Liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 35 - 148)

1.3.5.1 Khái niệm liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế kí kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước

1.3.5.2 Các hình thức liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị

- Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ: liên

kết những người nghèo sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm cộng đồng/ tổ hợp tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm.

- Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi (Ví dụ: nhóm cộng đồng liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm).

1.3.5.3 Lợi ích của liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị

 Đối với liên kết ngang

- Giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng thành viên của tổ.

- Tổ/nhóm có thể đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng. - Tổ/nhóm có thể ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn.

- Tổ/nhóm phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.

 Đối với liên kết dọc - Giảm chi phí chuỗi.

- Có cùng tiếng nói của những người trong chuỗi.

- Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi luật pháp nhà nước.

- Tất cả thông tin thị trường đều được các tác nhân biết được để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.

1.4 Tầm quan trọng việc phân tích chuỗi giá trị

Việc phân tích chuỗi giá trị mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, …ở những khía cạnh sau:

- Nhận diện lợi thế cạnh tranh: Phân tích chuỗi giá trị giúp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,… nhận dạng lợi thế cạnh tranh, hiểu rõ hơn từng công đoạn, từng chi tiết trong chuỗi giá trị, sản phẩm hoặc ngành hàng, xác định được những điểm mạnh và những điểm yếu của sản phẩm hay ngành hàng mình. Từ đó, có cơ sở để có thể xác định chính xác lợi thế cạnh tranh của mình và có chiến lược cụ thể cho sản phẩm hoặc ngành hàng của mình dựa trên lợi thế cạnh tranh sẵn có.

- Cải tiến hoạt động: Phân tích chuỗi giá trị giúp các cá nhân, tổ chức, … hiểu rõ hơn về chuỗi giá trị, xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của quá trình cung cấp sản phẩm hay dịch vụ và các yếu tố có liên quan đến chuỗi bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận, công nghệ, kiến thức, …Từ đó, sẽ đưa ra những phương pháp điều chỉnh phù hợp, giúp họ hoàn thiện hay nâng cấp những quy trình hoạt động trong chuỗi nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn.

- Phân phối thu nhập hợp lý: Việc phân tích chuỗi giá trị giúp các tổ chức thực hiện việc phân phối thu nhập hợp lý. Thông qua cách lập sơ đồ các hoạt động trong chuỗi, phân tích tổng thu nhập của một chuỗi giá trị thành những khoản mà các bên tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được để có được những đánh giá khách quan về sự đóng góp của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị.

- Tạo ra cơ hội đánh giá lại năng lực: Thông qua phân tích chuỗi giá trị sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình, nắm rõ đặc điểm của từng công đoạn trong chuỗi giá trị cũng như hiệu quả hay giá trị gia tăng được tạo ra từng công đoạn đó dựa vào phân tích các yếu tố liên quan đến chi phí, lợi nhuận, công nghệ, kiến thức, …

Ngoài ra, phân tích chuỗi có tác dụng nhấn mạnh vai trò của quản trị chuỗi giá trị, xác định vai trò nâng cấp chuỗi và làm cơ sở cho việc hình thành các chương trình, dự án hỗ trợ cho một chuỗi giá trị.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở THỊ XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam

2.1.1 Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam

Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp Thủy sản. Từ lâu Việt Nam cùng với Indonesia và Thái Lan đã trở thành những quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011Năm Nghìn tấn

Hình 2.1: Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam trong 20 năm qua gia tăng mạnh. Từ năm 1991 là 969 ngàn tấn, đến năm 2011 tăng lên 5.200 nghìn tấn. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2011 ngành thủy sản vượt chỉ tiêu đề ra và tiếp tục đạt mức cao hơn cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản cả năm 2011 đạt 5.200 nghìn tấn, tăng 4,4% so với kế hoạch năm và 1,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 2.200

nghìn tấn, đạt kế hoạch và bằng 90,9% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng đạt 3.000 nghìn tấn, tăng 7,8% so với kế hoạch năm 2011 và tăng 10,8% so với cùng kỳ; diện tích nuôi trồng đạt 1.093 ha, bằng 97,3% kế hoạch năm 2011 và tăng 2,5 so với cùng kỳ. Sản lượng thuỷ sản khai thác 06 tháng đầu năm 2012, đạt 1.289 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2011; sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 06 tháng đầu năm đạt 1.338 nghìn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2011 và diện tích nuôi đạt khoảng 4.669 ha.[16]Sản xuất trên biển đã được duy trì và đạt kết quả tương đối ổn định so với năm 2010. Đáng chú ý, mô hình sản xuất trên biển theo tổ, đội đã bước đầu phát huy hiệu quả; công tác quản lý tàu cá được thực hiện tương đối tốt với việc phối hợp quản lý tàu cá khi xuất bến, quản lý tàu cá bằng thiết bị giám sát đã giúp đảm bảo an toàn hoạt động nghề cá trên biển và phòng tránh thiên tai.

