Kiểm sát việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 43 - 45)

4. KIỂM SÁT VIỆC KHÁM XÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ VẬT CHỨNG, KÊ BIÊN TÀI SẢN

4.3. Kiểm sát việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét

Khi kiểm sát việc tạm giữ đồ vật, tài liệu, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên chấp hành đúng các quy định tại các Điều 198 và 199 BLTTHS và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan. Khi tiến hành kiểm sát việc thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu trong khi khám xét, Kiểm sát viên cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:

- Chỉ được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án.

- Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì phải tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

- Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: Một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ. Biên bản phải thể hiện rõ số lượng, chủng loại, trọng lượng, màu sắc, kích cỡ... của đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.

- Đồ vật, tài liệu bị tạm giữ khi khám xét phải được bảo quản nguyên vẹn. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ trình tự, thủ tục, thành phần tiến hành niêm phong đối với những đồ vật, tài liệu khi thấy cần thiết và phải theo đúng quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo cho những đồ vật, tài liệu đó khơng bị hư hỏng, mất mát hoặc bị đổi chác, đánh tráo...

5. Liên hệ thực tiễn

5.1. Đánh giá

- Kết quả đạt được - Tồn tại, hạn chế

5.2. Đề xuất, kiến nghị

1. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành...... 2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng

PHẦN THỨ 6

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w