THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN KHÁC

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 29 - 32)

DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN KHÁC

4.1. Kiểm sát việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú

Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLTTHS, cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng đối với bị can có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của CQĐT, Viện kiểm sát.

Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú của CQĐT, bảo đảm việc áp dụng biện pháp này phải có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, Kiểm sát viên phải kiểm tra, xem xét đối chiếu với quy định tại Điều 123 BLTTHS để xác định đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp cấm đi khởi nơi cư trú có đúng hay khơng, người bị cấm đi khỏi nơi cư trú có phải là bị can khơng, bị can có nơi cư trú rõ ràng khơng, các tài liệu phản ánh về nơi cư trú của bị can có đủ độ tin cậy hay không, tội phạm mà bị can thực hiện là loại tội phạm gì và nhân thân của họ ra sao?

Kiểm sát viên kiểm tra thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, kiểm tra thủ tục cấm đi khỏi nơi cư trú như: Bị can có làm giấy cam đoan hay khơng; Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú có thơng báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền địa phương xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú và có giao họ cho chính quyền địa phương quản lý, theo dõi họ hay không; Thủ tục bàn giao tiến hành như thế nào; Trường hợp bị can rời khỏi nơi cư trú thì có sự đồng ý của chính quyền địa phương đang quản lý họ hay không; Lý do bắt buộc phải rời nơi cư trú có chính đáng hay khơng; Có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn này hay khơng và có sự vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú hay không?

Qua kiểm sát, nếu phát hiện thấy có vi phạm trong việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú của CQĐT, Kiểm sát viên phải báo cáo lãnh đạo viện để yêu cầu khắc phục những thiếu sót, vi phạm đó hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

4.2. Kiểm sát việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 121 BLTTHS, bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, CQĐT, Viện kiểm sát có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bảo lĩnh của CQĐT, bảo đảm việc áp dụng biện pháp này phải có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Kiểm sát viên phải kiểm tra tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của bị can thông qua việc xác định hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, phương thức, thủ đoạn phạm tội của bị can, xác định rõ nhân thân của bị can để xác định việc CQĐT áp dụng biện pháp bảo lĩnh có căn cứ và đúng quy định của pháp luật hay không; Kiểm sát viên phải kiểm tra nhân thân của những người đứng ra bảo lĩnh, mối quan hệ giữa người nhận bảo lĩnh và bị can, cá nhân hay tổ chức nhận bảo lĩnh. Qua tiến hành kiểm sát, nếu phát hiện được vi phạm, Kiểm sát viên căn cứ vào từng trường hợp cụ thể báo cáo, đề xuất Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng xem xét và ra quyết định phù hợp, đúng pháp luật.

4.3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng biện pháp đặttiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm

Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm của CQĐT, bảo đảm việc áp dụng biện pháp này phải có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Kiểm sát viên phải kiểm tra các giấy tờ, tài liệu phản ánh về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, các tài liệu phản ánh về nhân thân của người thực hiện hành vi phạm tội, về tình trạng tài sản của họ, khả năng họ có thể có tài sản để thực hiện việc đặt tiền hoặc tài sản hay không?

Thẩm quyền áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm phải được thực hiện theo đúng qui định của pháp luật. Đối với quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo của những người quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTHS phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Kiểm sát viên phải kiểm tra biên bản về việc đặt tiền hoặc tài sản, xác định rõ số tiền mà bị can đặt là loại tiền gì; Số lượng là bao nhiêu; Tài sản mà bị can đặt là tài sản gì; Tình trạng của tài sản đó như thế nào; Kiểm tra bị can có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có gía trị để bảo đảm theo Điều 3 Thông tư liên tịch số:17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC- TANDTC ngày 17/11/2013 hay không, số lượng tiền và tài sản của họ bao nhiêu; Cơ quan và người có thẩm quyền có giải thích cho bị can về việc nếu họ vắng mặt khơng có lý do chính đáng thì số tiền, tài sản đặt của họ sẽ bị sung công quỹ nhà nước, ngoài ra họ sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hay không?

Qua kiểm sát, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật, Kiểm sát viên căn cứ vào từng trường hợp cụ thể báo cáo đề xuất Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng

xem xét và ra các quyết định phù hợp.

Quyết định về việc đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

4.4. Kiểm sát việc tạm hoãn xuất cảnh

Theo quy định tại Điều 124 BLTTHS, thì đối tượng áp dụng là người bị tố

giác, bị kiến nghị khởi tố, bị cán khi có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi

thực hiện tội phạm hoặc xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ cản trở việc điều tra, truy tố.

Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm hoãn xuất cảnh của CQĐT, bảo đảm việc áp dụng biện pháp này phải có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Kiểm sát viên phải kiểm tra tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can hoặc người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; kiểm tra tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà họ thự hiện, xác định rõ nhân thân của người bị tạm hoãn xuất cảnh để xác định việc CQĐT áp dụng biện pháp tạm hỗn xuất cảnh có căn cứ và đúng quy định của pháp luật hay không; Kiểm sát viên phải kiểm tra thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, nội dung quyết định và thời hạn hỗn xuất cảnh có đúng quy định của Điều 124 BLTTHS hay không...?

Qua tiến hành kiểm sát, nếu phát hiện được vi phạm, Kiểm sát viên căn cứ vào từng trường hợp cụ thể báo cáo, đề xuất Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng xem xét và ra quyết định phù hợp, đúng pháp luật.

5. Liên hệ thực tiễn

5.1. Đánh giá

- Những kết quả đạt được trong công tác THQCT và KS việc áp dụng biện pháp ngăn chặn.

- Nhưng tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong cơng tác THQCT và KS việc áp dụng biện pháp ngăn chặn.

5.2. Kiến nghị, đề xuất

- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng VKS cấp trên với Viện trưởng VKS cấp dưới trong THQCT và KS việc áp dụngbiện pháp ngăn chặn.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về THQCT và KS việc áp dung biện pháp ngăn chặn.

- Tăng cường công tác tổng kết và phổ biến kinh nghiệm về THQCT và KS việc áp dung biện pháp ngăn chặn.

PHẦN THỨ 5

HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN KHI KIỂM SÁT VIỆC KHỞI TỐ BỊ CAN, HỎI CUNG, LẤY LỜI KHAI, KHỞI TỐ BỊ CAN, HỎI CUNG, LẤY LỜI KHAI,

ĐỐI CHẤT, NHẬN DẠNG

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI KSV TRUNG CẤP (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w