3.1.2.1 Mức độ khác biệt sản phẩm
Sự khác biệt sản phẩm tôm thẻ chân trắng được xem xét dựa vào kích cỡ, chất lượng, tiêu chuẩn kháng sinh qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kích cỡ tôm được tính bằng số con tôm trên 1kg, kích cỡ tôm càng lớn giá mua càng cao và ngược lại. Chất lượng tôm được phân thành 2 loại: tôm sống và tôm ngâm đá. Tôm ngâm đá cũng phân thành 2 loại: tôm ngâm đá vỏ còn cứng, tươi nguyên và tôm ngâm đá mềm vỏ. Tất cả đều phải tuân theo quy định không có chất kháng sinh bị cấm sử dụng như Chloramphenicol, Trifuralin, CAP, AOZ, AMOS,…trong nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng.
Mặt khác, công ty có thể thu mua tôm dựa theo cách phân loại tôm còn sống và tôm ngâm đá, chênh lệch giá giữa 2 loại này lên đến 10 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nay hình thức thu mua tôm sống rất ít xảy ra vì hình thức thu hoạch tôm sống tốn kém chi phí, những đơn hàng yêu cầu sản phẩm từ tôm sống của nhà nhập khẩu ít.
3.1.2.2 Rào cản gia nhập ngành
Hộ nuôi tôm
Theo kết quả điều tra, những rào cản gia nhập ngành của hộ nuôi tôm trong những năm gần đây được thể hiện chủ yếu trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Rào cản gia nhập ngành đối với hộ nuôi tôm
STT Rào cản gia nhập Mức độ đồng ý
(%)
1 Môi trường, dịch bệnh 90% 2 Kỹ thuật, kinh nghiệm 75% 3 Thiếu vốn, thiếu đất 40 % 4 Chi phí nuôi cao 55%
5 Lý do khác 15%
Nguồn: Theo kết quả điều tra
Số liệu trên cho thấy những rào cản gia nhập ngành nuôi trồng tôm thẻ chân trắng hiện nay bao gồm: Môi trường dịch bệnh, kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi tôm, thiếu vốn, thiếu đất, chi phí nuôi tôm cao và một vài lý do khác như sợ rủi ro mất vốn, thiếu hiểu biết quy định vùng nuôi, quy định chất cấm sử dụng,…
Đại lý thu gom
Rào cản gia nhập ngành đối với đại lý thu gom hiện nay rất cao. Để làm được nhà thu gom cấp 1, họ phải có mối quan hệ rộng với với hộ nuôi tôm để có nguồn cung cấp tôm thẻ chân trắng đầy đủ, cũng như mối quan hệ bạn hàng với đại lý cấp 2 hoặc mối quan hệ với công ty chế biến.
Bảng 3.2: Rào cản gia nhập ngành đối với đại lý cấp 1
STT Rào cản gia nhập Số lượng
bảng
Mức độ đồng ý (%)
1 Thiếu vốn đầu tư 4 80% 2 Thiếu nguồn cung cấp 2 40%
3 Thiếu mối quan hệ với hộ nuôi,
cũng như với các công ty 5 100 % 4 Cạnh tranh cao 4 80%
5 Lý do khác 1 20%
Nguồn: Theo kết quả điều tra
Theo kết quả điều tra, có 5 mẫu đại lý cấp 1 đều đồng ý thiếu mối quan hệ với hộ nuôi cũng như công ty chế biến là rào cản khó khăn nhất để gia nhập ngành, thiếu vốn kinh doanh, thiếu cơ sở vật chất luôn xảy ra chiếm 80%. Mức cạnh tranh về giá giữa các đại lý thu mua cấp 1 diễn ra gay gắt, những lý do khác như thiếu kiến thức kỹ thuật bảo quản, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm,…là những rào cản chủ yếu.
Đối với đại lý cấp 2, rào cản chủ yếu là vốn kinh doanh và mối quan hệ với các bộ phận thu mua ở các công ty chế biến. Mối quan hệ của đại lý cấp 2 thường là mối quan hệ quen biết, hoặc người thân của những nhân viên có quyền quyết định thu mua nguyên liệu hoặc quen biết với lãnh đạo của công ty.
Người bán lẻ
Với sản lượng bán ra hàng ngày ít, thiếu nguồn cung cấp, lợi nhuận chỉ đủ trang trải cho chi phí sinh hoạt hàng ngày nên nhiều người không quan tâm tham gia vào công việc của người bán lẻ. Bên cạnh đó, sản phẩm tôm thẻ chân trắng khó bảo quản lâu, khi sản lượng bán không hết trong ngày buộc lòng phải bán giảm giá ảnh hưởng đến lợi nhuận nên tạo ra khó khăn nhất định gia nhập ngành.
