KHỞI TỐ BỊ CAN VÀ QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI HOẶC BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ BỊ CAN
1.1. Kỹ năng kiểm sát việc ra quyết định khởi tố bị can, xét phê chuẩnquyết định khởi tố bị can quyết định khởi tố bị can
Theo quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTHS thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi các quyết định này kèm theo các tài liệu có liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Quy chế THQCT và KSĐT thì trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can của CQĐT hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên được phân cơng phải tiến hành kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố bị can. Khi kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố bị can, Kiểm sát viên được phân công phải tiến hành nghiên cứu, kiểm tra các văn bản, tài liệu, chứng cứ sau đây:
- Công văn đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; - Quyết định khởi tố vụ án;
- Quyết định khởi tố bị can;
- Biên bản giao quyết định khởi tố bị can.
- Các tài liệu làm căn cứ khởi tố bị can bao gồm:
+ Đơn tố giác, tin báo về tội phạm và các tài liệu ban đầu do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp; tài liệu do CQĐT kiểm tra, xác minh;
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi (nếu có); + Biên bản bắt, khám xét khẩn cấp (nếu có);
+ Biên bản phạm tội quả tang (nếu có);
+ Biên bản, kết luận giám định; biên bản, kết quả định giá tài sản (nếu có);
+ Biên bản ghi lời khai của người làm chứng, người bị hại; + Biên bản nhận dạng, đối chất (nếu có);
+ Biên bản ghi lời khai của người bị tình nghi thực hiện tội phạm, người bị bắt, bị tạm giữ; biên bản hỏi cung bị can (nếu có);
+ Trích, sao quyết định xử phạt hành chính (nếu có), quyết định hoặc bản án của tồ án (nếu có)...
- Bản kê các tài liệu trong hồ sơ và từng trang tài liệu được đánh dấu bút lục của CQĐT.
Khi nghiên cứu, kiểm tra các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát xét phê chuẩn, Kiểm sát viên cần tập trung vào các vấn đề sau đây:
Kiểm tra tính có căn cứ của quyết định khởi tố bị can nhằm đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Chính vì vậy khi kiểm tra, xem xét các tài liệu chứng cứ như đã nêu ở trên, Kiểm sát viên cần phải làm rõ tính khách quan, liên quan và hợp pháp của các chứng cứ đó. Tức là phải xác định các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án có đủ căn cứ để chứng minh người bị khởi tố chính là người đã thực hiện hành vi phạm tội hay khơng,
lỗi, động cơ, mục đích cũng như các yếu tố về năng lực trách nhiệm hình sự và các tình tiết khác loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Kiểm tra tính hợp pháp trong việc ra quyết định khởi tố bị can nhằm đảm bảo cho việc ra quyết định đó là đúng pháp luật. Kiểm sát viên phải xem xét thẩm quyền của cơ quan và người ra quyết định khởi tố bị can; trình tự, thủ tục ra quyết định; hình thức, nội dung của quyết định có đúng qui định của pháp luật hay không. Kiểm sát viên phải xem xét nội dung quyết định khởi tố bị can có thể hiện đầy đủ các thông tin sau đây hay không: Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp; bị can bị khởi tố về tội gì, thuộc điều khoản nào của BLHS; thời gian, địa điểm phạm tội; đồng thời xem xét các vấn đề khác như ảnh, danh chỉ bản của bị can và các thơng tin khác có liên quan; thẩm quyền của người tiến hành các hoạt động điều tra; trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, bắt, khám xét, lấy lời khai, hỏi cung v.v… thể hiện thơng qua các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị phê chuẩn. Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản áp dụng của BLHS.
Theo quy định tại Điều 13 Quy chế THQCT và KSĐT, sau khi kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định khởi tố bị can, Kiểm sát viên được phân công xử lý như sau:
+ Nếu thấy quyết định khởi tố bị can có căn cứ và hợp pháp thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng để quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và gửi ngay quyết định phê chuẩn và hồ sơ vụ án cho cơ quan đã khởi tố;
+ Nếu thấy các căn cứ để xác định bị can phạm tội chưa đầy đủ, chưa rõ thì Kiểm sát viên yêu cầu cơ quan đã khởi tố bổ sung tài liệu, chứng cứ làm rõ căn cứ
khởi tố. Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án có thể trực tiếp hỏi cung bị can (nhưng phải thông báo cho cơ quan đã khởi tố bị can biết), lấy lời khai người làm chứng, người bị hại để làm rõ căn cứ khởi tố bị can trước khi báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng xem xét, quyết định việc phê chuẩn hay huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can. Biên bản ghi lời khai những người này do Kiểm sát viên lập được chuyển cho cơ quan đã khởi tố để đưa vào hồ sơ vụ án;
+ Nếu thấy ngồi bị can đã bị khởi tố cịn có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố thì Kiểm sát viên thụ lý vụ án báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng ra văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định khởi tố bị can đối với người đó. Sau khi yêu cầu mà cơ quan điều tra vẫn không thực hiện việc khởi tố thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng để xem xét, quyết định việc khởi tố bị can theo qui định tại khoản 4 Điều 179 BLTTHS;
+ Nếu hết thời hạn tạm giữ vẫn không đủ căn cứ phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với người đang bị tạm giữ thì Kiểm sát viên thụ lý vụ án báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và yêu cầu cơ quan đã khởi tố bị can trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
1.2. Xét phê chuẩn quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởitố bị can tố bị can
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế THQCT và KSĐT thì việc xét phê chuẩn quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can được tiến hành như sau:
Trong quá trình kiểm sát điều tra, nếu thấy hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố mà phạm vào tội khác hoặc cịn có hành vi phạm tội khác chưa bị khởi tố thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng yêu cầu CQĐT ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can (khi đã yêu cầu mà CQĐT không thực hiện) và gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can theo quy định tại khoản 3 Điều 180 BLTTHS.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT, Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án kiểm tra tài liệu, chứng cứ, báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can và gửi cho CQĐT.
Trường hợp phải yêu cầu thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế THQCT và KSĐT thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng u cầu CQĐT ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố vụ án hình sự. Trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can thì Viện kiểm sát phải ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Nếu quá trình điều tra xác định được hành vi của bị can phạm vào tội được quy định tại khoản khác với khoản đã khởi tố nhưng trong cùng một điều luật về cùng một tội danh đã khởi tố đối với bị can thì khơng phải thay đổi quyết định khởi tố bị can.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy, việc xác định rõ tội phạm và người phạm tội ngay từ giai đoạn khởi tố là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, ngoại trừ một số trường hợp phạm tội quả tang. Chính vì vậy, để đảm bảo kiểm sát việc tn theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can có hiệu quả và thực hiện phê chuẩn các quyết định có liên quan đến việc khởi tố bị can được chính xác, Kiểm sát viên phải thường xuyên bám sát, theo dõi ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Kết hợp giữa kiểm sát chặt chẽ việc thu thập chứng cứ ở giai đoạn trước khi ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với việc kiểm tra, xem xét, nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn, Kiểm sát viên mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định.