Theo Tổng cục Thủy sản đánh giá, công tác thanh kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh, kiểm soát các yếu tố đầu vào trong nuôi trồng thủy sản đã bước đầu được duy trì nhưng chưa xây dựng được kế hoạch bài bản với các nội dung trọng điểm (sản phẩm, chỉ tiêu cần kiểm tra, địa điểm, thời điểm…) tạo chuyển biến có tính đột phá.

Việc tổ chức các mô hình quản lý cộng đồng trong khai thác và nuôi trồng thủy sản đã được Tổng cục Thủy sản phối hợp với một số địa phương thực hiện. Quy chế đồng quản lý nghề cá đã góp phần vào kết quả sản xuất, đặc biệt khi có dịch bệnh và đang được tổng hợp, xây dựng văn bản quy phạm nhưng cần khẩn trương hoàn thành để ban hành và hướng dẫn thực hiện trên cả nước.

Theo kế hoạch năm 2012, Tổng cục Thủy sản đặt ra một số chỉ tiêu như: diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.110 ha, bằng 101,5% so với ước thực hiện của năm 2011; sản lượng thủy sản nuôi đạt 3.150 nghìn tấn, bằng 105% so với ước thực hiện của năm 2011; khai thác thủy sản đạt 2.200 nghìn tấn.

2.1.2 Giá trị và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Cùng với sản lượng nuôi trồng và khái thác, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2011 đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo kế hoạch 2012, Tổng cục Thủy sản đề ra kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6.300-6500 triệu USD. Tính đến 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản Việt Nam đạt 2.627 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,9 tỷ USD tăng 10,6% so với cùng kỳ. [16]

Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2011 Thị Trường Năm 2011 (triệu USD) So với cùng kỳ năm 2010 (%) EU 1.331,762 +10,7 Đức 241,251 +14,9 Italia 181,947 +34,4 Hà Lan 158,182 +20,2

Tây Ban Nha 157,841 -5,9

Pháp 130,596 +7,1 Mỹ 1.178,420 +21,3 Nhật Bản 1.003,955 +11,9 Hàn Quốc 477,582 +23,7 TQ và Hồng Kông 347,905 +40,7 Hồng Kông 118,319 +37,4 ASEAN 308,842 +43,2 Ôxtrâylia 160,944 +6,0 Canađa 144,049 +23,1 Mêhicô 111,596 +25,7 Nga 105,655 +17,8 Các thị trường khác 947,195 +42,3 TỔNG CỘNG 6.117,909 + 21.5

Nguồn: Theo VASEP

Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 6,1 tỷ USD trong năm 2011, tăng 21,5% so với năm 2010. Ba thị trường lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn là EU, Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, thị trường EU đạt 1.331 triệu USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Với sự đa dạng các sản phẩm xuất khẩu, Việt Nam đã cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau đến thị trường EU và hiện nay xuất khẩu cá tra đang chiếm ưu thế tuyệt đối, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU và trị trường EU trở thành thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam. Cá tra xuất khẩu sang thị trường EU tương đối ổn định về sản lượng, nhưng giá xuất khẩu lại biến động theo chiều hướng ngày càng thấp hơn. Năm 2011, xuất khẩu cá tra

sang thị trường này giảm hơn 1 % so với năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm vào thị trường EU đã có dấu hiệu tốt trong 2 năm gần đây và dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới. Năm 2011, xuất khẩu tôm vào thị trường EU tăng 20,3% so với năm 2010 và Việt Nam vào vị trí thứ 5 trong nhóm xuất khẩu tôm hàng đầu vào EU với thị phần tăng từ 6,1% năm 2010 lên 7,5% năm 2011. [19]

Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2011 tại thị trường Mỹ là 1.178 triệu USD, tăng 21,3%, trong đó giá trị xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ năm 2011 đạt 331,6 triệu USD, tăng gần 87,8% so với cùng kỳ. [20]

Giá trị xuất khẩu thủy sản tại thị trường Nhật Bản năm 2011 đạt 1.003,9 triệu USD, tăng 11,9% so với năm 2010. Nhật Bản vẫn được xem là thị trường lớn nhất nhập khẩu tôm Việt Nam, đạt 607,202 triệu USD. [18]

Xét toàn bộ các thị trường xuất khẩu thì thị trường các nước ASEAN có tốc độ tăng mạnh nhất, trong năm 2011 đạt 43,2%. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc và Hông Kông có tốc độ tăng 40,7% so với năm 2010 và thị trường Italia tăng 34,4% so với năm 2010. Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc chiếm lấy vị trí thứ 4 về giá trị xuất khẩu, đạt 477 triệu USD, tăng 23,7% và đây là một trong những thị trường ngày càng có vai trò quan trọng tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam.

2.2 Thực trạng nghề nuôi tôm thương phẩm tại Việt Nam

2.2.1 Sản lượng tôm nuôi thương phẩm tại Việt Nam

Sản lượng tôm nuôi thương phẩm Việt Nam từ năm 1991 – 2011 được thể hiện trong hình 2.2 dưới đây.

