Quản trị chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 32 - 33)

Quản trị chuỗi giá trị có nghĩa là giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị được tổ chức trong một hệ thống cho phép các công ty đáp ứng các yêu cầu cụ thể về các sản phẩm, quy trình, và hậu cần phục vụ thị trường của chúng. Như vậy, nó ghi nhận rằng nguồn lực được phân phối không đều [1].

Quản trị chuỗi giá trị dễ dàng được nhận ra trong mối quan hệ giữa các công ty hàng đầu trong chuỗi giá trị toàn cầu. Một ví dụ rõ ràng là các siêu thi hàng đầu của Anh thực hiện kiểm soát trên toàn chuỗi cung cấp rau quả tươi, không chỉ xác định các loại sản phẩm mà họ muốn mua (bao gồm giống, chế biến và đóng gói), mà còn các quá trình như hệ thống chất lượng cần phải được đặt đúng chỗ. Những yêu cầu này được thực thi thông qua một hệ thống kiểm tra, kiểm soát kỹ lưỡng và thông qua quyết định cuối cùng giữ hay loại bỏ một nhà cung cấp. Rõ ràng, quản trị trong chuỗi giá trị là việc thực hiện kiểm soát dọc theo chuỗi [12]. Trong ba yếu tố của môi trường xung quanh của một chuỗi giá trị là quy tắc và các quy định. Quy tắc và quy định là một phần không thể tách rời trong việc quản lý chuỗi giá trị. Quản trị đảm bảo rằng các tương tác giữa các tác nhân cùng một chuỗi giá trị được phản ánh một cách có tổ chức chứ không phải là ngẫu nhiên. [13]

Trong thực tế, quản trị đề cập đến các quy tắc và quy định được thiết lập bởi các tác nhân trong chuỗi hoặc bởi những tổ chức nằm ngoài chuỗi như các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, và tổ chức kiểm soát chất lượng. Trong trường hợp này đơn giản có thể là yêu cầu đối với sản phẩm bán buôn nông nghiệp được thu hoạch một cách chính xác để ngăn chặn thiệt hại và suy thoái. Ngược lại, chúng có thể phức tạp như là sự thực thi đạt tiêu chuẩn quốc tế về mức độ cho phép của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nhập khẩu của một chính phủ nước ngoài. Một ví dụ khác là thủ tục đối với một công ty đa quốc gia như là một điều kiện tham gia cho một nhà thầu phụ trong chuỗi giá trị toàn cầu của nó. [1]

Theo Kaplinsky và Morris (2001), có ba hình thức quản trị chuỗi giá trị, cụ thể là thiết lập luật quản trị, quản trị điều hành và quản trị tư pháp. Thiết lập luật quản trị đề cập đến các vấn đề về thiết lập quy tắc và quy định điều chỉnh hoạt động của chuỗi giá trị. Một khi các quy tắc và các quy định được sinh ra, việc giám sát thực hiện để

đảm bảo việc tuân thủ các quy tắc là cần thiết. Đây là chức năng quản trị tư pháp. Xử phạt cả hai tiêu cực và tích cực là chìa khoá quản trị tư pháp. Tuy nhiên, để đáp ứng những quy tắc và các quy định, các tác nhân trong chuỗi giá trị có thể cần sự trợ giúp. Điều hành quản trị về việc hỗ trợ người tham gia trong chuỗi giá trị để thực hiện các quy tắc và các quy định yêu cầu. Ba hình thức của quản trị có thể được thực hiện bởi cả những tác nhân bên ngoài và bên trong chuỗi giá trị. Phần lớn các cuộc thảo luận hiện tại của quản trị không nhận ra sự khác biệt này của ba loại quản trị này, bởi vì trong một số trường hợp, các bên cùng được cho là bao gồm tất cả ba loại tác động của ba loại quản trị.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 32 - 33)