Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia trong chuỗi

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 81 - 148)

3.3.1.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của hộ nuôi tôm

Theo kết quả điều tra, sản lượng bình quân trên 1 ao nuôi có diện tích trung bình là 0,5 ha qua các năm được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.6: Sản lượng bình quân ao có diện tích 0,5 ha

Đvt: kg

Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Bình quân 3

năm

Sản lượng/ ao 3.713 3.751 3.798 3.754

Nguồn: theo kết quả điều tra

Sản lượng bình quân 3 năm trên 1 ao (0.5 ha) của các hộ nuôi tôm tại thị xã Ninh Hòa đạt 3.754 kg. Bên cạnh đó, chi phí và lợi nhuận biên của hộ nuôi tôm được thể hiện ở bảng sau đây.

Bảng 3.7: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của hộ nuôi tôm

Đvt: đồng/kg STT Khoản mục 2009 2010 2011 Bình quân 3 năm Cơ cấu chi phí (%) 1 Tổng chi phí bình quân 35.954 42.590 51.240 43.261 100 Giống 4.079 5.306 7.043 5.476 12,66 Thức ăn 20.905 25.030 29.507 25.147 58,13 Thuốc 1.661 1.934 2.416 2.004 4,63 Lao động 1.832 2.442 3.508 2.594 6,00 Điện và nhiên liệu 2.355 2.639 3.152 2.716 6,28 Vôi, hóa chất xử lý 1.255 1.477 1.790 1.508 3,48 Thuê đất 1.405 1.390 1.326 1.374 3,17 Khấu hao TSCĐ 902 887 874 888 2,05 Khác 1.559 1.484 1.624 1.556 3,60

2 Giá bán bình quân 47.500 60.480 77.800 61.927

3 Lợi nhuận bình quân 11.546 17.890 26.560 18.665

Theo kết quả nghiên cứu, tổng chi phí bình quân cho 1 kg tôm thẻ chân trắng theo kết quả bao gồm: chi phí con giống, thức ăn, thuốc kháng sinh, lao động, điện và nhiên liệu, vôi hóa chất xử lý, tiền thuê đất, khấu hao TSCĐ và chi phí khác. Nếu đem so sánh 3 năm thì chi phí con giống có xu hướng tăng đáng kể.

- Chi phí con giống: tuy theo hộ nuôi tôm lấy nguồn giống khác nhau nên giá thành cũng khác nhau tùy theo mỗi hộ. Hiện tại có 2 nguồn cung cấp giống đo là nguồn giống tư nhân và nguồn giống công ty. Nguồn giống công ty được kiểm dịch như bệnh còi, đầu vàng,…nên giá thành thường cao hơn giá các trại giống tư nhân từ 20 – 30 đồng/con. Nhìn vào kết quả ta thấy, chi phí con giống bình quân chiếm 12,66% tổng chi phí bình quân cho 1 kg tôm. Năm 2009, chi phí bình quân 4.079 đồng/kg, năm 2010 chi phí này tăng lên 5.306 đồng/kg, tăng 30,1% và đến năm 2011 chi phí này là 7.043 đồng/kg, tăng so với năm 2009 là 72,66%.

Để giải thích nguyên nhân tăng này là do 3 năm 2009, 2010, 2011 đều được mùa tôm thẻ chân trắng, nguồn cung cấp con giống có những lúc thiếu hụt mạnh. Vì vậy, giá bán cũng được tăng qua từng mùa và từng năm.

- Chi phí thức ăn là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí bình quân 1 kg tôm thẻ chân trắng, chiếm 58,13% trong tổng cơ cấu chi phí. Trong 3 năm, chi phí thức ăn có xu hướng tăng khá mạnh. Năm 2009, chi phí thức ăn bình quân là 20.905 đồng/kg, đến năm 2010 là 25.030 đồng/kg, tăng 19,73%. Năm 2011 chi phí này là 29.507 đồng tăng so với năm 2009 là 41,15%. Theo kết quả nghiên cứu, chi phí thức ăn trên thị trường có rất nhiều loại và giá cả khác nhau. Chi phí thức ăn mỗi năm tăng bình quân từ 20 – 25%. Nguyên nhân giá thức ăn chăn nuôi gia tăng mạnh là do thị trường thức ăn trong nước đa phần là nhập khẩu, nguyên liệu đầu vào như ngô, đậu nành,… gia tăng mạnh. Bên cạnh đó, tỷ giá USD/VNĐ ngày càng cao, làm cho chi phí nuôi tôm tăng lên rất mạnh, nếu gặp rủi ro trong quá trình nuôi tôm thì họ thường chịu lỗ chi phí thức ăn.

