HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 89 - 91)

- Luận tội phải có tính thuyết phục, giáo dục và phịng ngừa tội phạm

2. HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM

Như vậy, việc chuẩn bị đề cương xét hỏi là một việc làm bắt buộc đối với Kiểm sát viên trước khi tham gia phiên toà phúc thẩm. Dựa vào kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án, nghiên cứu án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị, Kiểm sát viên phải chuẩn bị cho việc xét hỏi tại phiên toà, phục vụ cho việc xét kháng cáo, kháng nghị. Các câu hỏi phải được chuẩn bị trước và phải rõ nghĩa, dễ hiểu. Cần đặc biệt chú ý các câu hỏi liên quan đến việc xem xét, giải quyết nội dung kháng cáo, kháng nghị.

1.7. Dự thảo quan điểm của Viện kiểm sát

Theo quy định tại Điều 40 Quy chế THQCT và KSXXHS, trước khi tham gia phiên toà phúc thẩm, Kiểm sát viên phải viết dự thảo quan điểm của Viện kiểm sát. Khi viết dự thảo quan điểm của VKS, Kiểm sát viên cần dựa vào nội dung đã được báo cáo án và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Viện để chuẩn bị trước quan điểm sẽ phát biểu tại phiên toà phúc thẩm. Nội dung phát biểu quan điểm của VKS tại phiên toà phúc thẩm khác với nội dung luận tội tại phiên toà sơ thẩm. Nếu như tại phiên toà sơ thẩm, Kiểm sát viên luận tội là để buộc tội bị cáo thì ở phiên tồ phúc thẩm Kiểm sát viên phát biểu quan điểm về tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án, quyết định sơ thẩm và đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận hay không chấp nhận nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Nội dung phát biểu quan điểm cần phân tích làm rõ về tính có căn cứ và tính hợp pháp của án sơ thẩm. Khi đề nghị chấp nhận hoặc không chấp nhận nội dung kháng cáo, kháng nghị phải phân tích và nêu rõ lý do.

2. HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TỒ PHÚCTHẨM THẨM

2.1. Tham gia xét hỏi tại phiên tồ

Theo quy định tại Điều 354 BLTTHS, thủ tục phiên toà phúc thẩm cũng được tiến hành như phiên toà sơ thẩm. Sau khi xong phần thủ tục, bắt đầu phiên toà, nhưng trước khi xét hỏi một thành viên của Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo, kháng nghị.

Khi tham gia xét hỏi, Kiểm sát viên phải đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, tránh giải thích, kết luận ngay. Việc xét hỏi của Kiểm sát viên cần dựa vào dự thảo đề cương xét hỏi đã được chuẩn bị trước, theo dõi diễn biến của phiên toà và những câu hỏi mà Hội đồng xét xử đã hỏi, để hỏi thêm những vấn đề phục vụ cho việc kết luận. Mặc dù có đề cương chuẩn bị từ trước, nhưng Kiểm sát viên phải linh hoạt, thấy những gì mà Hội đồng xét xử đã hỏi rồi và đã được trả lời rõ thì khơng hỏi lại. Những vấn đề gì mà dự thảo xét hỏi chưa đề cập, nhưng cần thiết làm rõ thì Kiểm sát viên phải hỏi thêm. Thái độ lúc tham gia xét hỏi phải bình tĩnh, khơng cắt ngang lời người khác, phải tôn trọng và chịu sự điều khiển của Chủ toạ phiên tồ. Nói vừa đủ nghe, khơng lớn tiếng, khơng doạ nạt bị cáo khi xét hỏi.

Cũng giống như phiên toà sơ thẩm, sau khi kết thúc phần xét hỏi, trước khi bước vào phần tranh luận, Kiểm sát viên với tư cách đại diện cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên toà phúc thẩm sẽ phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm của Viện kiểm sát đối với bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị. Căn cứ vào nội dung của bản án sơ thẩm và việc xem xét các tài liệu, chứng cứ tại phiên tồ phúc thẩm Kiểm sát viên trình bày, kết luận về từng vấn đề theo nội dung của kháng cáo, kháng nghị. Tuy đã có dự thảo kết luận từ trước, nhưng phải chú ý căn cứ vào diễn biến phiên tồ để điều chỉnh cho phù hợp. Khi trình bày giống như phiên tòa sơ thẩm. Kiểm sát viên phải cân nhắc đến những chứng cứ và tình tiết mới tại phiên tồ. Ví dụ: Tại phiên tồ sơ thẩm bị cáo khơng nhận tội nhưng tại phiên toà phúc thẩm bị cáo đã thành khẩn nhận tội. Hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người bào chữa, gia đình bị cáo đã xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh rằng khi phạm tội bị cáo là người chưa thành niên…

Đối với kháng nghị của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên phải tập trung trình bày, phân tích rõ lý do của việc kháng nghị, viện dẫn các quy phạm pháp luật để bảo vệ kháng nghị.