0 100 200 300 400 500 600 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011Năm Nghìn tấn

Hình 2.2: Sản lượng tôm nuôi thương phẩm ở Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn vào hình 2.2 ta thấy sản lượng tôm cả nước tăng trong vòng 20 năm qua. Năm 1991, sản lượng nuôi tôm cả nước là 35,8 nghìn tấn nhưng đến năm 2011 sản lượng đạt 482,2 nghìn tấn tôm. Trong đó tôm thẻ chân trắng đạt 139,4 nghìn tấn, tăng

34,5% so với năm trước do năng suất cao và chu kỳ nuôi ngắn; tôm hùm lồng đạt 1,3 nghìn tấn, tăng 22,7% (theo Tổng cục thống kê). Mô hình nuôi tôm sú theo hướng thân thiện với môi trường tiếp tục phát triển tại các địa phương nên sản lượng thu hoạch trên phần diện tích này ổn định và tăng khá. Trong năm 2011 tỉnh Cà Mau đạt 106 nghìn tấn/ năm, tăng 10,3% so với năm trước; Kiên Giang 26 nghìn tấn/ tấn, tăng 10% so với năm 2010; Tiền Giang 11 nghìn tấn, tăng 16% so với năm 2010. Ngược lại, trên phần diện tích nuôi công nghiệp năm 2011, tôm sú bị ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh do người nuôi tự phát đào ao mở rộng diện tích trong khi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức và đầy đủ, do đó sản lượng tôm sú năm 2011 giảm 3,7% so với năm 2010. Một số địa phương có sản lượng tôm sú giảm là: Sóc Trăng giảm 37,6%; Bến Tre giảm 23%; Bạc Liêu giảm 0,7%. Tuy nhiên, sản lượng các loại tôm khác tiếp tục tăng nhanh nên sản lượng tôm nói chung năm 2011 không bị ảnh hưởng nhiều.

2.2.2 Giá trị và kim ngạch xuất khẩu tôm thương phẩm Việt Nam

Giá trị xuất khẩu tôm luôn có tỷ trọng lớn trong mặt hàng thủy sản. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 2.396 triệu USD. Đứng đầu các thị trường là Nhật Bản, Mỹ và EU.

Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2011

Thị Trường Năm 2011

(triệu USD) Giá trị (%)

Nhật 607,202 25,34

Mỹ 558,526 23,31

EU 412,890 17,23

Trung Quốc và Hồng Kông 223,664 9,33 Hàn Quốc 157,572 6,58 Các thị trường khác 436,241 18,21 Tổng cộng 2.396,095 100

18.21% 25.34% 23.31% 17.23% 6.58% 9.33% Nhật Mỹ EU TQ và HK Hàn Quốc Các thị trường khác

Hình 2.3: Tỷ trọng xuất khẩu tôm tôm Việt Nam các thị trường

Nguồn: Theo VASEP

Trong các năm qua, kim ngạch xuất khẩu chủ lực mặt hàng tôm vẫn là tôm sú. Tuy nhiên, do tôm thẻ chân trắng có giá thành rẻ, được nhiều khách hàng nước ngoài nhập khẩu và tiêu thụ mạnh vì vậy, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta ngày càng có xu hướng gia tăng nuôi tôm thẻ và thay dần diện tích nuôi tôm sú.

Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu từng loại tôm năm 2011

ĐVT: Triệu USD Sản Phẩm Năm 2011 So với cùng kỳ năm 2010 % Tôm chân trắng 704,226 69,9 Tôm Sú 1.430,780 0,6 Tôm Khác 261,089 - Tổng cộng 2.396,095 13,7

Nguồn: Theo Vasep

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, năm 2011, giá trị xuất khẩu tôm sú đạt 1.430 triệu USD, tăng 0,6% so với năm 2010 và tôm thẻ chân trắng đạt 704 triệu USD, tăng 69,9% so với năm 2010.

2.3 Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam 2.3.1 Đặc điểm về tôm thẻ chân trắng 2.3.1 Đặc điểm về tôm thẻ chân trắng

2.3.1.1 Phân loại

- Tên tiếng Anh: White leg shrimp - Tên khoa học: Penaeus vannamei

- Tên của FAO: Camaron patiblanco

- Tên tiếng Việt: tôm thẻ chân trắng hay tôm chân trắng - Ngành: Arthropoda - Lớp: Crustacea - Bộ: Decapoda - Họ chung: Penaeidea - Họ: Penaeus Fabricius - Giống: Penaeus - Giống phụ: Litopenaeus

- Loài: Litopenaeus vannamei (Boone,1931)

Hình 2.4: Hình dạng ngoài tôm thẻ chân trắng

2.3.1.2 Đặc điểm sinh thái và tập tính sinh sống

Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo đông Thái Bình Dương kéo dài từ phía Nam Peru đến phía Bắc Mehico, thuộc các nước Mexico, Trung và Nam Mỹ, trong vùng nước ấm 20oC, có thể di giống tới các vùng khác trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009).

Tôm thẻ chân trắng được du nhập vào Việt Nam từ nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Trung Quốc… Ban đầu, tôm thẻ chân trắng nhập ngoại với mục đích nuôi thử nghiệm tại chừng mười đơn vị. Bộ Thủy sản, nay đã sáp nhập vào Bộ Nông nghiệp và

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 35 - 148)