trường, tổ chức và phối hợp hoạt động nghiên cứu nhằm thiết lập các mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác phát triển giữa các thành viên trong sản xuất và tiêu thụ, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giải quyết có hiệu quả các rào cản thương mại, kỹ thuật và tranh chấp thương mại quốc tế, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp đoàn kết và vững mạnh.
Chi hội có thể thành lập nhóm triển khai nghiên cứu thị trường nước ngoài, xác định các thị trường chi hội hướng đến, thu thập các thông tin như quy mô thị trường, nhóm khách hàng mục tiêu, xu hướng thị trường, đối tượng tham gia, các kênh thương mại…từ đó chia sẻ thông tin cho các thành viên. Các doanh nghiệp liên kết với nhau xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm tại thị trường nước ngoài để tăng cường đầu ra cho sản phẩm, giảm bớt khâu trung gian và chủ động điều phối hàng hóa tại thị trường nhập khẩu.
Chi hội đứng ra xâu đầu mối, tiến hành ký hợp đồng với các nhà phân phối ở nước ngoài, hai bên sẽ thỏa thuận về chính sách giá, chất lượng, các điều khoản khác.
Đối với các công ty chế biến, cần xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm phục vụ xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm, vấn đề truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết cho ngành thủy sản phát triển đúng hướng, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Các công ty chế biến rất cần sự trợ giúp của cơ quan Nhà nước trong việc tăng cường khả năng hiểu biết thị trường, khả năng tiếp thị…Vì vậy, Chính phủ, Bộ ban ngành cần theo dõi, giám sát các hoạt động để có những hỗ trợ kịp thời và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý cho phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
4.4 Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng tôm thẻ chân trắng ở thị trường trong nước và nước ngoài nước ngoài
Sản phẩm tôm thẻ chân trắng nước ta hiện nay mới chỉ tập trung xuất khẩu mạnh vào một số thị trường truyền thống cho nên chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài, những biến động ở thị trường này dù nhỏ cũng gây ảnh hưởng đến
hoạt động của các công ty chế biến trong nước và như vậy rủi ro rất lớn cho các công ty và quyền lực mặc cả của các công ty chế biến thủy sản Việt Nam rất yếu.
Trong khi đó, quy mô của thị trường trong nước không thua kém nhiều so với kim ngạch xuất khẩu nhưng vẫn còn bị bỏ ngỏ, còn rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến các mặt hàng tôm thẻ chân trắng nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
Hiện nay, hệ thống siêu thị ngày càng phát triển, người dân - nhất là người có thu nhập cao - ngày càng có khuynh hướng vào siêu thị mua hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Chính vì vậy, các công ty chế biến cần tăng cường tiêu thụ nội địa và các thị trường xuất khẩu tiềm năng.
Đối với thị trường xuất khẩu
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới. Đồng thời củng cố mối quan hệ với bạn hàng truyền thống tin cậy ở các thị trường đã có.
Các công ty chế biến cần tăng cường công tác kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến hiện đại, tiên tiến, đồng bộ; đa dạng hóa sản phẩm chế biến, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng cao; tăng cường xây dựng thương hiệu và chú trọng cải tiến mẫu mã hàng hóa cho sản phẩm. Đồng thời, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm ở các thị trường nước ngoài như thương xuyên tham gia triển lãm, hội chợ, tuyên truyền, quảng cáo các loại sản phẩm đến các đối tác. Tiếp tục xây dựng kênh thông tin điện tử thương mại bằng nhiều ngôn ngữ để nhiều khách hàng biết đến.
Đối với Nhà nước, giúp các công ty chế biến tiếp cận với thị trường bằng các cuộc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ hàng thủy sản, tiếp xúc với các doanh nghiệp, tập trung hỗ trợ vào các thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, kênh phân phối….
Thị trường nội địa:
Khối lượng sản phẩm của công ty chế biến bán ở thị trường nội địa rất nhỏ, những mặt hàng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, và lượng đơn hàng nhỏ từ các siêu thị. Hiện nay, các sản phẩm được bán ở cửa hàng công ty cổ phần thủy sản Nha Trang và siêu thị Maximark, Coop mark như tôm đông lạnh, tôm luộc, chả tôm, chả rế cuốn, lẩu tôm,…với nhiều mức giá khác nhau nhưng khối lượng bán ra còn nhỏ.
