Diện tích nuôi, sản lượng khai thác, kim ngạch xuất khẩu và thị trường

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 45 - 46)

tiêu thụ tôm thẻ chân trắng

Năm 2010, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cả nước gần 25.000 ha (tăng 30% so với 2009), sản lượng đạt 135.000 tấn (tăng 50% so với năm 2009). Lần đầu tiên giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2010 đạt 2,106 tỷ USD, sản lượng 240.985 tấn, trong đó tôm chân trắng chiếm 26% sản lượng và 20% giá trị. Giá trị xuất khẩu của tôm chân trắng năm 2010 đã đạt 414,6 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với năm 2009, bằng 8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong năm. Thị phần xuất khẩu như vậy là không nhỏ. Đó là chưa kể đến một sản lượng đáng kể tôm thẻ chân trắng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tiểu ngạch. Đến năm 2011, sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 139.400 tấn, tăng 34,5% so với năm trước. Năm thị trường lớn mà tôm Việt Nam xuất khẩu là Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Đức.

Hiện nay các tỉnh dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng và diện tích lên tới hơn 40.000 ha. Theo thống kê của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, tính đến tháng 4 năm 2011, cả nước hiện có trên 500 trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, mỗi năm sản xuất khoảng 10 tỷ con giống. Tuy nhiên, với diện tích nuôi thả như hiện nay, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 50 tỷ con giống. Như vậy, nguồn tôm giống chân trắng sản xuất tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng rất ít so với nhu cầu thực tế. Sau nhiều năm triển khai thử nghiệm, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã sản xuất thành công giống tôm chân trắng có nguồn gốc từ Hawaii. Bước đầu viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III sản xuất con giống chất lượng cao với tên gọi F1-V3-VN (tôm con thế hệ thứ nhất của viện nuôi trồng thủy sản III Việt Nam để nuôi thành tôm bố mẹ). Tôm giống F1-V3-VN có khả năng sinh sản ở

điều kiện miền Trung tương đối ổn định, mỗi lần đẻ từ 200.000 - 230.000 trứng, trong khi đó tôm nhập trực tiếp từ Hawaii đẻ từ 170.000 - 190.000 trứng. Tỷ lệ nở và tỷ lệ thụ tinh của tôm F1-V3-VN cũng cao hơn so với tôm nhập trực tiếp từ Hawaii. Và thời gian đẻ lần đầu sau khi cắt mắt của giống tôm cũng sớm hơn. Đó chính là cơ hội tốt cho người nuôi tôm thẻ về nguồn giống cho năng suất cao, vươn lên làm giàu chính đáng từ hoạt động nuôi trồng thủy sản của mình.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 45 - 46)