Nghiên cứu nhân thân của bị can

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 46 - 47)

4. KIỂM SÁT VIỆC KHÁM XÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ VẬT CHỨNG, KÊ BIÊN TÀI SẢN

1.2.2. Nghiên cứu nhân thân của bị can

- Lý lịch tư pháp của bị can: Lý lịch tư pháp của bị can phải là “Lý lịch bị can” theo mẫu của Bộ Công an. Trong thực tế, với nhiều vụ án, CQĐT dùng “Lý lịch cá nhân” ngay sau khi bắt được hoặc phát hiện được người có hành vi

phạm tội nhưng chưa khởi tố bị can để làm tài liệu điều tra ban đầu. Sau khi khởi tố bị can vẫn sử dụng “Lý lịch cá nhân” trong hồ sơ vụ án. Những trường hợp như vậy cần phải có 02 lý lịch: “Lý lịch cá nhân” và “Lý lịch bị can”. Lý lịch bị can phải phản ánh cụ thể đặc điểm nhân thân: Tuổi, bố mẹ, anh, chị, em, nghề nghiệp, tiền án, tiền sự của bị can và phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc của thủ trưởng đơn vị quân đội nếu bị can là quân nhân. Nếu bị can đăng ký nhân khẩu thường trú ở một nơi và cư trú ở nhiều nơi thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương các nơi đó.

- Các tài liệu khác bổ sung lý lịch bị can: Để xác định đặc điểm nhân thân

của bị can, ngồi lý lịch bị can cịn cần có các tài liệu khác như giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ khác xác định về độ tuổi của bị can là trẻ em, người chưa thành niên hoặc người già; kết luận giám định về sức khỏe, tâm thần đối với người có nhược điểm về thể chất, tâm thần; các giấy tờ tài liệu về

hồn cảnh và đặc điểm gia đình như ơng, bà, cha mẹ là liệt sỹ, thương binh, người có cơng với cách mạng; trích lục tiền án, tiền sự; các bản án; các quyết định và việc xác minh về việc chấp hành hình phạt tù, việc thi hành phần dân sự trong bản án (nếu có).

Việc nghiên cứu lý lịch bị can liên quan đến việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự, cấu thành tội phạm cơ bản,... của một số loại tội (ví dụ, yếu tố nghề nghiệp đối với một số tội có chủ thể đặc biệt), ngồi ra cịn liên quan đến việc áp dụng một số thủ tục tố tụng, như bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì CQĐT và Viện Kiểm sát phải đảm bảo quyền bào chữa cho họ theo quy định tại Điều 57 BLTTHS; việc nghiên cứu lý lịch bị can cịn có ý nghĩa trong việc xác định bị can có được hưởng một số tình tiết giảm nhẹ hay khơng.

- Tiền án, tiền sự: Trước khi nghiên cứu nội dung vụ án, Kiểm sát viên cần

nghiên cứu, xem xét một trong những đặc điểm về nhân thân của bị can đó là tiền án, tiền sự. Cần xác định các lần phạm tội trước của bị can thuộc loại tội phạm nào, đã được xóa án tích hay chưa. Việc nghiên cứu tiền án, tiền sự cần phải có sự so sánh giữa các tài liệu sau: Lý lịch bị can, trích lục tiền án, tiền sự, các bản án, lời khai của bị can. Bởi có nhiều trường hợp lý lịch bị can phản ánh khơng chính xác các lần phạm tội, thậm chí trích lục tiền án, tiền sự cũng nêu không đủ, nhưng phần nhân thân bị can trong các bản án đã từng kết tội bị can trước đó lại thể hiện những tiền án mà các tài liệu trên khơng có. Khi nghiên cứu, Kiểm sát viên phải đọc kỹ nội dung trong từng bản án, các tài liệu thể hiện độ tuổi của bị can, thể hiện hình phạt chính, hình phạt bổ sung đã áp dụng; phần trách nhiệm dân sự, trách nhiệm nộp án phí được tuyên trong bản án, xem tất cả các nghĩa vụ đó đã được thi hành xong hay chưa. Cần lưu ý các thời điểm như ngày phạm tội, ngày xét xử, ngày, tháng, năm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án, ngày thi hành quyết định trên,.... để xem xét việc xóa án tích, xác định chính xác việc tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Nếu bị can chưa thi hành án thì lý do của việc chưa thi hành án là gì.

Ví dụ: Ngày 1/7/2005 Nguyễn Văn A bị TAND thành phố HP xử phạt 24 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản. Ngày 01/10/2005, A bị Tòa án HD xử phạt 15 tháng tù về tội Cướp giật tài sản, hành vi này được thực hiện trước khi A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, như vậy A không bị coi là tái phạm khi phạm tội Cướp giật tài sản.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w