4. KIỂM SÁT VIỆC KHÁM XÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ VẬT CHỨNG, KÊ BIÊN TÀI SẢN
4.1. Kiểm sát việc khám xét
Đối với những trường hợp CQĐT đề nghị phê chuẩn lệnh khám người, khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm thì Kiểm sát viên kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của các lệnh này và báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng xử lý như sau:
- Nếu đề nghị phê chuẩn của CQĐT có đủ căn cứ thì ra quyết định phê chuẩn;
- Nếu đề nghị phê chuẩn của CQĐT khơng có căn cứ thì ra quyết định khơng phê chuẩn và nêu rõ lý do.
Đối với những trường hợp khơng thể trì hỗn, lệnh khám xét khơng có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành thì ngay sau khi nhận được văn bản thơng báo về việc khám xét, Kiểm sát viên phải kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của các lệnh, biên bản khám xét để kịp thời phát hiện vi phạm, báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng có văn bản yêu cầu CQĐT khắc phục.
Theo khoản 2 Điều 193 BLTTHS quy định bắt buộc Kiểm sát viên phải có mặt khi CQĐT thi hành lệnh khám xét. Song trong trường hợp Kiểm sát viên không tham gia kiểm sát việc khám xét thì phải ghi rõ lý do.
Khi trực tiếp tham gia kiểm sát việc khám xét, Kiểm sát viên cần chú ý những vấn đề sau:
- Cần đề ra kế hoạch kiểm sát việc khám xét dựa trên cơ sở kết quả điều tra vụ án về những chứng cứ, tài liệu CQĐT đã thu thập được và kế hoạch khám xét của CQĐT. Từ đó đề ra các yêu cầu cho việc khám xét, định hướng cho cuộc khám xét, xác định được mục đích cuộc khám xét, dự kiến những tình huống có thể xảy ra khi tiến hành việc khám xét (phát hiện có vật chứng hoặc dấu vết của tội phạm của vụ án khác).
- Cần kiểm sát chặt chẽ về hình thức của lệnh khám xét, ngày, giờ thi hành lệnh khám xét; Thẩm quyền ký lệnh khám xét, lệnh khám xét có được Viện kiểm sát phê chuẩn khơng (trong trường hợp bắt buộc phải có phê chuẩn của Viện kiểm sát); Thành phần tham gia khám xét có đúng và đầy đủ khơng; Việc khám xét có cần thiết khơng; Khám xét nhằm mục đích gì; Phương pháp tiến hành khám xét như thế nào, có đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chiến thuật khơng? Từ đó đề ra u cầu, định hướng để việc khám xét đạt kết quả.
Quá trình kiểm sát hoạt động khám xét, Kiểm sát viên phải giám sát chặt chẽ mọi biến động phát sinh tại nơi khám xét, từ thao tác của những người tham gia khám xét, đến thái độ tâm lý của người bị khám xét và người thân của người bị khám xét, cần phải dự kiến tình huống người bị khám xét, người thân của người bị khám xét có hành động khơng hợp tác, gây khó khăn, cản trở hoạt động khám xét, để yêu cầu CQĐT có kế hoạch xử lý khi cần thiết. Trong quá trình CQĐT thi hành lệnh khám xét, Kiểm sát viên phải giám sát chặt chẽ quá trình thu thập, bảo quản, niêm phong tài liệu, vật chứng, việc lập biên bản khám xét, bảo đảm việc khám xét tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
quy định sau:
- Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
- Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét khơng thể trì hỗn thì việc khám xét phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.
- Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khơng thể trì hỗn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
- Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp khơng thể trì hỗn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.
Nếu qua kiểm sát việc khám xét thấy có căn cứ cần phải khám xét khẩn cấp người khác, chỗ ở, địa điểm khác... mà CQĐT không tiến hành hoặc chậm tiến hành thì Kiểm sát viên có ý kiến với CQĐT để tiến hành ngay. Nếu CQĐT khơng thực hiện thì phải báo cáo ngay với lãnh đạo đọn vị có văn bản yêu cầu CQĐT thực hiện.