Sản lượng tôm nuôi thương phẩm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 40 - 41)

Sản lượng tôm nuôi thương phẩm Việt Nam từ năm 1991 – 2011 được thể hiện trong hình 2.2 dưới đây.

0 100 200 300 400 500 600 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011Năm Nghìn tấn

Hình 2.2: Sản lượng tôm nuôi thương phẩm ở Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn vào hình 2.2 ta thấy sản lượng tôm cả nước tăng trong vòng 20 năm qua. Năm 1991, sản lượng nuôi tôm cả nước là 35,8 nghìn tấn nhưng đến năm 2011 sản lượng đạt 482,2 nghìn tấn tôm. Trong đó tôm thẻ chân trắng đạt 139,4 nghìn tấn, tăng

34,5% so với năm trước do năng suất cao và chu kỳ nuôi ngắn; tôm hùm lồng đạt 1,3 nghìn tấn, tăng 22,7% (theo Tổng cục thống kê). Mô hình nuôi tôm sú theo hướng thân thiện với môi trường tiếp tục phát triển tại các địa phương nên sản lượng thu hoạch trên phần diện tích này ổn định và tăng khá. Trong năm 2011 tỉnh Cà Mau đạt 106 nghìn tấn/ năm, tăng 10,3% so với năm trước; Kiên Giang 26 nghìn tấn/ tấn, tăng 10% so với năm 2010; Tiền Giang 11 nghìn tấn, tăng 16% so với năm 2010. Ngược lại, trên phần diện tích nuôi công nghiệp năm 2011, tôm sú bị ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh do người nuôi tự phát đào ao mở rộng diện tích trong khi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức và đầy đủ, do đó sản lượng tôm sú năm 2011 giảm 3,7% so với năm 2010. Một số địa phương có sản lượng tôm sú giảm là: Sóc Trăng giảm 37,6%; Bến Tre giảm 23%; Bạc Liêu giảm 0,7%. Tuy nhiên, sản lượng các loại tôm khác tiếp tục tăng nhanh nên sản lượng tôm nói chung năm 2011 không bị ảnh hưởng nhiều.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 40 - 41)