Khi đề nghị, Kiểm sát viên phải trình bày rõ ràng, cụ thể về từng nội dung mà kháng cáo, kháng nghị đã nêu ra. Ví dụ: “Như đã phân tích ở trên, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo A, giảm 1 phần hình phạt tù cho bị cáo…”.

Trường hợp tại phiên tồ có những tình tiết mới làm thay đổi quan điểm giải quyết vụ án đã được lãnh đạo Viện cấp mình cho ý kiến mà khơng có điều kiện báo cáo lại thì Kiểm sát viên quyết định cho phù hợp với thực tế vụ án và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Sau phiên tồ phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 37 Quy chế THQCT và KSXXHS, tại phiên toà việc bổ sung, thay đổi và rút kháng nghị do Kiểm sát viên tham gia phiên toà quyết định, nhưng phải có căn cứ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tồ Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị.

2.3. Tranh luận tại tồ

Sau phần trình bày quan điểm của Kiểm sát viên đối với án sơ thẩm và những vấn đề có kháng cáo, kháng nghị, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến của họ về quan điểm của Viện kiểm sát và đề nghị của họ với Hội đồng xét xử. Đây là nội dung của phần tranh luận tại phiên toà. Việc tranh luận trước toà là việc đối đáp giữa những ý kiến khác nhau về bản án sơ thẩm, về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Qua việc tranh luận thể hiện rõ sự thật khách quan vụ án, giúp cho Hội đồng xét xử ra bản án phúc thẩm được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Theo quy định tại Điều 41 Quy chế THQCT và KSXXHS, khi bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến của họ về quan điểm của Viện kiểm sát và đưa ra đề nghị thì Kiểm sát viên phải ghi lại tất cả

những ý kiến đó để tranh luận. Kiểm sát viên phải tranh luận lại tất cả những ý kiến có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác nêu ra nhằm làm sáng tỏ sự thật, bác bỏ ý kiến không đúng của họ.

Việc tranh luận tại phiên tòa vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của Kiểm sát viên. Để việc tranh luận có kết quả tốt. Trước hết, Kiểm sát viên phải tập trung lắng nghe ý kiến và ghi lại nội dung trình bày của người bào chữa, của bị cáo và của những người tham gia tố tụng khác, so sánh, xem xét giữa quan điểm của Kiểm sát viên với quan điểm của họ có gì khác nhau? Họ khơng đồng tình với quan điểm của Kiểm sát viên ở phần nào, điểm nào? Lý do vì sao?

Kiểm sát viên phải đối đáp lại từng vấn đề mà bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nêu ra. Đối với những nội dung trùng lặp thì có thể trả lời chung. Khi tranh luận cần chú ý giới hạn của việc tranh luận; những vấn đề liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị. Tránh sa đà, miên man, đề cập đến những vấn đề không thuộc phạm vi của xét xử phúc thẩm.

Khi tranh luận, đưa ra những luận điểm để phản bác lại ý kiến của phía bên kia, Kiểm sát viên phải có lý lẽ rõ ràng, viện dẫn chính xác các quy định của pháp luật; tôn trọng quyền điều khiển phiên tồ của Hội đồng xét xử; cần có thái độ khách quan, tôn trọng người khác.

Theo quy định tại Điều 42 Quy chế THQCT và KSXXHS, nội dung kế hoạch tranh luận và những ý kiến tranh luận của Kiểm sát viên phải được ghi chép đầy đủ và lưu trong hồ sơ kiểm sát.

2.4. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án

Khi tham gia phiên toà phúc thẩm, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử về thủ tục phiên toà; về thành phần Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên toà; về việc bổ sung và xem xét chứng cứ mới tại phiên toà; về việc tuyên án hoặc quyết định của Hội đồng xét xử.

Khi kiểm sát phần thủ tục phiên toà, Kiểm sát viên cần chú ý đến những người tham gia tố tụng tại phiên toà do Toà án triệu tập. Cần căn cứ vào Mục 3 Phần II. Nghị quyết số 05/2005 hướng dẫn thi hành Điều 352 BLTTHS để xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể.

Kiểm sát thành phần Hội đồng xét xử, nếu thấy có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong Hội đồng xử án mà thuộc các trường hợp phải thay đổi theo quy định tại Điều 53 BLTTHS thì Kiểm sát viên phải đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, quyết định. Kết thúc phần thủ tục, Hội đồng xét xử hỏi ý kiến của Kiểm sát viên về phần thủ tục tại phiên tồ. Kiểm sát viên phải nói rõ ý kiến của mình: Đã đầy đủ chưa? Có cần phải bổ sung vấn đề gì khơng?

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w