Kiểm tra hồ sơ:

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 95 - 98)

+ Kiểm tra hồ sơ xem có bao nhiêu bút lục, việc đánh bút lục có đúng với quy định hay khơng, có phù hợp với bảng kê tài liệu do Điều tra viên lập không? + Kiểm tra thủ tục tố tụng của vụ án: Kiểm tra các quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố bị can; các quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát; kiểm tra hình thức các quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn; kiểm tra thời hạn tạm giam; kiểm tra lý lịch tư pháp; danh chỉ bản; kiểm tra các tài liệu về nhân thân khác...

+ Sau khi kiểm tra nếu phát hiện ra thiếu sót nhỏ có thể khắc phục được thì phối hợp với Điều tra viên khắc phục ngay. Nếu thiếu sót các tài liệu quan trọng mà phải mất nhiều thời gian để điều tra bổ sung thì Kiểm sát viên bào cáo lãnh đạo đơn vị ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đồng thời ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và vụ án được giải quyết theo thủ tục chung.

Kiểm sát viên phải nghiên cứu nắm vững quyết định đề nghị truy tố; nghiên cứu kỹ hồ sơ và phải trả lời được các câu hỏi sau: Có tội phạm xảy ra hay không? Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Sau đó đánh giá hậu quả của vụ án; xác định giữa hậu quả và hành vi phạm tội có mối quan hệ nhân quả khơng; xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can; kiểm tra việc thu giữ, xử lý vật chứng.

Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên tiến hành đánh giá các chứng cứ trong hồ sơ, nếu thấy có đủ căn cứ để truy tố thì báo cáo lãnh đạo Viện ra quyết định truy tố.

Trong quá trình điều tra theo thủ tục rút gọn, nếu phát hiện Cơ quan điều tra vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát có quyền huỷ bỏ, thay đổi các quyết định đó và quyết định áp dụng việc điều tra theo thủ tục chung để đảm bảo việc điều tra đúng pháp luật.

Quyết định truy tố được soạn thảo đơn giản hơn so với cáo trạng nhưng phải đảm bảo đúng hình thức và nội dung mà pháp luật quy định. Theo mẫu số 106 ban hành theo Quyết định số 07 ngày 02 tháng 01 năm 2008 của Viện trưởng VKSND tối cao.

2. KỸ NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁTVIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM, PHÚC VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM, PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN

2.1. Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theopháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo thủ tục rút gọn

Sự tham gia của Kiểm sát viên trong phiên toà xét xử sơ thẩm là để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, các thao tác mà Kiểm sát viên trong phiên toà rút gọn về cơ bản cũng theo quy định chung, chỉ có sự khác biệt về mặt thời gian.

Những vấn đề Kiểm sát viên cần chú ý:

Theo quy định tại Điều 462 Bộ luật TTHS, trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử phải ra một trong bốn quyết định sau:

1. Đưa vụ án ra xét xử;

2. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; 3. Tạm đình chỉ vụ án;

4. Đình chỉ vụ án.

Trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án thì Tồ án chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát để giải quyết theo thủ tục chung.

Trong trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định, Toà án phải mở phiên toà xét xử vụ án.

2.1.1. Hoạt động của Kiểm sát viên trước khi mở phiên tồ xét xử sơ thẩm hình sự

Để tham gia phiên tồ có kết quả, trước hết Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách tồn diện, từ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, việc áp dụng các thủ tục trong giai đoạn điều tra đến quyết định truy tố. Ngoài ra Kiểm sát viên còn phải chuẩn bị kế hoạch xét hỏi tại phiên toà, dự thảo luận tội để tham gia phiên toà sơ thẩm.

Khi lập kế hoạch xét hỏi tại phiên toà Kiểm sát viên cần chú ý những vấn đề sau:

- Vì bị bắt quả tang khi đang phạm tội hoặc có sự tự thú nên thơng thường bị cáo rất khó chối tội nên Kiểm sát viên không cần phải dự liệu trường hợp bị cáo chối tội;

- Là sự việc phạm tội đơn giản, lý lịch rõ ràng nên Kiểm sát viên chỉ cần chuẩn bị câu hỏi mang tính chất gợi mở để bị cáo tự khai là có thể làm rõ được nội dung vụ án.

