nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong các lời khai của những người tham gia tố tụng hoặc để xác định người, vật, ảnh của một người nào đó liên quan tới vụ án. Qua việc nhận dạng, đối chất sẽ góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án.
3.1. Kiểm sát việc đối chất
Kiểm sát viên phải trực tiếp tham gia kiểm sát việc đối chất nhằm bảo đảm cho hoạt động đối chất của Điều tra viên được thực hiện theo các quy định tại Điều 189 BLTTHS. Kiểm sát viên có thể trực tiếp hoặc phối hợp cùng Điều tra viên tiến hành việc đối chất. Trong trường hợp Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành đối chất, thì thơng báo trước cho Điều tra viên biết.
Nếu Kiểm sát viên phát hiện thấy việc tiến hành đối chất của CQĐT có vi phạm, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, Kiểm sát viên có thể yêu cầu Điều tra viên khắc phục hoặc báo cáo lãnh đạo đơn vị ra văn bản yêu cầu CQĐT khắc phục.
Sau khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát đã nhận hồ sơ vụ án, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng thì Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất để làm rõ mà không phải trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung.
Việc đối chất và lập biên bản đối chất do Kiểm sát viên tiến hành phải được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 133, Điều 178 và Điều 189 BLTTHS. Biên bản đối chất phải được đưa vào hồ sơ vụ án và sao, lưu hồ sơ kiểm sát một bản.
3.2. Kiểm sát việc nhận dạng
Trong quá trình kiểm sát điều tra, nếu thấy cần thiết phải nhận dạng người hay đồ vật, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên tiến hành việc nhận dạng.
Kiểm sát viên phải trực tiếp kiểm sát việc nhận dạng, bảo đảm hoạt động nhận dạng được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 190 BLTTHS.
Sau khi kết thúc điều tra, nếu thấy cần phải nhận dạng thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị ra văn bản yêu cầu CQĐT tiến hành việc nhận dạng.
Nếu Kiểm sát viên phát hiện thấy việc nhận dạng của CQĐT có vi phạm, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, Kiểm sát viên có thể yêu cầu Điều tra viên khắc phục hoặc báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng ra văn bản yêu cầu CQĐT khắc phục.