ý kiến và đề nghị đối đáp. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chú ý theo dõi, ghi chép những nội dung xét hỏi của Hội đồng xét xử, của mình đối với bị cáo, những người tham gia tố tụng khác, các câu hỏi của người bào chữa và nội dung trả lời của từng người được xét hỏi để nắm được cơ sở lập luận của từng người cũng như tâm lý của họ sẽ được thể hiện trong phần tranh luận để kịp thời bổ sung cho đề cương tranh luận, đối đáp.

Khi bước vào tranh luận, Kiểm sát viên phải chú ý lắng nghe các bên trình bày quan điểm, ý kiến của họ, vừa nghe vừa ghi lại tóm tắt để nắm được nội dung vấn đề. Trường hợp họ trình bày khơng rõ thì Kiểm sát viên u cầu họ nói rõ thêm để nắm được luận điểm, luận cứ mà họ đưa ra. Nếu vụ án có nhiều người cùng bào chữa cho một bị cáo thì Kiểm sát viên có thể nghe từng người để tham gia đối đáp, hoặc tổng hợp ý kiến chung của tất cả những người bào chữa để phản biện. Trong quá trình nghe, Kiểm sát viên cần phân tích nội dung của vấn đề, đồng thời xác định nhanh nội dung cần đối đáp. Kiểm sát viên cần lưu ý, những nội dung, vấn đề mà các bên đưa ra phải là những nội dung liên quan đến vụ án và phải có trong hồ sơ.

Trường hợp tài liệu mới phát sinh thì cũng phải là tài liệu có liên quan đến vụ án và phải kiểm tra nguồn gốc, tính hợp pháp của tài liệu đó để có lập luận đối đáp. Kiểm sát viên có thể đề nghị Hội đồng xét xử cắt những ý kiến của các bên khơng có liên quan đến vụ án để khơng phải đối đáp lại.

Kiểm sát viên cần chủ động đề nghị Chủ tọa phiên tòa cho tranh luận; tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, từng nội dung cụ thể để lựa chọn nội dung nào, vấn đề nào cần đối đáp, tranh luận trước v.v. Thông thường, Kiểm sát viên nên chọn những vấn đề mà trong hồ sơ vụ án đã được khẳng định phù hợp với kết quả thẩm tra cơng khai tại phiên tịa để phản bác ý kiến của người bào chữa hoặc bị cáo.v.v.

Khi tranh luận, Kiểm sát viên cần căn cứ vào lý luận của cấu thành tội phạm, lý luận về chứng cứ để lập luận theo lôgic từng vấn đề, từ đó phản bác ý kiến của phía tham gia tranh luận. Thực tế hiện nay cho thấy, người bào chữa thường tập trung vào những vi phạm về thủ tục tố tụng của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án trong q trình giải quyết vụ án, như thiếu chữ ký, có sự tẩy xố, sửa chữa, ghi ngày, tháng, năm hoặc triệu tập người tham gia tố tụng tham gia phiên tịa khơng đầy đủ... từ đó đề nghị Hội đồng xét xử không công nhận những nội dung trong hồ sơ, tài liệu, đề nghị Hội đồng xét xử cho trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đề nghị hỗn phiên tịa để thẩm tra, xác minh những tài liệu đó. Trong những trường hợp như vậy, Kiểm sát viên phải nắm vững những quy định của BLTTHS để khẳng định tính có căn cứ, tính hợp pháp của tài liệu có trong hồ sơ vụ án, đồng thời chú ý thẩm tra, xác minh cơng khai tại phiên tịa những thiếu sót về thủ tục tố tụng trong q trình điều tra để khẳng định bản chất của vụ việc đang được xem xét và phản bác những ý kiến của người bào chữa.

Kiểm sát viên cần chú ý những mâu thuẫn trong tranh luận của người bào chữa và giữa những người bào chữa với nhau, giữa người bào chữa với người bảo vệ quyền lợi của các đương sự… trong q trình tham gia phiên tịa. Có thể do nhiều ngun nhân, ví dụ: Họ khơng tham gia phiên tịa từ đầu cho đến khi kết thúc, hay đi ra đi vào trong q trình thẩm vấn, khơng chú ý lắng nghe ý kiến

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w