Công ty chế biến
Đối với công ty chế biến, để gia nhập ngành xuất khẩu sản phẩm tôm thẻ chân trắng các doanh nghiệp phải đối diện với nhiều rào cản như: thị trường xuất khẩu, công nghệ chế biến, quản lý, thị trường nguyên liệu nội địa, cũng như các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang F17 là một trong những công ty có lượng thu mua tôm thẻ chân trắng lớn của tỉnh Khánh Hòa, một năm có thể thu mua và chế biến đến 20.000 tấn. Theo kết quả nghiên cứu, để gia nhập ngành các doanh nghiệp phải có:
- Thị trường xuất khẩu và tuân theo quy định của mỗi thị trường như HACCP, ISO, BRC, IFS.
- Công nghệ chế biến sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
- Phải có đội ngủ quản lý chuyên nghiệp cũng như lượng công nhân có tay nghề cao. - Cạnh tranh thu mua nguyên liệu nội địa diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp, với diễn biến thất thường của thời tiết, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng làm sản lượng nguyên liệu tôm thẻ chân trắng giảm, cạnh tranh thu mua nguyên liệu diễn ra gay gắt hơn.
- Mức thuế chống bán phá giá do thị trường Mỹ áp đặt cho sản phẩm tôm thẻ chân trắng khiến chi phí tăng lên cũng là một trong những rào cản nhất định.
- Thông tin thị trường nhập khẩu, cũng như khối lượng tiêu thụ tại các thị trường nhập khẩu còn hạn chế, hay nói theo cách khác thị trường đầu ra cũng là một trong những rào cản gia nhập ngành.
3.1.2.3 Tiếp cận thông tin thị trường
Kết quả khảo sát mức độ tiếp cận thông tin thị trường của hộ nuôi tôm được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.3: Mức độ tiếp cận thông tin thị trường của Hộ nuôi tôm
Mưc độ tiếp cận thông tin Số phiếu đồng ý Tỷ lệ (%)
- Dễ dàng 11 55
- Khó khăn 8 40
- Rất khó khăn 1 5
Qua bảng trên cho ta thấy mức độ tiếp cận thông tin thị trường của hộ nuôi tôm tương đối dễ dàng, chiếm 55%. Một số hộ nuôi tôm cũng gặp khó khăn trong việc có thông tin chiếm 40% và 5% là rất khó khăn trong việc tiếp cận thông tin.
Theo kết quả nghiên cứu, nguồn cung cấp thông tin cho hộ nuôi tôm chủ yếu thông qua đại lý thu gom cấp 1 bằng điện thoại, chiếm 75 %. Bên cạnh đó, họ cũng được cung cấp thông tin từ hộ nuôi tôm khác chiếm 20%, còn lại là từ phương tiện truyền thông như báo, đài, tivi, internet,…
Bảng 3.4: Nguồn cung cấp thông tin của Hộ nuôi tôm
Nguồn cung cấp thông tin Tỷ lệ (%)
Đại lý thu mua 75 Hộ nuôi tôm khác 20 Phương tiện truyền thông 5
Nguồn khác 5
Nguồn: Theo kết quả điều tra
- Đối với đại lý thu mua cấp 1: họ chủ yếu có thông tin hàng ngày từ đại lý cấp 2 hoặc từ công ty chế biến.
- Đối với đại lý thu mua cấp 2: họ chủ yếu có thông tin thị trường hàng ngày qua các công ty chế biến.
- Đối với người bán lẻ, thông tin họ nhận được chủ yếu từ đại lý thu gom cấp 1 và các người bán lẻ khác.
- Đối với công ty chế biến, họ tiếp cận thông tin thị trường một cách dễ dàng qua các phương tiện thông tin đại cũng như các website hoặc qua tạp chí chuyên ngành,…và hiệp hội thủy sản VASEP.
3.2 Tổ chức vận hành thị trường 3.2.1 Phân loại và cơ sở hình thành giá 3.2.1 Phân loại và cơ sở hình thành giá
Sản phẩm tôm thẻ chân trắng được bán trên thị trường đều được cung cấp bởi hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy họ không phải là người quyết định giá bán trên toàn thị trường, cũng không phải là nhóm trung gian quyết định mà giá cả chủ yếu phụ thuộc vào nhà nhập khẩu nước ngoài. Ngoài ra, giá tôm thẻ chân trắng còn phụ thuộc vào mùa vụ.
Theo kết quả khảo sát, công ty chế biến là người có quyền định giá thu mua tôm thẻ chân trắng bởi sức mua của họ lớn. Sản phẩm chế biến của các công ty chế biến
chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu nên giá mua của công ty chế biến bị chi phối mạnh bởi các nhà nhập khẩu nước ngoài. Chính vì vậy, người có quyền quyết định giá cao nhất đối với sản phẩm tôm thẻ chân trắng là nhà nhập khẩu. Dựa vào giá của nhà nhập khẩu, các công ty chế biến định giá cho các đại lý, rồi đại lý quyết định giá cho hộ nuôi tôm. Riêng thị trường nội địa, giá cả phụ thuộc vào cung cầu của sản lượng tôm thẻ chân trắng, chất lượng tôm thẻ chân trắng và khối lượng cung của các loại thủy sản khác.
Giá tôm thẻ chân trắng được phân loại và định giá khác nhau dựa trên kích cỡ tôm. Tháng 1 năm 2011, giá tôm thẻ chân trắng bình quân loại kích cỡ từ 40 – 60 con/kg khoảng 120.000 đồng/kg; loại kích cỡ từ 61 – 80 con/kg có giá bình quân khoảng 93.000 đồng/kg; loại kích cỡ từ 81 -100 con/kg có giá bình quân khoảng 82.000 đồng/kg; loại kích cỡ từ 101 – 120 con/kg có giá bình quân khoảng 67.000 đồng/kg; loại kích cỡ 121 – 150 con/kg có giá bình quân khoảng 63.000 đồng/kg và loại kích cỡ lớn hơn 150 con/kg có giá bình quân khoảng 57.000 đồng/kg.
Dựa vào giá cả của công ty chế biến đưa ra, các tác nhân tự thương lượng và hình thành giá sao cho có lợi nhất cho mình.
Hộ nuôi tôm là tác nhân đầu tiên trong chuỗi nhưng lại là người nhận giá cuối cùng và gần như không có quyền trong việc định đoạt giá bán cho sản phẩm của mình. Nguyên nhân là hộ nuôi tôm thiếu thông tin giá cả thị trường thế giới, chỉ nhận giá từ người mua trong nươc. Bên cạnh đó, công ty chế biến không chủ động về giá nên ảnh hưởng đến giá của toàn chuỗi.
Như vậy, xét toàn chuỗi tôm thẻ chân trắng thì công ty chế biến là tác nhân quyết định giá tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, nếu xét trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam không có quyền định giá mà phải chịu nhận giá từ các nước nhập khẩu. Điều này nói lên thực tế rằng, các tác nhân trong chuỗi còn hạn chế thông tin thị trường, không nắm bắt được nhu cầu người tiêu dùng trên thế giới đối với sản phẩm này; chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi và vị thế các công ty chế biến thủy sản của nước ta trên thị trường thế giới còn rất thấp.
3.2.2 Hoạt động mua vào và bán ra
Hộ nuôi tôm
Hộ nuôi tôm ở thị xã Ninh Hòa thường nuôi 2 vụ trong năm, vụ 1 thường bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 5 âm lịch, vụ 2 thường bắt đầu từ tháng 6 và kết
thúc vào tháng 8 âm lịch. Để nuôi tôm, họ cần mua con giống của các công ty hoặc từ các trại giống tư nhân, đa số hộ nuôi tôm đều mua từ các tại giống tư nhân với các lý do khác nhau như: giá thấp, quen biết,... Ngoài con giống, thức ăn và các loại thuốc hóa chất cần thiết để nuôi tôm, họ chủ yếu mua ở các cửa hàng bán thuốc và thức ăn thủy sản trên địa bàn địa phương. Sau khi đến thời kỳ thu hoạch, tôm thẻ chân trắng đạt đến kích cỡ thu hoạch, trung bình khoảng 100 con/kg. Hộ nuôi tôm tại thị xã Ninh Hòa tự liên hệ với đại lý thu mua cấp 1 hoặc công ty chế biến. Nước trong ao được rút ra một lượng vừa phải, sau đó khoảng 4 công nhân mang dụng cụ lưới kéo chuyên nghiệp bỏ xuống ao nuôi, với nguồn điện từ 6V – 12V. Người kéo lưới thu hoạch tôm thường do hộ nuôi tôm thuê bởi vì khi kéo với nguồn điện 6V sẽ kéo được tôm kích cỡ lớn. Điều này sẽ quyết định kích cỡ mẫu để định giá sau khi tôm được vớt mẫu và sẽ tiến hành kiểm tra kích thước, mỗi bên đều thực hiện chọn mỗi mẫu riêng và tính trung bình dựa trên số con tôm trên 1 kg mà 2 bên lấy mẫu. Nếu kích cỡ tôm thể chân trắng phù hợp với yêu cầu của đại lý hoặc công ty chế biến thì sẽ tiến hành cho thu hoạch. Trong quá trình thu hoạch, nếu bên nào cảm thấy mẫu chưa đại diện được, họ có thể yêu cầu lấy lại mẫu, mẫu mới sẽ đại diện cho sản lượng được thu hoạch sau thời điểm lấy mẫu lại.
Đại lý thu mua cấp 1
Sau khi nhận được thông tin từ hộ nuôi tôm muốn bán tôm, đại lý cấp 1 thông báo giá cho hộ nuôi tôm giá cả của các loại theo kích cỡ tôm. Nếu hai bên đạt thỏa thuận, đại lý cấp 1 sẻ tiến hành thu mua. Với trường hợp sản lượng trong ao rất ít, họ có thể gọi các mối bán lẻ tới để chia ra ngay sau khi tôm được thu hoạch. Trường hợp sản lượng nhiều, đại lý cấp 1 thường thuê xe hoặc đưa xe của mình và các dụng cụ chứa đựng đến để tiến hành thu mua. Các thùng phi được chứa nước sẵn ở trên xe, sau đó có khoảng 2 công nhân phụ trách đưa tôm vào trong phi và tiến hành bỏ đá lạnh vào để tôm chết từ từ và giữ được mức độ tươi sống cho tôm.
Tôm thẻ chân trắng được đại lý cấp 1 bán qua nhiều kênh khác nhau, khoảng 53,9% khối lượng tôm thẻ chân trắng được đại lý cấp 1 bán cho đại lý cấp 2, Trường hợp các đại lý cấp 1 có đủ khả năng giao dịch trực tiếp với công ty chế biến chiếm khoảng 15,4% khối lượng và khoảng 7,7% khối lượng tôm thẻ chân trắng bán cho người bán lẻ. Số lượng bán lẻ thường là những tôm có kích cỡ nhỏ hoặc bị công ty chế biến trả lại lô hàng. Theo kết quả khảo sát các đại lý cấp 1 tỷ lệ công ty trả lại lô hàng rất ít, một năm chỉ xẩy ra một vài lần.
Đại lý thu mua cấp 2
Như đã đề cập ở các phần trước, đại lý thu mua cấp 2 là những người có lượng vốn lớn, có mối quan hệ rộng với các công ty chế biến. Hoạt động của họ là chỉ định các đại lý cấp 1 có thể bán ở công ty nào giá mua cao hơn, lấy phiếu nhập nguyên liệu của công ty chế biến để các đại lý cấp 1 vận chuyển tôm đến và ăn chênh lệch 500 đồng/kg.
Người bán lẻ
Người bán lẻ có thể thu mua tôm tôm thẻ chân trắng tại ao do hộ nuôi tôm bán, rất ít hộ nuôi tôm làm công việc này vì họ không có mối bán. Sau khi thỏa thuận được giá, người bán lẻ có thể thuê người thu hoạch tôm rồi chia nhỏ sản lượng cho nhiều người bán lẻ khác hoặc thu hoạch mỗi ngày mỗi ít, kéo dài 3 – 4 ngày. Mặt khác, người bán lẻ có thể thu mua qua đại lý cấp 1 sau đó tiến hành đưa tôm vào dụng cụ chứa đựng, cho đá vào nước và tiếp tục bảo quản. Hoạt động bán lẻ diễn ra hàng ngày ở các chợ hoặc cung cấp cho các nhà hàng khách sạn ở địa phương. Vào mùa vụ thu hoạch tôm, một ngày người bán lẻ có thể bán được bình quân từ 10 – 15 kg ở các chợ, nếu bán không hết họ có thể bỏ tủ lạnh ngày sau tiếp tục bán bằng cách lột vỏ. Trong quá trình buôn bán, nhiều người bán lẻ thường bảo quản tôm bằng đá và nước, một số người có thể bỏ ure hoặc fomol cho tôm tươi lâu gây ảnh hưởng và chất lượng tôm cũng như người tiêu dùng.
Công ty chế biến
Tôm thẻ chân trắng được công ty thu mua nhiều nguồn. Theo kết quả điều tra, công ty chế biến thu mua trực tiếp từ hộ nuôi tôm khoảng 20,9%. Những hộ nuôi tôm