Thực hiện liên kết dọc giữa những tác nhân trong chuỗi

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 102 - 105)

Hiện nay yêu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm thủy sản không chỉ về vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn cả về vấn đề bảo vệ môi trường. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ đòi hỏi sản phẩm sản xuất phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như vấn đề truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Các vấn đề này phải được kiểm soát trong toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu nuôi trồng, bảo quản đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên trên thực tế, việc mua bán sản phẩm giữa công ty chế biến và hộ nuôi tôm phải thông qua hệ thống đại lý thu mua và giữa các tác nhân không có sự ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau bằng các hợp đồng mua bán dẫn đến vấn đề chất lượng trong chuỗi không được kiểm soát một cách chặt chẽ, khó thực hiện vấn đề truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, sản phẩm chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, lợi ích nhận được của Hộ nuôi tôm còn ít trong khi đó họ phải gánh chịu nhiều rủi ro trong quá trình nuôi và phụ thuộc nhiều vào đại lý thu mua. Công ty chế biến gặp khó khăn trong vấn đề thu mua nguyên liệu vào những thời điểm khan hiếm nguyên liệu và các công ty cạnh tranh với nhau về giá thu mua.

Các tác nhân trong chuỗi còn yếu kém trong việc cập nhật thông tin thị trường, họ không biết được nhu cầu sản phẩm này trên thế giới như thế nào và giá cả ra sao, mà chỉ phụ thuộc vào thông tin từ nhà nhập khẩu, giá bán của sản phẩm chủ yếu do nhà nhập khẩu quyết định. Công ty chế biến là người nhận giá từ nhà nhập khẩu và là người có quyền lực định giá trong chuỗi giá trị, hộ nuôi tôm là người nhận giá cuối cùng.

Mô hình hợp tác dọc hình thành mối liên kết giữa công ty chế biến thủy sản với đại lý thu mua, hộ nuôi tôm và người cung cấp dịch vụ đầu vào thông qua các hình thức hợp đồng kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó hình thức hợp đồng thu mua gắn với đầu tư và bao tiêu sản phẩm.

Hình 4.1: Liên kết dọc trong chuỗi

Khung pháp lý nhằm thúc đẩy liên kết dọc là Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, tạo điều kiện phát triển liên kết dọc và nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Hợp đồng tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng hoá nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững.

Trong điều 2 của Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ghi rõ:

Hợp đồng tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng hoá phải được ký với người sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất. Trước mắt, thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với các sản phẩm là các mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu : gạo, thuỷ sản, chè, cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều, quả, dâu tằm, thịt,... và các sản phẩm chủ yếu để tiêu dùng trong nước có thông qua chế biến công nghiệp: bông, mía, thuốc lá lá, cây rừng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ, sữa và muối...

Hợp đồng tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng hoá ký giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức:

- Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá; - Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá;

- Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá,

- Liên kết sản xuất: hộ nuôi tôm được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau

Hợp đồng Hợp đồng Cơ sở cung cấp dịch vụ: thức ăn, giống, vận chuyển, đá, thiết bị… Hộ nuôi tôm

Đại lý thu mua

Công ty chế biến

Nhà nhập khẩu

HỢP TÁC DỌC Tổ chức hỗ trợ

đó hộ nuôi tôm được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa hộ nuôi tôm và doanh nghiệp.

Hợp đồng tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng hoá phải bảo đảm nội dung và hình thức theo qui định của pháp luật.

Ứng dụng nghị quyết vào thực tế cần nhiều bên liên quan hỗ trợ, đối với tác nhân trong chuỗi, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm mang tính ràng buộc pháp lý, thể hiện tin thần và trách nhiệm những cam kết của mỗi tác nhân:

 Người nuôi tôm: Thực hiện đúng hợp đồng với công ty chế biến và đại lý thu mua, cam kết các vấn đề về bảo quản chất lượng sản phẩm, cung cấp thông tin liên quan đến sử dụng hóa chất và thức ăn, bao gồm:

- Thực hiện chăm sóc tôm theo đúng quy trình từ khâu làm ao cho tới khi thu hoạch.

- Tuân thu nghiêm ngặt các quy định về kỹ thuật nuôi do bên liên quan cung cấp và hướng dẫn.

- Cung cấp các thông tin liên quan trong quá trình nuôi tôm để bên liên quan có hướng giải quyết kịp thời khi có vấn đề xảy ra.

- Ghi sổ nhật ký nuôi tôm từng ao riêng biệt, để công tác truy xuất nguồn gốc được thuận lợi

 Đại lý thu mua: Thực hiện đúng hợp đồng ký kết với bên liên quan, đảm bảo chất lượng nguyên liệu khi cung ứng, giá thu mua từ hộ nuôi tôm, cung cấp thông tin thị trường giá cả cho hộ nuôi tôm và thông tin về nguyên liệu thu mua cho công ty chế biến thông qua hợp đồng với hộ nuôi tôm và công ty chế biến.

 Công ty chế biến thủy sản: Thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm như cam kết với bên liên quan, hỗ trợ vốn, kỹ thuật và cung ứng dịch vụ đầu vào cho bên liên quan như:

 Con giống: cung cấp con giống tốt, sạch bệnh.

 Thức ăn: cung cấp trong suốt quá trình nuôi.

 Kỹ thuật: hỗ trợ kỹ thuật nuôi tiên tiến, nuôi theo mô hình an toàn sinh học, đảm bảo yếu tố môi trường đạt tiêu chuẩn Global GAP của EU.

Bên cạnh đó, công ty chế biến phải bao tiêu sản phẩm đầu ra, cung cấp thông tin về thị trường cụ thể như sau:

 Cung cấp thông tin thị trường liên quan đến nghề nuôi và xuất khẩu tôm.

 Để có các dịch vụ hỗ trợ đầu vào cho bên liên quan, công ty chê biến tiến hành ký hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ.

 Các đối tượng liên quan khác như cam kết cung cấp tín dụng từ ngân hàng, bảo hiểm rủi ro từ tổ chức bảo hiểm, cam kết đánh giá và cấp giấy chứng nhận của cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Ngoài ra, để xúc tiến tác nhân trong chuỗi hợp tác làm ăn với nhau, cần thực hiện sàn giao dịch để giao lưu gặp gỡ như:

- Khuyến khích các tác nhân chuỗi tham gia vào các hội chợ thương mại và tổ chức triển lãm nhằm tập hợp các tác nhân trong cùng một chuỗi.

- Tổ chức các cuộc họp và/hoặc hội thảo giữa người bán và người mua, đi thăm các nhà mua và/hoặc bán sản phẩm nhằm xây dựng quan hệ kinh doanh.

- Xây dựng “trang vàng”, sàn điện tử, góc thông tin v.v. tạo điều kiện thuận lợi cho cả đôi bên trong việc tìm kiếm người mua và người bán tiềm năng.

Vai trò cơ quan quản lý ngành:

Các ngành và các đoàn thể tại địa phương có trách nhiệm như sau:

 Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về phương thức sản xuất theo hợp đồng, tăng cường giáo dục về pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho doanh nghiệp và hộ nuôi tôm để nhân dân đồng tình hưởng ứng phương thức làm ăn mới trong cơ chế thị trường.

 Giúp đỡ cần thiết và tạo điều kiện cho người sản xuất và doanh nghiệp thực hiện phương thức tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.

 Phát hiện kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp và người sản xuất trong quá trình thực thi phương thức này.

 Hội nông dân Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng phát huy vai trò, vị trí của ngành mình hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)