Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 48 - 52)

4. KIỂM SÁT VIỆC KHÁM XÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ VẬT CHỨNG, KÊ BIÊN TÀI SẢN

1.3.2. Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ

Kiểm sát viên phải nghiên cứu đầy đủ và tồn diện các vấn đề sau: Có hành vi phạm tội xảy ra không, bị can (hoặc các bị can) phạm tội gì, theo điều, khoản nào của BLHS, có đồng phạm khơng, tính chất, mức độ, hậu quả, các tình tiết năng nặng, giảm nhẹ, thời gian xảy ra tội phạm (liên quan đến thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự), địa điểm xảy ra tội phạm (liên quan đến việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ). Việc nghiên cứu phải khách quan trên cơ sở hệ thống các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, tránh tình trạng chủ quan cho rằng Kiểm sát viên đã nắm bắt được hồ sơ vụ án trong quá trình điều tra nên khơng xem xét lại một cách kỹ lưỡng. Cùng với việc đọc và nghiên cứu nội dung các tài liệu, chứng cứ, Kiểm sát viên phải kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của các tài liệu, chứng cứ đó. Nếu nội dung các tài liệu, chứng cứ chứng minh được các vấn đề trong vụ án nhưng khơng được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục của BLTTHS thì các tài liệu, chứng cứ đó sẽ khơng được coi là hợp pháp. Ví dụ: Biên bản hỏi cung bị

can được lập vào lúc 23h mà không nêu rõ lý do; lời khai của người bị hại dưới

16 tuổi khơng có người giám hộ, biên bản ghi lời khai của hai nhân chứng do một Điều tra viên ghi vào cùng một thời điểm... hoặc các biên bản bị tẩy xóa, ghi thiếu mà khơng có chữ ký xác nhận của những người có liên quan.

- Lời khai và biên bản hỏi cung bị can:

Trường hợp bị can nhận tội: Đối với những vụ án phạm tội quả tang, bị can nhận tội cần nghiên cứu kỹ biên bản bắt người có hành vi phạm tội quả tang có thể xác định được nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can. Tuy nhiên, thường biên bản bắt người có hành vi phạm tội quả tang lập không được chi tiết và đầy đủ về ý thức chủ quan, kể cả hành vi khách quan... do đó cần so sánh,

nghiên cứu các lời khai, biên bản hỏi cung để làm sáng tỏ hành vi phạm tội của bị can. Đối với vụ án truy xét mà bị can nhận tội cũng phải hết sức thận trọng, phải xem xét lời khai nhận tội của bị can có phù hợp với các chứng cứ khác hay không, phải đọc kỹ các chi tiết mà bị can khai: Địa điểm, thời gian, phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm, đặc điểm vật chứng... chú ý nghiên cứu nội dung các bản tường trình, bản tự khai.

Trường hợp bị can khơng nhận tội thì cần phải nghiên cứu kỹ nội dung lời khai của các bị can về việc bị can chứng minh ngoại phạm, việc sử dụng thời gian của bị can khi xảy ra sự việc và các tình tiết có liên quan đến vụ án để phát hiện những mâu thuẫn trong lời khai của bị can, xác định lời khai đó khơng phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác và từ đó có thể bác bỏ lời khai khơng nhận tội.

Trường hợp bị can lúc nhận tội, lúc chối tội, hoặc nhận một phần thì Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ cả những lần bị can khai nhận và không khai nhận để xem xét lời khai nào là khách quan và phù hợp với các chứng cứ khác. Đối với những lời khai của bị can mà Kiểm sát viên nghiên cứu thấy có nghi ngờ về tính khách quan hoặc chưa rõ những nội dung cần thiết, nhất là bị can một mực kêu oan khơng nhận tội thì Kiểm sát viên phải phúc cung bị can.

- Lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Cần chú ý lời khai của những người bị hại về hành vi

của bị can, về thiệt hại. Trong một số trường hợp, người bị hại thường khai một cách cảm tính, chủ quan về hành vi của bị can, hay khai quá lên về thiệt hại. Trong vụ án mà bị hại cũng có lỗi thì thường khơng nhận lỗi về mình. Do đó cũng cần phải đánh giá lời khai của người bị hại trong mối quan hệ với các tài liệu chứng cứ khác. Chú ý nghiên cứu các yêu cầu đòi bồi thường, căn cứ của các yêu cầu đó để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án.

- Lời khai người làm chứng: Cần chú ý xem xét lời khai của người làm

chứng về nguyên nhân biết bị can và hành vi phạm tội của bị can. Việc biết được hành vi phạm tội của bị can là trong hoàn cảnh, điều kiện nào, thời gian, địa điểm, khoảng cách, ánh sáng... ra sao, so sánh với lời khai của những người làm chứng khác. Cần phân biệt người làm chứng trực tiếp và người làm chứng gián tiếp. Đối với những lời khai của người làm chứng gián tiếp cần phải hết sức thận trọng, vì họ chỉ được nghe kể lại, tường thuật lại do đó đơi khi khơng đảm bảo tính chính xác.

- Biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi, biên

bản nhận dạng, biên bản đối chất, kết luận giám định, biên bản thu giữ vật chứng, biên bản khám xét... Đây là những nguồn chứng cứ quan trọng trong việc xác định hành vi phạm tội của bị can. Do đó, phải kiểm tra để đảm bảo tính có

căn cứ và tính hợp pháp.

+ Việc nghiên cứu biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi đòi hỏi phải được xem xét cụ thể, tỉ mỉ, chính xác và phải được so sánh với nhau. Các dấu vết thương tích, dấu vết trên tang vật, dấu vết ở hiện trường, dấu vết trên các phương tiện v.v.. nếu phù hợp với nhau sẽ là những chứng cứ phản ánh khách quan sự kiện phạm tội, hành vi phạm tội và trong nhiều vụ án có thể chứng minh bị can phạm tội. Nếu qua nghiên cứu các biên bản trên thấy nội dung biên bản chưa rõ hoặc có mâu thuẫn thì Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên hoặc những người thực hiện việc khám nghiệm giải thích hoặc bổ sung bằng văn bản;

+ Việc nghiên cứu biên bản khám xét và biên bản thu giữ vật chứng: Cần nghiên cứu kỹ đặc điểm vật chứng, vị trí để vật chứng. Trong nhiều vụ án, căn cứ vào đặc điểm, vị trí cất giấu vật chứng mà người tiến hành tố tụng có thể đấu tranh hoặc xác định được hành vi phạm tội của bị can. Ví dụ: A bị bắt giữ, tàng trữ 02 gói hêrơin gói bằng giấy báo, A khai mua của B. Khám nhà B thấy có nhiều gói hêrơin cũng gói bằng giấy báo. B khơng nhận bán hêrơin cho A mà chỉ nhận tàng trữ để sử dụng. CQĐT đề nghị truy tố B về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Qua nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên yêu cầu giám định các mảnh giấy gói hêrơin của A và B. Kết luận giám định cho thấy, các mẫu giấy gói hêrơin của A và B đều do cùng một tờ báo cắt ra. Do vậy lời khai của A là có căn cứ, cần khởi tố, truy tố B về tội mua bán trái phép chất ma túy;

+ Biên bản đối chất: Việc đối chất được thực hiện khi lời khai giữa hai hoặc nhiều người có sự mâu thuẫn với nhau, do đó nội dung của biên bản đối chất phải nhằm giải quyết những mâu thuẫn đó để tìm ra sự thật. Trên thực tế, việc điều tra nhiều vụ án đã thu được kết quả thông qua đối chất. Trước đồng phạm hoặc người bị hại, bị can từ chỗ chối tội đi đến nhận tội. Nhưng cũng có khơng ít trường hợp, việc đối chất chỉ là thủ tục mà CQĐT phải thực hiện cho đầy đủ. Đối với những trường hợp này, Kiểm sát viên có thể phối hợp với Điều tra viên thực hiện lại việc đối chất;

