- Luận tội phải có tính thuyết phục, giáo dục và phịng ngừa tội phạm
1. THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN
ÁN HÌNH SỰ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN
1.1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng biện phápngăn chặn tạm giữ, tạm giam để điều tra ngăn chặn tạm giữ, tạm giam để điều tra
Khi áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có thể áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với bị can, bị cáo để đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
Theo quy định của Điều 459 Bộ luật TTHS thì:
+ Thời hạn tạm giữ là không quá ba ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
+ Thời hạn tạm giam để điều tra không quá hai mươi ngày, truy tố không quá năm ngày.
+ Thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá mười bảy ngày, giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày.
Tuy vụ án áp dụng theo tủ tục rút gọn, nhưng cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ quy định của Điều 117, 119 và Điều 459 trên để áp dụng biện pháp, tạm giữ, tạm giam . Thời hạn tạm giữ, tạm giam là khơng nhiều, địi hỏi các Cơ quan tiến hành tố tụng phải đề cao trách nhiệm khi tiến hành điều tra vụ án mới bảo đảm được thời hạn mà pháp luật tố tụng đã quy định.
Khi tiến hành kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, Kiểm sát viên ngoài việc chú ý về thời hạn phải tuân thủ theo quy định tại Chương 31 BLTTHS, còn phải căn cứ vào điều kiện áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 117, Điều 119 BLTTHS.
Việc áp dụng biện pháp tạm giam để điều tra vẫn phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát (Điều 119 Bộ luật TTHS) nên việc áp dụng biện pháp tạm giam trong vụ án theo thủ tục rút gọn phải tuân theo các quy định này của BLTTHS. Đồng thời, hồ sơ xét phê chuẩn lệnh tạm giam phải bảo đảm đủ các tài liệu theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/TTLT- VKSTC-BCA-BQP, ngày 7/9/2005. Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh tạm giam trong trường hợp người đang bị tạm giữ bị khởi tố bị can như trong trường hợp hồ sơ xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can trong trường hợp thông thường.
1.2. Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động điều tra kháccủa cơ quan điều tra của cơ quan điều tra
Trong quá trình điều tra, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với các hoạt động điều tra khác như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại… được thực hiện như các vụ án thơng thường,
tuy nhiên về mặt thao tác thì cần khẩn trương hơn vì thời hạn điều tra là rất ngắn.
Theo quy định của Điều 460 BLTTHS thì thời hạn điều tra là hai mươi ngày, trong khi có hàng loạt cơng việc phải làm như ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, xác minh lý lịch, tiền án, tiền sự, ra quyết định tạm giam, đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh tạm giam, tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, làm các thủ tục khác như định giá tài sản, trưng cầu giám định…Đặc biệt đối với vấn đề thời hạn giám định; định giá tài sản; trích lục tiền án, tiền sự có thể kéo dài mà chưa có những quy định riêng đối với các hoạt động trên trong trường hợp vụ án hình sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Chính vì vậy, Kiểm sát viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên trong quá trình điều tra thì mới đảm bảo kết thúc vụ án đúng thời hạn.
1.3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luậtsau khi kết thúc điều tra sau khi kết thúc điều tra
Theo quy định tại Điều 460 BLTTHS thì kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra không phải làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định đề nghị truy tố và gửi kèm theo hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát.
Theo quy định tại Điều 461 BLTTHS thì trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải ra một trong bốn quyết định sau đây:
1. Truy tố trước Toà án bằng quyết định truy tố;
2. Không truy tố bị can và ra quyết định đình chỉ vụ án; 3. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
4. Tạm đình chỉ vụ án; 5. Đình chỉ vụ án.
Sau khi tiếp nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên tiến hành những việc sau đây: