Đặc điểm sinh thái và tập tính sinh sống

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 43 - 45)

Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo đông Thái Bình Dương kéo dài từ phía Nam Peru đến phía Bắc Mehico, thuộc các nước Mexico, Trung và Nam Mỹ, trong vùng nước ấm 20oC, có thể di giống tới các vùng khác trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009).

Tôm thẻ chân trắng được du nhập vào Việt Nam từ nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Trung Quốc… Ban đầu, tôm thẻ chân trắng nhập ngoại với mục đích nuôi thử nghiệm tại chừng mười đơn vị. Bộ Thủy sản, nay đã sáp nhập vào Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã cấp phép cho 9 đơn vị nhập khoảng 48.500 tôm hậu larvae và 5.900 tôm bố mẹ giống P.Vannamei cho các thử nghiệm. Miền Trung và Bắc Việt Nam được chọn làm nơi tiến hành các nuôi trồng thử nghiệm này trước, sau đó là miền Nam mới được cho nuôi hạn chế ở một số tỉnh ở lưu vực sông Cửu Long và được kiểm soát, giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương. Năm 2006, sản lượng tôm

chân trắng của Việt Nam đạt khoảng 15.000 tấn. Đầu năm 2008, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thức cho phép các tỉnh Nam Bộ nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng và nó đã khẳng định vị thế quan trọng trong cơ cấu sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam. Từ năm 2008 trở đi, tôm chân trắng phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Lý do loài tôm chân trắng trở nên phổ biến vì: chúng dễ sinh sản và thuần dưỡng, dễ nuôi ở mật độ cao, đòi hỏi lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú, dễ chịu được nhiệt độ thấp và chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm sú (TS. Vũ Dũng Tiến và Don Griffiths, 2009).

- Hình dạng bên ngoài: Tôm có màu trắng đục, trên thân không có đốm vằn,

chân bò có màu trắng ngà nên gọi là tôm thẻ chân trắng. Chân bơi có màu vàng, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh. Râu tôm có màu đỏ gạch và dài gấp rưỡi lần chiều dài thân. Chủy tôm có 8 - 9 răng cưa ở gờ phía trên, có 2 – 4 (đôi khi có 5 - 6) răng cưa ở phía bụng. Vỏ giáp có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chủy khá dài. Có 6 đốt bụng, 3 đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp, gai đuôi không phân nhánh.

- Đặc điểm dinh dưỡng: Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, giống như các loài

tôm khác, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của chúng cũng cần một tỷ lệ thích hợp các chất như: Protit, gluxit, lipit, vitamin, khoáng chất. Thành phần dinh dưỡng thiếu hoặc không đủ các chất sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein cao, 35% protein được coi là thích hợp hơn cả (tôm sú 40% protein, tôm thẻ Nhật Bản là 60% protein trong thức ăn). Tôm chân trắng sống trong môi trường tự nhiên, thường hoạt động về đêm là chính, ban ngày chúng nằm một chỗ không kiếm ăn (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009).

- Đặc điểm sinh sản: Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng

từ 30 - 45 g/con là có thể tham gia sinh sản. Ở khu vực tự nhiên, có tôm chân trắng phân bố thì quanh năm đều bắt được tôm chân trắng. Song mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng biển lại có sự khác nhau. Ví dụ: ở ven biển phía Bắc Equađo, tôm đẻ từ tháng 12 đến tháng 4. Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ. Nếu tôm mẹ từ 30 - 45g thì lượng trứng từ 100.000 - 250.000 trứng, đường kính trứng 0,22 mm. Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thông thường sau 3 - 4 lần đẻ liên tục thì có lần lột vỏ. Sau khi đẻ 14 - 16 giờ trứng nở ra

ấu trùng Nauplius. Ấu trùng Nauplius trải qua 6 giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn, Mysis qua 3 giai đoạn thành Postlarvae. Chiều dài của Postlarvae tôm thẻ chân trắng khoảng 0,88 - 3mm. Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26 - 280C, độ mặn khá cao (35 0/00).

- Đặc điểm sinh trưởng: Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100 con/m2 không kém gì tôm sú. Sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần. Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Theo Viện Hải Dương Học Hawaii (1992), trong điều kiện nuôi thương phẩm mật độ 100 con/m2, sau 60 ngày nuôi có thể đạt 23 g/con, tuổi thọ của tôm thẻ chân trắng ít nhất là 32 tháng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 43 - 45)