Về việc chuẩn bị luận tội: Luận tội được soạn thảo theo mẫu chung do VKSND tối cao hướng dẫn. Do vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn là vụ án đơn giản, rõ ràng, bắt quả tang hoặc tự thú nên bản luận tội chỉ tập trung vào phần nội dung, chủ yếu nêu rõ các chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội.

Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án trong việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm, chủ yếu tập trung vào kiểm sát việc thực hiện thời hạn chuẩn bị xét xử (không quá 10 ngày) và thời hạn tạm giam bị cáo để xét xử (khơng q 17 ngày). Ngồi ra, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc chuyển giao các quyết định của Toà án cho những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay tạm đình chỉ vụ án thì thụ tục rút do Tịa án hủy bỏ và vụ án được giải quyết theo thủ tục chung.

2.1.2. Hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tồ xét xử sơ thẩm hình sự

Việc xét xử sơ thẩm được tiến hành theo thủ tục chung nên kỹ năng hoạt động của Kiểm sát viên cũng khơng có gì khác. Tuy nhiên, trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc quyết định truy tố và quyết định khác của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; trình bày ý kiến bổ sung làm rõ thêm nội dung quyết định truy tố nếu có. Khi đọc, địi hỏi Kiểm sát viên phải đọc chuẩn xác, rõ ràng…

- Tham gia xét hỏi

Khi xét hỏi, Kiểm sát viên phải đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, tránh giải thích, kết luận ngay.

- Luận tội: Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã

được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà để bổ sung, sửa chữa bản dự thảo luận tội.

Việc đề nghị kết tội bị cáo theo nội dung quyết định truy tố, hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo khơng có tội được thực hiện như thủ tục thông thường.

- Tranh luận: Khi người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố

tụng khác trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình thì Kiểm sát viên phải ghi lại những ý kiến đó. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến có liên quan đến vụ án mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đã nêu ra.

- Kiểm sát việc tuyên án: Khi chủ toạ phiên toà hoặc một thành viên khác

của Hội đồng xét xử đọc bản án, Kiểm sát viên phải chú ý ghi lại những nhận định quan trọng và nội dung quyết định của bản án sơ thẩm để làm căn cứ kiểm tra biên bản phiên toà, bản án sơ thẩm và chuẩn bị nội dung kháng nghị nếu cần thiết. Ngay sau khi tuyên án, Kiểm sát viên phải kiểm sát Hội đồng xét xử trả tự do cho bị cáo hoặc bắt tạm giam bị cáo theo quy định tại Điều 328 và Điều 329 BLTTHS.

- Kiểm tra biên bản phiên toà: Kiểm sát viên phải kiểm tra biên bản phiên tồ, nếu phát hiện biên bản phiên tồ ghi khơng đầy đủ hoặc khơng chính xác thì u cầu Hội đồng xét xử sửa chữa bổ sung và ký vào những chỗ sửa chữa.

- Kiểm tra bản án, quyết định của Toà án: Kiểm sát viên phải kiểm tra bản án, quyết định của Tồ án nhằm phát hiện những sai sót và vi phạm của Tồ án trong việc ra bản án, quyết định. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc giao bản án, các quyết định của Tồ án và việc gửi hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định.

Sau khi nhận được bản án, quyết định của Toà án, Viện kiểm sát cấp sơ thẩm phải sao gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp một bản để kiểm tra xem xét việc kháng nghị.

Khi phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm của Tồ án có vi phạm pháp luật cần kháng nghị, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 6. Liên hệ thực tiễn 6.1. Kết quả đạt được - Những kết quả đạt được - Những khó khăn, vướng mắc 6.2. Đề xuất, kiến nghị

- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành...... - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng

- Tổng kết kinh nghiệm s

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w