Công ty chế biến cần tiến hành nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và nhu cầu của họ đối với sản phẩm để có biện pháp thâm nhập và phát triển phù hợp nhằm khai thác tốt thị trường nội địa bằng những sản phẩm chất lượng cao, có giá trị gia tăng như tôm tẩm bột, tôm chả chiên, tôm rê cuốn.
Thứ nhất: tìm kiếm, đàm phán liên kết với các hệ thống siêu thị để đưa sản phẩm vào các siêu thị bán cho người có thu nhập và có thể bán được với giá ổn định.
Thứ hai: có thể xây dựng có chọn lọc hệ thống cửa hàng giới thiệu sản bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng, đồng thời bán lẻ cho các nhà hàng, khách sạn cũng như các quầy hàng thủy sản trong chợ truyền thống.
Cạnh tranh quốc tế đang ngày càng gay gắt thì thị trường nội địa trở thành thị trường tiềm năng cho các công ty chế biến. Việc chiếm lĩnh thị trường nội địa có nhiều lợi thế bởi công ty dễ hiểu thị trường, tập quán, văn hóa tiêu dùng của người Việt, chi phí vận tải, phân phối, tiếp thị thấp…
Việc mở rộng thị trường giúp các công ty giảm áp lực phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, tăng sức mặc cả của công ty trong các cuộc thương lượng, đa dạng hóa rủi ro cho các công ty.
KẾT LUẬN
Nghề nuôi tôm chân trắng ở thị xã Ninh Hòa phát triển mạnh về diện tích và sản lượng kể từ năm 2008 khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép được nuôi trên diện rộng, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế thị xã. Qua kết quả phân tích chuỗi giá trị mặt hàng tôm thẻ chân trắng, ta nhận thấy rằng mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu, các tác nhân tham gia vào chuỗi tôm thẻ chân trắng bao gồm: hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, người bán lẻ, nhà nhập khẩu, người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong qua trình nuôi tôm, chi phí thức ăn và chi phí con giống chiếm tỷ trọng lớn nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ nuôi tôm. Hộ nuôi nhận thông tin thị trường chủ yếu qua đại lý thu mua, hộ nuôi khác và họ là tác nhân nhận thông tin giá cả cuối cùng trong chuỗi. Bên cạnh đó, họ phải đối mặt với những rủi ro về dịch bệnh, môi trường ô nhiễm. Đại lý thu mua và người bán lẻ bổ sung thêm một số chi phí như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản,... trong quá trình hoạt động kinh doanh gặp khó khăn về VSATTP là chủ yếu. Đối với công ty chế biến, họ là tác nhân quan trọng nhất trong toàn chuỗi góp phần nâng cao giá trị gia tăng lớn nhất cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng, trong quá trình hoạt động họ luôn đối diện với thách thức lớn và nhiều rào cản các quy định khắt khe của thị trường tiêu thụ.
Hoạt động mua vào bán ra giữa các tác nhân cũng như phương thức thanh toán dựa theo mối quan hệ làm ăn quen biết, mọi mua bán đều thỏa thuận bằng miệng, giao dịch bằng tiền mặt và thường dùng điện thoại để giao dịch. Giá bán bị ảnh hưởng mạnh bởi giá nhà nhập khẩu, mùa vụ, kích cỡ và chất lượng tôm. Các tác nhân trong chuỗi cũng được hỗ trợ từ những tổ chức cũng như các cơ quan quản lý nhà nước thúc đẩy ngành công nghiệp tôm thẻ chân trắng phát triển.