- Chi phí thuốc: trong quá trình nuôi tôm, nhiều hộ nuôi tôm thường sử dụng thuốc đường ruột, bổ gan, khoáng, vitamin, men vi sinh để thúc đẩy quá trình phát triển của tôm. Tuy nhiên, có một số hộ sử dụng ít hoặc không sử dụng thuốc và kháng sinh vì giá thành cao. Tỷ trọng chi phí này chiếm trong chi phi bình quân 1 kg tôm là 4,63%.

- Chi phí lao động: Hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đều sử dụng lao động tại gia đình. Một số hộ có quy mô nuôi lớn hoặc chủ hộ đã lớn tuổi nhưng gia đình không có lao động phụ giúp thì có thuê thêm lao động. Hình thức trả lương lao động chủ yếu là lương tháng. Không hộ nào trong số các mẫu điều tra sử dụng cán bộ

kỹ thuật trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân. Ngoài ra, chi phí lao động còn bao gồm chi phí sinh hoạt mà chủ hộ chi ra cho lao động thuê ngoài và lao động gia đình. Tiền chi sinh hoạt là các khoản mà chủ đìa chi ra hàng tháng để người lao động sử dụng sinh hoạt hàng tháng, chủ yếu là tiền ăn. Bên cạnh đó còn có các khoản khác như cà phê, trà, thuốc lá,… Theo kết quả điều tra, chi phí lao động trung bình tăng qua từng năm trên 1kg tôm thẻ chân trắng. Cụ thể, năm 2009 chi phí này là 1.832 đồng/kg, năm 2010 là 2.442 đồng/kg, năm 2011 là 3.508 đồng/kg. Chi phí này chiếm 6% trong cơ cấu chi phí bình quân 3 năm của 1 kg tôm thẻ chân trắng.

- Chi phí điện và nhiên liệu: Bình quân 1 ao thường có 4 guồng đập. Đối với hình thức nuôi thâm canh để vận hành 1 ngày đêm thường cần bình quân 7 – 8 lít dầu. Tuy nhiên, nếu có thể dùng điện, chi phí có thể giảm một nữa. Với chi phí xăng dầu qua các năm đều tăng nên việc chi phí này gia tăng mạnh. Năm 2009, chi phí điện và nhiên liệu là 2.355 đồng/kg, năm 2010 là 2.639 đồng/kg, tăng 12,06% so với năm 2009. Năm 2011 chi phí này là 3.152 đồng/kg, tăng 33,84 % so với năm 2009. Bình quân 3 năm, chi phí này là 2.716 đồng/kg và chiếm 6,28%.

- Vôi, hóa chất xử lý: vôi thường được dùng để cải tạo ao trước khi nuôi, diệt trùng đáy ao. Trong khi nuôi vôi cũng thường được bổ sung vào để ổn định và tăng cường độ PH, đồng thời tăng độ kiềm trong môi trường nước. Các hóa chất như Clo, Iodin,…thường được dùng để diệt vi khuẩn và mầm bệnh gây dịch bệnh cho tôm. Bình quân 3 năm qua loại chi phí này là 1.508 đồng/kg và chiếm 3,48% trong tổng cơ cấu chi phí bình quân.

- Thuê đất: chi phí thuê đất thường được hộ nuôi tôm thuê nhiều năm, mỗi hecta có thể thuê bình quân từ giá 8 – 10 triệu đồng/năm. Chi phí thuê đất trong 1 kg tôm khác nhau là vì sản lượng thay đổi, ta lấy chi phí thuê đất chia cho sản lượng nên chi phí có sự chênh lệch. Chi phí thuê đất bình quân trong 3 năm là 1.374 đồng/kg và chiếm 3,17 % cơ cấu chi phí.

- Khấu hao TSCĐ: nhiều hộ nuôi tôm đã nuôi lâu năm, có hộ đã nuôi từ 10 – 20 năm, những tài sản như nhà bảo vệ, máy nổ, guồng đập, phao,… đều được dùng từ nuôi tôm sú chuyển qua. Nhiều loại tài sản cố định đã hết thời gian khấu hao. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hộ nuôi tôm có thể sửa chữa lớn như máy nổ, tu bổ nhà bảo vệ hoặc guồng đập. Chi phí này được tính bình quân trong 1 kg tôm là 888 đồng và chiếm 2,05% trong cơ cấu chi phí bình quân.

- Chi phí khác: các chi phí này bao gôm chi phi mua sắm vật dụng dùng hàng ngày như dụng cụ trộn thức ăn, đèn bình, ống dẫn nước…, và một số chi phí sửa chữa

nhỏ như thay cánh quạt, lưới ngăn chặn trên bờ ao, chi phí lãi vay,...hoặc là thuê người kéo Khi thu hoạch tôm. Chi phí này tính bình quân 3 năm là 1.556 đồng/kg và chiếm 3,6%.

