Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 37 - 38)

Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp Thủy sản. Từ lâu Việt Nam cùng với Indonesia và Thái Lan đã trở thành những quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011Năm Nghìn tấn

Hình 2.1: Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam trong 20 năm qua gia tăng mạnh. Từ năm 1991 là 969 ngàn tấn, đến năm 2011 tăng lên 5.200 nghìn tấn. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2011 ngành thủy sản vượt chỉ tiêu đề ra và tiếp tục đạt mức cao hơn cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản cả năm 2011 đạt 5.200 nghìn tấn, tăng 4,4% so với kế hoạch năm và 1,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 2.200

nghìn tấn, đạt kế hoạch và bằng 90,9% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng đạt 3.000 nghìn tấn, tăng 7,8% so với kế hoạch năm 2011 và tăng 10,8% so với cùng kỳ; diện tích nuôi trồng đạt 1.093 ha, bằng 97,3% kế hoạch năm 2011 và tăng 2,5 so với cùng kỳ. Sản lượng thuỷ sản khai thác 06 tháng đầu năm 2012, đạt 1.289 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2011; sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 06 tháng đầu năm đạt 1.338 nghìn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2011 và diện tích nuôi đạt khoảng 4.669 ha.[16]Sản xuất trên biển đã được duy trì và đạt kết quả tương đối ổn định so với năm 2010. Đáng chú ý, mô hình sản xuất trên biển theo tổ, đội đã bước đầu phát huy hiệu quả; công tác quản lý tàu cá được thực hiện tương đối tốt với việc phối hợp quản lý tàu cá khi xuất bến, quản lý tàu cá bằng thiết bị giám sát đã giúp đảm bảo an toàn hoạt động nghề cá trên biển và phòng tránh thiên tai.

Theo Tổng cục Thủy sản đánh giá, công tác thanh kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh, kiểm soát các yếu tố đầu vào trong nuôi trồng thủy sản đã bước đầu được duy trì nhưng chưa xây dựng được kế hoạch bài bản với các nội dung trọng điểm (sản phẩm, chỉ tiêu cần kiểm tra, địa điểm, thời điểm…) tạo chuyển biến có tính đột phá.

Việc tổ chức các mô hình quản lý cộng đồng trong khai thác và nuôi trồng thủy sản đã được Tổng cục Thủy sản phối hợp với một số địa phương thực hiện. Quy chế đồng quản lý nghề cá đã góp phần vào kết quả sản xuất, đặc biệt khi có dịch bệnh và đang được tổng hợp, xây dựng văn bản quy phạm nhưng cần khẩn trương hoàn thành để ban hành và hướng dẫn thực hiện trên cả nước.

Theo kế hoạch năm 2012, Tổng cục Thủy sản đặt ra một số chỉ tiêu như: diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.110 ha, bằng 101,5% so với ước thực hiện của năm 2011; sản lượng thủy sản nuôi đạt 3.150 nghìn tấn, bằng 105% so với ước thực hiện của năm 2011; khai thác thủy sản đạt 2.200 nghìn tấn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 37 - 38)