Nhìn chung, vấn đề quan trọng nhất trong chuỗi liên quan đến phân phối và marketing là khả năng tiếp cận thị trường và thông tin thị trường của các tác nhân còn hạn chế. Công ty chế biến còn phụ thuộc vào nhà nhập khẩu, không chủ động được thị trường. Hộ nuôi tôm chủ yếu nuôi tôm ở quy mô nhỏ, chưa hình thành được hợp tác xã và thật khó cho Hộ nuôi tôm trong việc thu thập thông tin thị trường trong nước cũng như ở các thị trường nhập khẩu dẫn đến quyền thương lượng của họ giảm đi rất nhiều.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công ty chế biến là tác nhân có lợi nhuận biên lớn nhất. Kế đến là hộ nuôi tôm nhưng sản lượng của mỗi hộ còn nhỏ và đối mặt nhiều
rủi ro và tiếp theo là người bán lẻ và đại lý thu mua. Trong đó, người bán lẻ bán với sản lượng rất nhỏ nên thu nhập không đáng là bao, đại lý thu mua nhận lợi nhuận biên nhỏ nhưng hoạt động với sản lượng thu mua lớn lớn thì tổng lợi nhuận của họ rất cao và họ có tỷ suất lợi nhuận biên trên chi phí tăng thêm cao.
HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Đề tài được tiến hành phân tích với số lượng mẫu còn nhỏ, số liệu chi phí và giá bán của các tác nhân không được thống kê và ghi chép đầy đủ, khi phỏng vấn các tác nhân chỉ ước lượng chi phí và giá bán hàng năm. Phân tích chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng chỉ dừng lại ở khâu xuất khẩu, sản phẩm tôm thẻ chân trắng sau khi xuất khẩu được phân phối như thế nào? Tác nhân nào làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm và họ bỏ ra chi phí bao nhiêu? Giá bán như thế nào?
Đây là những câu hỏi chưa được giải quyết, tác giả đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
Đánh giá hiệu quả các mô hình liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa.
Xây dựng hệ thống thông tin để các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm có thể tiếp cận thông tin thị trường một cách hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Ban nghiên cứu hành động chính sách (2007), “Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá
trị hiệu quả hơn cho người nghèo”, Trung tâm thông tin ADB, Hà Nội
2. Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo (2011), “Tài liệu tập huấn
dành cho học viên về Chuỗi giá trị, tiếp cận thị trường và nghị định 151”.
3. Thái Văn Đại - Lưu Tiến Thuận - Lưu Thanh Đức Hải, 2008, “Phân tích cấu trúc
thị trường và kênh marketing: trường hợp cá tra, cá ba sa tại đồng bằng sông Cửu Long”, Chi nhánh nhà xuất bản giáo dục tại thành phố Cần Thơ.
4. Ngô Văn Đạt, 2010, “Điều tra hiện trạng kỹ thuật và Đánh giá hiệu quả kinh tế xã
hội của nghề nuôi tôm chân trắng (Penaeus vannamei boon, 1931) quy mô nhỏ tại Móng Cái – Quảng Ninh” Luận văn thạc sĩ ngành Nuôi trồng Thuỷ sản, Đại học Nha
Trang.
5. Đinh Thị Hằng, 2010, “Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng Penaus vannamei boone, 1931 trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ
ngành nuôi trồng thuỷ sản, Đại học Nha Trang.
6. Nguyễn Thị Là, 2012, “Tính giá thành tôm thẻ chân trắng –Trường hợp các hộ nuôi
tại thị xã Ninh Hòa”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Nha Trang.
7. Nguyễn Thị Liên, 2010, “Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng
đông lạnh của công ty cổ phần thuỷ sản Nha Trang Seafood F17”, Luận văn thạc sĩ
ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Nha Trang
8. Michael E. Porter, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Dịch giả: Nguyễn Phúc Hoàng. Nhà
xuất bản trẻ.
9. Phạm Thị Hoàn Nguyên, 2011, “Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại Tỉnh
Khánh Hòa”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Nha Trang.
Tiếng Anh
10. Bui Nguyen Phuc Thien Chuong, 2011, Master Thesis in Fisheries and Aquaculture Management and Economics “The Value Chain of White Leg Shrimp
Exported to the U.S Market Khanh Hoa Province, Viet Nam”
11.Feller A., Shunk D., and Callarman T., 2006, Value Chains versus Supply Chains.
http://www.ceibs.edu/knowledge/papers/images/20060317/2847.pdf 12. Humphrey and Schmitz, 2001, Governance in Global Value Chains.
