- Luận tội phải có tính thuyết phục, giáo dục và phịng ngừa tội phạm
1. HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRƯỚC KHI MỞ PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM
TOÀ PHÚC THẨM
1.1. Nghiên cứu kháng cáo, kháng nghị
1.1.1. Nghiên cứu thủ tục kháng cáo, kháng nghị
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án do Toà phúc thẩm chuyển đến, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án phải trực tiếp nghiên cứu hồ sơ một cách khẩn trương theo quy định tại Điều 36 Quy chế THQCT và KSXXHS. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Kiểm tra thủ tục kháng cáo, kháng nghị và thời hạn kháng cáo, kháng nghị đảm bảo đúng với quy định tại các điều 332,333BLTTHS. Trong quá trình kiểm sát, Kiểm sát viên cần căn cứ vào Nghị quyết số 05/2005 để đối chiếu, so sánh khi giải quyết từng trường hợp cụ thể.
Đối với trường hợp kháng cáo quá hạn, Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ vào các quy định của Điều 335BLTTHS và Mục 5 Phần I Nghị quyết số 05/2005 để quyết định việc kháng cáo quá hạn có được chấp nhận hay không chấp nhận. Theo quy định tại Mục 5.3. Phần I. Nghị quyết số 05/2005, Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập Hội đồng xét xử gồm 3 Thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn. Phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn không bắt buộc phải có sự tham gia của Kiểm sát viên. Nếu có Kiểm sát viên tham gia thì trước khi Hội đồng xét xử quyết định, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc có chấp nhận hay khơng chấp nhận việc kháng cáo quá hạn.
1.1.2. Nghiên cứu nội dung kháng cáo, kháng nghị
Kiểm sát viên phải nghiên cứu nội dung đơn kháng cáo và quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát (cùng cấp hoặc trên một cấp) để nắm được lý do kháng cáo, kháng nghị; yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị giải quyết vấn đề gì (tăng, giảm hình phạt; thay đổi tội danh; điểm, khoản, điều luật áp dụng; xin được hưởng án treo; đề nghị tăng, giảm bồi thường; đề nghị minh oan vì khơng có tội…).
Trường hợp vẫn cịn thời hạn kháng cáo, kháng nghị quy định tại Điều 333BLTTHS thì theo Mục 7.1 Phần I Nghị quyết số 05/2005, người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với phần hoặc tồn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi hoặc khơng có lợi cho bị cáo.
Trong trường hợp người kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị nhưng sau đó có kháng cáo, kháng nghị lại mà vẫn còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì vẫn được chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung.
Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 333 BLTTHS thì trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị nhưng khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Việc làm xấu hơn tình trạng của bị cáo được hiểu là những trường hợp sau đây: Đề nghị tăng hình phạt; chuyển khung hình phạt nặng hơn; áp dụng điều khoản của BLHS về tội nặng hơn; không cho hưởng án treo đối với bị cáo được Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo; tăng mức bồi thường thiệt hại; áp dụng thêm hình phạt bổ sung; áp dụng thêm biện pháp tư pháp so với bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
1.2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án
- Sau khi đã kiểm tra toàn bộ phần thủ tục, thấy rằng việc kháng cáo, kháng nghị là hợp pháp thì Kiểm sát viên trực tiếp nghiên cứu nội dung vụ án. Trong quá trình nghiên cứu, Kiểm sát viên cần chú ý nghiên cứu tính có căn cứ của bản án sơ thẩm, trong phạm vi những phần của bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
- Kiểm tra phần thủ tục tố tụng trong hồ sơ vụ án: Nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm sát viên phải kiểm tra phần thủ tục tố tụng để xác định: Hồ sơ vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm có chấp hành đầy đủ các quy định về tố tụng hình sự hay khơng? Phiên tồ sơ thẩm được xét xử đã chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật chưa? Kiểm sát về thời hạn xét xử phúc thẩm, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo để đề nghị Toà án cấp phúc thẩm thay đổi hoặc huỷ bỏ theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu bản án sơ thẩm để nắm được nội dung vụ án, những chứng cứ được nêu ra để làm căn cứ buộc tội bị cáo; hành vi phạm tội của bị cáo và những dấu hiệu đặc trưng của tội phạm mà án sơ thẩm nhận định; tội danh, hình phạt mà án sơ thẩm đã quyết định.
