Phân tích kinh tế chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 30 - 32)

Phân tích kinh tế của chuỗi giá trị là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi. Các chỉ tiêu kinh tế của chuỗi giá trị như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá trị gia tăng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, … cần phân tích kỹ để tìm hiểu sự phân phối lợi ích trong chuỗi như thế nào. Một số chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích chuỗi giá trị như:

Doanh thu: Doanh thu tính bằng cách nhân số lượng hàng bán (Q) với giá bán

(P) cộng thêm các nguồn thu nhập thêm như doanh thu từ việc bán phế phẩm, tư vấn, doanh thu từ các dịch vụ có liên quan, … Ta có công thức sau:

Giá cả khác nhau tùy theo kênh phân phối, đoạn thị trường và tuỳ theo loại và

chất lượng hàng bán. Giá cả cũng có thể thay đ ổi theo mùa hoặc có thể khác nhau theo từng ngày.

Chi phí và lợi nhuận: Việc phân tích chi phí và lợi nhuận có vai trò rất quan

trọng đ ối với người phân tích chuỗi gía trị vì các thông số về chi phí và lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các quyết định có liên quan đến chuỗi. Cụ thể như sau:

- Xác định các chi phí hoạt động và đầu tư đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị để đưa ra quyết định có thể tham gia chuỗi hay không.

- Xác định doanh thu và lợi nhuận đang được phân chia giữa những người tham gia chuỗi giá trị và đưa ra kết luận những người tham gia có thể tăng lợi nhuận trong chuỗi giá trị được không.

- Xem chi phí và lợi nhuận trong một chuỗi giá trị thay đổi theo thời gian như thế nào để làm cơ sở dự đoán tăng trưởng hoặc suy giảm trong chuỗi giá trị trong tương lai.

- So sánh lợi nhuận của một chuỗi giá trị với lợi nhuận của một chuỗi giá trị khác để đưa ra quyết định nên chuyển từ chuỗi giá trị này sang chuỗi giá trị khác hay không.

- So sánh chuỗi giá trị của mình với thực tiễn tốt nhất để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chuỗi giá trị của mình. Sự so sánh này nhằm giúp xác định các nhu cầu và tiềm năng nâng cấp, đồng thời định dạng các cơ hội thị trường mới.

Giá trị gia tăng: là thước đo về giá trị đ ược tạo ra trong nền kinh tế.

Theo McCormick/ Schmictz, giá trị gia tăng là giá trị mà được cộng thêm vào hàng hóa và dịch vụ tại mỗi khâu của quá trình sản xuất hay tiêu thụ mặt hàng đó. Với cách hiểu đó, ta có thể tính giá trị gia tăng theo công thức sau:

Bảng 1.1 : Các thành phần của tổng giá trị tạo ra do chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị chỉ mang lại lợi nhuận cho các tác nhân nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng không tạo ra giá trị gia tăng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 30 - 32)