Giá bán tôm thẻ chân trắng của hộ nuôi tôm trong 3 năm khá mạnh. Năm 2009, giá bán bình quân là 47.500 đồng/kg. Với mức giá bán này thì lợi nhuận biên bình quân của hộ nuôi tôm là 11.546 đồng/kg. Năm 2010, giá bán bình quân là 60.480 đồng/kg (tăng 27,33% so với năm 2009) và lợi nhuận biên bình quân của hộ nuôi tôm được hưởng là 17.890 đồng/kg (tăng 54,94% so với năm 2009). Và năm 2011, giá bình quân là 77.800 đồng/kg (tăng 28,64% so với năm 2010) và lợi nhuận biên bình quân 26.560 đồng/kg (tăng 48,46% so với năm 2010).

Bình quân trong 3 năm qua, tổng chi phí bình quân cho 1 kg tôm thẻ chân trắng của hộ nuôi tôm là 43.261 đồng/kg với mức giá bán bình quân là 61.927 đồng/kg và lợi nhuận biên bình quân 3 năm mang lại cho hộ nuôi tôm là 18.665 đồng/kg.

3.3.1.2 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân của Đại lý cấp 1

Như đã đề cập mối quan hệ giữa đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2, đại lý cấp 1 là người chịu chi phí tăng thêm và giao hàng cho công ty, đại lý cấp 2 là người đứng ra trực tiếp giao dịch với công ty chế biến và ứng tiền hoặc thanh toán tiền mặt cho đại lý cấp 1, giá bán tôm của đại lý cấp 1 bán qua đại lý cấp 2 thấp hơn khoảng 500 đồng/kg so với giá bán trực tiếp cho công ty chế biến. Giá bán đại lý cấp 1 bán cho người bán lẻ cao hơn khoảng 6 giá (cao hơn 6.000 đồng/kg) so với giá mua từ hộ nuôi tôm.

Qua kết quả khảo sát, thu thập thông tin từ 5 đại lý cấp 1, tác giả có các bảng giá bán bình quân và bảng phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân của đại lý cấp 1 như sau:

Bảng 3.8: Giá bán bình quân của đại lý cấp 1 bán cho các tác nhân khác trong chuỗi

Đvt: đồng/kg STT Khoản mục Tỷ lệ khối lượng 2009 2010 2011 Bình quân 3 năm

1 Giá bán cho công ty 70% 51.390 64.620 82.700 66.237 2 Giá bán cho đại lý cấp 2 20% 50.890 64.120 82.200 65.737 3 Giá bán cho người bán lẻ 10% 53.500 66.480 83.800 67.927 4 Giá bán bình quân 51.251 64.456 82.460 66.056

Kênh xuất khẩu

Bảng 3.9: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1 giao dịch với đại lý cấp 2 Đvt: đồng/kg STT Khoản mục 2009 2010 2011 Bình quân 3 năm

1 Giá mua bình quân 47.500 60.480 77.800 61.927

2 Tổng chi phí tăng thêm bình quân 1.671 1.787 1.898 1.785

Chi phí bảo quản 299 341 368 336 Chi phí vận chuyển 362 400 470 411 Chi phí lao động 364 378 388 377 Khấu hao TSCĐ 146 146 146 146 Chi phí khác 500 522 526 516

3 Giá bán bình quân 50.890 64.120 82.200 65.737

4 Lợi nhuận biên bình quân 1.719 1.853 2.502 2.025

Nguồn: theo kết quả điều tra

Bảng 3.10: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1 giao dịch với công ty chế biến Đvt: đồng/kg STT Khoản mục 2009 2010 2011 Bình quân 3 năm

1 Giá mua bình quân 47.500 60.480 77.800 61.927

2 Tổng chi phí tăng thêm bình quân 1.671 1.787 1.898 1.785

Chi phí bảo quản 299 341 368 336 Chi phí vận chuyển 362 400 470 411 Chi phí lao động 364 378 388 377 Khấu hao TSCĐ 146 146 146 146 Chi phí khác 500 522 526 516

3 Giá bán bình quân 51.390 64.620 82.700 66.237

4 Lợi nhuận biên bình quân 2.219 2.353 3.002 2.525

Kênh nội địa

Bảng 3.11: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1 giao dịch với người bán lẻ Đvt: đồng/kg STT Khoản mục 2009 2010 2011 Bình quân 3 năm

1 Giá mua bình quân 47.500 60.480 77.800 61.927

2 Tổng chi phí tăng thêm bình quân 1.671 1.787 1.898 1.785

Chi phí bảo quản 299 341 368 336 Chi phí vận chuyển 362 400 470 411 Chi phí lao động 364 378 388 377 Khấu hao TSCĐ 146 146 146 146 Chi phí khác 500 522 526 516