+ Biên bản nhận dạng: Nhận dạng qua ảnh và nhận dạng trực tiếp. Biên bản nhận dạng phải có người chứng kiến. Tính khách quan và chính xác của các biên bản nhận dạng phụ thuộc nhiều vào cách thức mà Điều tra viên thực hiện việc nhận dạng: Các đối tượng được đưa ra nhận dạng phải có những đặc điểm gần giống nhau. Ví dụ, nhận dạng người thì phải tương đối giống nhau về độ tuổi, tầm vóc, quần áo. Kiểm sát viên phải kiểm tra tính khách quan của việc nhận dạng, các câu hỏi đặt ra khi nhận dạng phải cụ thể, rõ ràng, khơng có tính chất gợi ý; kiểm tra các lý do, đặc điểm, vết tích được dùng làm căn cứ để xác nhận kết quả nhận dạng.

- Nghiên cứu kết luận giám định: Kết luận giám định không chỉ quan

trọng đối với việc xác định thiệt hại, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra mà còn là chứng cứ để kết tội bị can đối với một số tội phạm như: Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, ma tuý... Kiểm sát viên cần xem xét nội dung trưng cầu giám định của CQĐT đã đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của vụ án chưa, việc trả lời của Cơ quan giám định có đúng và đầy đủ theo u cầu của CQĐT khơng, kết luận giám định có căn cứ không. Nếu thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng hoặc có nghi ngờ thì Kiểm sát viên phải yêu cầu cơ quan giám định giải thích hoặc yêu cầu giám định lại.

- Nghiên cứu tài liệu chứng minh hậu quả của hành vi phạm tội:

+ Thiệt hại về vật chất: Yêu cầu chung là xác định bằng các số liệu cụ thể trên cơ sở lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, các giấy tờ chứng minh trị giá tài sản, kết luận của Hội đồng định giá tài sản. Lưu ý trường hợp tang vật, tài sản khơng thu hồi được thì cần xem xét kỹ lời khai bị hại, chủ sở hữu về đặc điểm, trị giá tài sản. Đối với kết luận của Hội đồng định giá tài sản thì phải xem xét Hội đồng định giá tài sản có đúng thành phần theo quy định tại các điều 5, 6 Nghị định 26/2005/NĐ-CP ngày 2/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự hay khơng. Nếu thành phần Hội đồng định giá tài sản có sự tham gia của Kiểm sát viên, Điều tra viên là vi phạm;

+ Thiệt hại phi vật chất: Là những ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, đến uy tín của Đảng và Nhà nước được đánh giá thơng qua dư luận xã hội nói chung và theo yêu cầu của từng thời điểm, của từng địa phương nói riêng, thể hiện qua đơn thư của quần chúng nhân dân, công văn đề nghị của chính quyền địa phương, ...

- Nghiên cứu tài liệu chứng minh các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

+ Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 BLHS (như phạm tội với người già, trẻ em…). Đối với những trường hợp này, phải có giấy khai sinh hoặc các tài liệu khác chứng minh độ tuổi của người bị hại;

+ Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 BLHS: Phải kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu mà bị can hoặc gia đình bị can xuất trình như bố là liệt sỹ, ơng, bà là người có cơng với cách mạng....

- Nghiên cứu các quyết định khác của CQĐT: Quyết định xử lý vật chứng,

quyết định truy nã đối với bị can bỏ trốn, quyết định tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra đối với các bị can khác…

Sau khi nghiên cứu kỹ các thủ tục tố tụng, tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, Kiểm sát viên phải đánh giá hồ sơ đã đầy đủ chưa? Nếu thiếu thì cần bổ

sung, khắc phục vấn đề gì? Cách thức khắc phục ra sao?

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w