Hỗ trợ Hộ nuôi tôm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 98 - 102)

Xuất phát từ mong muốn của nhiều hộ nuôi tôm ở thị xã Ninh Hòa gồm 45% hộ nuôi tôm yêu cầu hỗ trợ vốn, 90% hộ nuôi tôm cần hỗ trợ kỹ thuật, 25% hộ nuôi tôm cho rằng chính quyền cần qui hoạch vùng nuôi, xử lý môi trường chung và 15% hộ nuôi yêu cầu cơ quan chức năng quản lý chất lượng con giống, thức ăn kém chất lượng và thuốc giả. Từ đó tác giả có một số kiến nghị hỗ trợ hộ nuôi tôm như sau:

 Qui hoạch vùng nuôi

Theo một số phản ánh của hộ nuôi tôm, các đối tượng nuôi như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, ốc hương, cua, cá chẽm…được nhiều hộ dân nuôi tự phát, không theo vùng quy định cũng như những khu vực nuôi chưa được chính quyến khuyến khích nuôi. Tình hình nuôi trồng các đối tượng thủy sản manh mún, tự phát, vùng nuôi chồng chéo không kiểm soát được chất lượng nguồn nước và môi trường dễ lây lan dịch bệnh từ đối tượng nuôi này sang đối tượng nuôi khác. Vì vậy, cần nhanh chóng qui hoạch đầu tư cụm, vùng nuôi thủy sản tập trung lớn. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho cụm, vùng nuôi tập trung chú trọng các công trình bảo vệ môi trường. Những cụm, vùng nuôi đó có thể nuôi chuyên biệt theo từng đối tượng, qui hoạch đối tượng nuôi theo mùa vụ ví dụ như 1 vụ nuôi tôm và 1 vụ nuôi cá rô phi. Kiên quyết xử lý các lồng bè nuôi trên mặt nước biển không theo qui hoạch, đảm bảo nguồn nước không ô nhiễm để cung cấp cho các đối tượng nuôi khác. Tiến hành xử lý các hộ nuôi không xử lý nước nuôi trước khi thải ra môi trường.

 Tăng cường phổ biến và đào tạo kỹ thuật nuôi

Phòng Kinh tế thị xã cần phát triển hơn nữa nguồn nhân lực về nuôi trồng thủy sản cho địa phương, tăng cường đội ngũ khuyến nông và có chính sách khuyến khích đội ngũ khuyến nông viên cơ sở. Tăng cường nguồn kinh phí phục vụ công tác khuyến nông, tổ chức các cuộc hội thảo, phổ biến cách thức nuôi và phòng chống các bệnh ở tôm. Đối với Chi cục thú y cần tăng cường, đào tạo và bổ sung cán bộ chuyên môn về nuôi trồng thủy sản tại các địa phương, giúp đỡ các hộ nuôi trong việc phòng bệnh cho tôm. Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nuôi tôm cho các hộ nuôi tôm chân trắng. Nhờ đó các hộ nuôi sẽ được hỗ trợ trang bị những kiến thức nhất định nhằm chủ động hơn trong việc nuôi và phòng chống dịch bệnh cho tôm, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả nuôi tôm chân trắng.

 Hỗ trợ vốn

Nhiều Hộ nuôi tôm không tiếp xúc được nguồn vốn vay do không đủ điều kiện vay tại các tổ chức tín dụng. Cần có sự tư vấn, hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm đăng ký kinh doanh ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, lập ra các phương án kinh doanh, bố trí lại sản xuất để từ đó các tổ chức, chi hội có thể đứng ra can thiệp nhằm cải tiến quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng và chủ hộ nuôi, làm cầu nối để các hộ nuôi có thể tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng mà không cần thế chấp tài sản để từ đó họ có nguồn vốn dồi dào hơn để đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần cải cách thủ tục cho vay nhằm tránh phiền hà, dễ dàng hơn cho người nuôi tôm đi vay.

 Quản lý thị trường thức ăn thủy sản

Thành phần chi phí thức ăn chiếm gần 60% tổng chi phí nuôi được 1kg tôm thương phẩm. Vì vậy, sự gia tăng giá thức ăn chăn nuôi đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm. Phần lớn các thành phần được sử dụng cho sản xuất thức ăn như đậu tương, lúa mì, ngô, các loại vitamin, khoáng chất, và các thành phần khác được nhập khẩu. Giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng trong những năm gần đây do giá cả ngày càng tăng của nguyên liệu nhập khẩu. Để giải quyết vấn đề giá cả thức ăn chăn nuôi, phải chăng trong dài hạn nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương nên có quy hoạch vùng nguyên liệu để phục vụ ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở địa phương, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và biến động giá của thế giới. Ngoài ra, kỹ thuật bảo quản phải được phổ biến cho hộ nuôi tôm để đảm bảo thu

hoạch nông sản để đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi. Trong khi chờ đợi quy hoạch của nhà nước về nguồn nguyên liệu, ta có thể giảm chi phí thức ăn bằng cách ký hợp đồng mua trực tiếp. Ví dụ, thay vì mua thức ăn từ các cửa hàng bán lẻ, hộ nuôi tôm có thể ký hợp đồng trực tiếp với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi cho việc cung cấp quyền thức ăn chăn nuôi tại trại nuôi, giảm chi phí trung gian.