13. Kaplinsky and Morris, 2001, A handbook for value chain research
14. Shepherd A.W., 2007. A Guide to Marketing Costs and How to Calculate Them. FAO, Rome, Italy. http://www.fao.org/docrep/010/u8770e/u8770e00.htm
15. United Nations Industrial Development Organization, 2009, Argo-value chain analysis and development
Các website 16.http://agroviet.gov.vn/Lists/appsp01_statistic/Attachments/57/Baocao_6_2012.pdf 17. http://baokhanhhoa.com.vn/Kinhte-Dulich/201112/Xuat-khau-thuy-san-nam-2011- Ve-dich-nhung-van-lo-2121152/ 18.http://www.camautravel.vn/vn/newsdetail/3104/xuat-khau-thuy-san-nam-2011- toan-thang-ta-da-ve.html 19.http://www.camautravel.vn/vn/newsdetail/3292/xuat-khau-thuy-san-sang-chau- au.html 20. http://cafef.vn/nong-thuy-san/nam-2011-xuat-khau-ca-tra-tang-265-len-tren-18-ty-usd- 20120118052039947ca52.chn 21. http://english.thesaigontimes.vn/Home/business/other/16070/. 22. http://en.wikipedia.org/wiki/Supply_chain. 23. http://www.globalgap.org 24. http://www.fistenet.gov.vn/f-thuong-mai-thuy-san/a-xuat-nhap-khau/toan-canh- xuat-khau-tom-nam-2011 25.http://khanhhoa.vietccr.vn/xem-tin-tuc/tong-quan-ve-tinh-khanh-hoa-p2- default.html 26. http://www.ninhhoatoday.net/ttnhky29-5.asp 27. http://www.seafood1.net/vi/01/2012/xuat-khau-tom-viet-nam-2011-nhung-dau-an- dang-nho/] 28. http://www.vifep.com.vn/NewsViewItem.aspx?Id=1014
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
Số phiếu...
BẢNG CÂU HỎI CHO HỘ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Ngày phỏng vấn: / / 2012
Xin chào quý Anh (chị)!
Chúng tôi hiện đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích chuỗi giá trị của
mặt hàng tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa”. Để
hoàn thành tốt đề tài, kính mong quý Anh (chị) vui lòng giúp tôi tham gia trả lời những câu hỏi bên dưới đây.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý Anh (chị)!
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên: ……...Giới tính: Nam Nữ Địa chỉ: ... số điện thoại:...
B. THÔNG TIN CHUNG VỀ TÔM THẺ CHÂN TRÁNG
1. Anh/ chị làm nghề nuôi tôm được bao nhiêu năm? ...Năm 2. Ngoài nghề này, anh / chị có làm nghề khác không? Có Không 3. Bao nhiêu người trong gia đình làm nghề này với anh/ chị?...Người 4. Diện tích canh tác của anh/ chị bao nhiêu ha? ………….ha
5. Hình thức nuôi
Thâm canh Bán thâm canh Quảng canh cải tiến Quảng canh 6. Bao nhiêu vụ trong một năm?
1 vụ /Năm 2 vụ /Năm 3 vụ /Năm Khác ………… - Thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi vụ nuôi?
Vụ 1 bắt đầu ……….và kết thúc………..? Vụ 2 bắt đầu ……….và kết thúc………..? Vụ 3 bắt đầu ……….và kết thúc………..? 7. Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng
8. Anh/chị có xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường không?
Có Không 9. Anh/ chị mua con giống ở đâu?
Giống công ty Trại giống tư nhân Tự sản xuất Khác ………… Kích cỡ giống (post, cm)………
10. Tại sao anh/chị lại chọn người cung cấp giống ở trên?
Giá thấp Chất lượng cao Gần ao nuôi
Vận chuyển đến ao nuôi Lý do khác………….….? 11. Giá mua tôm giống trung bình theo năm như thế nào?
Giá con giống Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá mua bình quân
12. Sản lượng tôm thẻ chân trắng anh/ chị thu hoạch bình quân qua các năm? Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011