3 Giá bán bình quân 53.500 66.480 83.800 67.927

4 Lợi nhuận biên bình quân 4.329 4.213 4.102 4.215

Nguồn: theo kết quả điều tra

Qua 3 bảng trên ta tính theo tỷ lệ khối lượng bán ra của đại lý cấp 1 tính được bảng phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân của đại lý cấp 1 như sau:

Bảng 3.12: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1

Đvt: đồng/kg

STT Khoản mục 2009 2010 2011

Bình quân 3

năm

1 Giá mua bình quân 47.500 60.480 77.800 61.927

2 Tổng chi phí tăng thêm bình quân 1.671 1.787 1.898 1.785

Chi phí bảo quản 299 341 368 336 Chi phí vận chuyển 362 400 470 411 Chi phí lao động 364 378 388 377 Khấu hao TSCĐ 146 146 146 146 Chi phí khác 500 522 526 516

3 Giá bán bình quân 51.251 64.456 82.460 66.056

4 Lợi nhuận biên bình quân 2.080 2.189 2.762 2.344

Để thu mua tôm thẻ chân trắng, đại lý cấp 1 phải chịu những chi phí tăng thêm như chi phí bảo quản gồm đá, nước, chi phí thuê xe vận chuyển, chi phí thuê người bốc vác hoặc phân loại tôm, chi phí khấu hao công cụ dụng cụ chứa đựng và chi phí khác.

- Chi phí bảo quản: để chứa đựng 1 tấn tôm thẻ chân trắng cần từ 15 – 20 cây đá, 4 thùng nước. Nước và đá được cung cấp bởi ở các nhà sản xuất địa phương, chí phí bảo quan đều tăng qua các năm vì chi phí mua đá tăng. Theo kết quả nghiên cứu, bình quân 3 năm qua chi phí bảo quản cho 1 kg tôm là 336 đồng/kg.

- Chi phí vận chuyển: vận chuyển tôm bằng xe chuyên dụng bằng hàng thủy sản, có nhiều trọng trải khác nhau từ 1,4 tấn cho đên 3,5 tấn có chi phí thuê khác nhau. Chi phí vận chuyển bình quân trong 3 năm là 411 đồng/kg.

- Chi phí lao động: loại chi phí này thường được khoán trên 1 tấn tôm, bình quân trong 3 năm qua chi phí này là 377 đồng/kg.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: có nhiều đại lý có riêng xe vận chuyển, nhưng vì chi phí này được tính như chi phí thuê xe nên không tính khấu hao tránh trùng lặp, bên cạnh đó dụng cụ chứa đựng bao gồm các phi chứa, rổ để múc tôm. Theo tính toán, chi phí khấu hao bình quân là 146 đồng/kg.

- Chi phí khác bao gồm: chi phí giao dịch bằng điện thoại, lãi vay, ăn uống, thuốc,… Chi phí khác bình quân 3 năm là 516 đồng/kg.

Tổng chi phí tăng thêm bình quân 3 năm của đại lý là 1.785 đồng/kg, giá mua vào bình quân trong 3 năm là 61.927 đồng/kg và với mức giá bán bình quân 3 năm là 66.056 đồng/kg thì lợi nhuận biên bình quân 3 năm đại lý nhận được là 2.344 đồng/kg.

3.3.1.3 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 2

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài chi phí giá vốn mua vào, đại lý cấp 2 chịu thêm chi phí giao dịch bao gồm chi phí điện thoại, lãi vay và chi phí khác như chi phí ăn uống, quà tặng mối quan hệ kinh doanh,…Theo kết quả điều tra, chi phí và lợi nhuận biên bình quân của đại lý cấp 2 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.13: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 2 Đvt: đồng/kg STT Khoản mục 2009 2010 2011 Bình quân 3 năm

1 Giá mua bình quân 50.890 64.120 82.200 65.737

2 Tổng chi phí tăng thêm bình quân 185 186 190 187

Chi phí giao dịch 118 119 124 120

Chi phí khác 67 67 67 67

3 Giá bán bình quân 51.390 64.620 82.700 66.237

4 Lợi nhuận biên bình quân 315 314 310 313

Nguồn: theo kết quả điều tra

Tổng chi phí tăng thêm bình quân 3 năm đại lý cấp 2 gánh chịu là 187 đồng/kg. Trong đó, chi phí giao dịch được đại lý cấp 2 tính theo từng chuyến nhập hàng. Trung bình, mỗi chuyến nhập khoảng 3 tấn tôm nguyên liệu có chi phí giao dịch khoảng 500.000 đồng và 200.000 đồng cho các loại chi phí khác.

Giá mua vào bình quân 3 năm của đại lý cấp 2 là 65.737 đồng/kg, tổng chi phí

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 81 - 148)