 Quản lý thị trường và chất lượng con giống

Xem xét chất lượng con giống, các tổ, các cơ quan quản lý ngành phải thực hiện các biện pháp quyết liệt cũng như các biện pháp trừng phạt nghiêm trị để ngăn chặn việc bán con giống không rõ nguồn gốc và không được kiểm định. Bên cạnh đó, danh sách các trại sản xuất giống được cấp phép sẽ được công bố rộng rãi cho hộ nuôi tôm. Trong dài hạn, các viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và các công ty sản xuất giống thủy sản đầu tư nghiên cứu sản xuất nguồn tôm bố mẹ tôm thẻ chân trắng chất lượng cao thay thế nguồn tôm bố mẹ tôm thẻ chân trắng nhập khẩu nhằm hạ chi phí sản xuất giống. Từ đó, các trại giống có thể tiết kiệm nhiều chi phí liên quan đến nhập khẩu tôm bố mẹ. Hộ nuôi tôm có thể mua con giống chất lượng cao với giá phù hợp.

 Quản lý các chất bị cấm sử dụng trong nuôi tôm

Ngoài việc, Các cơ quan quản lý ngành tăng cường phổ biến cho hộ nuôi tôm không dùng các chất bị cấm trong nuôi tôm theo công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thì việc liên kết giữ hộ nuôi tôm và công ty chế biến theo dạng liên kết dọc là cần thiết.

 Tạo liên kết ngang giữa những Hộ nuôi tôm

Nhằm mục đích cho người nuôi tôm được tiếp cận nhiều hơn về thông tin thị trường: đầu vào, đầu ra và dịch vụ hỗ trợ. Những lợi ích cụ thể như: giảm chi phí sản xuất cho từng thành viên, đảm bảo chất lượng và số lượng cho khách hàng, thực hiện hợp đồng sản xuất lớn và phát triển sản xuất kinh doanh bền vững. Vì vậy, xây dựng tổ hợp tác giữa những người nuôi tôm là điều quan trọng và cần thiết.

Để hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, việc tổ chức lại sản xuất thành lập các Tổ Hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP Chính phủ là một vấn đề cấp bách. Theo đó, tổ hợp tác hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn, của từ 03 cá nhân trở lên (khác hộ khẩu), cùng đóng

góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Nghị định gồm có 6 chương và 23 điều quy định quy định về cách thành lập tổ hợp tác, cách thức hoạt động và quyền hạn trách nhiệm của từng tổ viên hoặc của tổ hợp tác. Ngoài ra, để hướng dẫn cụ thể nội dụng cụ thể nghị định 151/2007/NĐ-CP Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra thông tư 04/2008/TT-BKH để tạo điều kiện cho các bên tiến hành thành lập tổ hợp tác một cách thuận lợi.

Mặt khác, việc thúc đẩy liên kết ngang giữa người nuôi tôm, yêu cầu đặt ra là các thành viên trong tổ hợp tác có cùng nhu cầu, sở thích và/hoặc mục tiêu kinh tế, cùng mang lại lợi ích kinh tế mới có thể liên kết bền vững. Ngoài ra, cần tiến hành tổ chức các chuyến đi tham quan cho các hộ nuôi tôm học tập mô hình sản xuất kinh doanh và học hỏi kinh nghiệm về kinh tế tập thể, tập huấn nâng cao kiến thức về thị trường cho người dân chỉ ra rõ ràng các lợi ích kinh tế khi tham gia vào tổ, tổ chức các cuộc đối thoại với những người hiện đang sản xuất, kinh doanh, phổ biến nội dung cụ thể của nghị định 151/2007/NĐ-CP; thông tư 04/2008/TT-BKH tháo gỡ vướng mắc trong đăng ký thành lập, lập kế hoạch cụ thể tiến hành sản xuất và kinh doanh của tổ..vv.

Vai trò chính quyền địa phương:

Thành lập Ban vận động xây dựng tổ hợp tác. Thành viên Ban vận động là một phó chủ tịch làm trưởng Ban và các thành viên gồm cán bộ chuyên trách địa chính – nông nghiệp, kinh tế, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, các ban nhân dân ấp. Ban này có nhiệm vụ:

 Tuyên truyền về các lợi ích khi tham gia vào tổ hợp tác, nghị định 151

 Quan sát tình hình sản xuất kinh doanh của địa phương và xác định đối tượng có nhu cầu tham gia tổ. Thu thập thông tin về nhu cầu của họ và tìm thêm một số hộ có nhu cầu tương tự.

 Tư vấn những người có nhu cầu muốn thành lập tổ hợp tác về thủ tục hình thành tổ hợp tác

Áp dụng Điều 111 đến 120 Bộ Luật Dân sự 2005 thành lập tổ hợp tác và bao gồm các bước như sau:

 Bước 1: Để thành lập tổ, phải có tối thiểu 03 người, khác hộ khẩu. Tổ viên là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

 Bước 2: Xây dựng hợp đồng hợp tác. Hợp đồng sau khi xây dựng xong, tổ trưởng tổ hợp tác mang đến UBND xã, phường, thị trấn chứng thực hợp đồng. Sau khi hợp đồng được chứng thực, Ban điều hành tổ tiến hành điều hành tổ theo nội dung hợp đồng đã thống nhất.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 98 - 102)