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên đưa ra nhận xét về việc án sơ thẩm kết tội như vậy có đúng với các quy định của BLHS khơng? Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã đầy đủ chưa? Các tình tiết thuộc về nhân thân của bị cáo đã rõ ràng chưa?
Nếu thấy việc xét xử sơ thẩm đã có căn cứ và đúng pháp luật thì đối chiếu với nội dung của kháng cáo, kháng nghị để xem xét.
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải trích cứu đầy đủ các lời khai của bị cáo, của những người tham gia tố tụng tại phiên toà sơ thẩm và các tài liệu liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị. Tránh tình trạng trích cứu sơ sài hoặc chỉ photocopy mà khơng trích cứu các tài liệu có trong hồ sơ dẫn đến bị động khi tham gia phiên tòa.
1.3. Rút kháng nghị của Viện kiểm sát trước khi mở phiên tòa
Theo quy định tại Điều 37 Quy chế THQCT và KSXXHS, trước khi mở phiên toà Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị của mình hoặc của Viện kiểm sát cấp dưới
nhưng khơng được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Việc bổ sung, thay đổi, rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị phải do lãnh đạo Viện quyết định.
Việc rút kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định, nhưng phải trao đổi trước với lãnh đạo Viện kiểm sát cấp tỉnh đã kháng nghị. Nếu Viện kiểm sát cấp tỉnh khơng nhất trí thì Viện trưởng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hiện quyết định của mình và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Việc rút kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh quyết định, nhưng phải trao đổi trước với lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện đã kháng nghị. Nếu Viện kiểm sát cấp huyện khơng nhất trí thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh thực hiện quyết định của mình và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Việc bổ sung, thay đổi và rút kháng nghị phải bằng văn bản nêu rõ lý do gửi cho Toà án cấp phúc thẩm và các đơn vị như quy định tại Điều 35 Quy chế THQCT và KSXXHS.
1.4. Việc xác minh ở cấp phúc thẩm
Theo quy định tại Điều 253BLTTHS, trước khi xét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên tồ, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc theo u cầu của Toà án bổ sung chứng cứ mới. Theo quy định tại Điều 38 Quy chế THQCT và KSXXHS, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh quyết định việc xác minh theo thủ tục phúc thẩm của cấp mình. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định việc xác minh theo thủ tục phúc thẩm của cấp mình. Kiểm sát viên có thể tự mình hoặc u cầu Viện kiểm sát cấp dưới tiến hành các hoạt động điều tra xác minh bổ sung chứng cứ mới như: Hỏi cung bị cáo, lấy lời khai của người có liên quan, tổ chức đối chất, xem xét lại hiện trường để làm rõ những tình tiết của vụ án trong thời hạn xét xử phúc thẩm. Việc xác minh phải được Kiểm sát viên lập thành văn bản, trong trường hợp thấy cần thiết có thể ghi âm, chụp ảnh, ghi hình để lưu hồ sơ vụ án.
Đối với những vấn đề không thể điều tra xác minh bổ sung được thì Kiểm sát viên kết luận đề nghị huỷ án giao về cấp sơ thẩm để điều tra lại theo quy định tại Điều 358 BLTTHS.
1.5. Báo cáo án
Kiểm sát viên phải nắm vững nội dung vụ án và nội dung kháng cáo, kháng nghị để báo cáo, tránh tình trạng lãnh đạo Viện hỏi về những tình tiết quan trọng của vụ án nhưng Kiểm sát viên không nắm vững hoặc không trả lời được. Báo cáo đề xuất phải bằng văn bản. Khi báo cáo Kiểm sát viên phải ghi đầy đủ ý kiến chỉ đạo giải quyết vụ án của Lãnh đạo Viện, làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá ở các giai đoạn tiếp theo (kiểm tra, thanh tra sau khi đã giải quyết vụ án).
1.6. Viết dự thảo đề cương xét hỏi
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 39 Quy chế THQCT và KSXXHS, trước khi tham gia phiên toà phúc thẩm, Kiểm sát viên phải dự thảo đề cương xét hỏi,
tập trung vào những vấn đề và những tình tiết liên quan đến kháng cáo, kháng