Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 42 - 148)

2.3.1 Đặc điểm về tôm thẻ chân trắng

2.3.1.1 Phân loại

- Tên tiếng Anh: White leg shrimp - Tên khoa học: Penaeus vannamei

- Tên của FAO: Camaron patiblanco

- Tên tiếng Việt: tôm thẻ chân trắng hay tôm chân trắng - Ngành: Arthropoda - Lớp: Crustacea - Bộ: Decapoda - Họ chung: Penaeidea - Họ: Penaeus Fabricius - Giống: Penaeus - Giống phụ: Litopenaeus

- Loài: Litopenaeus vannamei (Boone,1931)

Hình 2.4: Hình dạng ngoài tôm thẻ chân trắng

2.3.1.2 Đặc điểm sinh thái và tập tính sinh sống

Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo đông Thái Bình Dương kéo dài từ phía Nam Peru đến phía Bắc Mehico, thuộc các nước Mexico, Trung và Nam Mỹ, trong vùng nước ấm 20oC, có thể di giống tới các vùng khác trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009).

Tôm thẻ chân trắng được du nhập vào Việt Nam từ nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Trung Quốc… Ban đầu, tôm thẻ chân trắng nhập ngoại với mục đích nuôi thử nghiệm tại chừng mười đơn vị. Bộ Thủy sản, nay đã sáp nhập vào Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã cấp phép cho 9 đơn vị nhập khoảng 48.500 tôm hậu larvae và 5.900 tôm bố mẹ giống P.Vannamei cho các thử nghiệm. Miền Trung và Bắc Việt Nam được chọn làm nơi tiến hành các nuôi trồng thử nghiệm này trước, sau đó là miền Nam mới được cho nuôi hạn chế ở một số tỉnh ở lưu vực sông Cửu Long và được kiểm soát, giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương. Năm 2006, sản lượng tôm

chân trắng của Việt Nam đạt khoảng 15.000 tấn. Đầu năm 2008, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thức cho phép các tỉnh Nam Bộ nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng và nó đã khẳng định vị thế quan trọng trong cơ cấu sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam. Từ năm 2008 trở đi, tôm chân trắng phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Lý do loài tôm chân trắng trở nên phổ biến vì: chúng dễ sinh sản và thuần dưỡng, dễ nuôi ở mật độ cao, đòi hỏi lượng protein trong thức ăn thấp hơn so với tôm sú, dễ chịu được nhiệt độ thấp và chịu được nước có chất lượng kém hơn so với tôm sú (TS. Vũ Dũng Tiến và Don Griffiths, 2009).

- Hình dạng bên ngoài: Tôm có màu trắng đục, trên thân không có đốm vằn,

chân bò có màu trắng ngà nên gọi là tôm thẻ chân trắng. Chân bơi có màu vàng, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh. Râu tôm có màu đỏ gạch và dài gấp rưỡi lần chiều dài thân. Chủy tôm có 8 - 9 răng cưa ở gờ phía trên, có 2 – 4 (đôi khi có 5 - 6) răng cưa ở phía bụng. Vỏ giáp có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chủy khá dài. Có 6 đốt bụng, 3 đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp, gai đuôi không phân nhánh.

- Đặc điểm dinh dưỡng: Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, giống như các loài

tôm khác, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của chúng cũng cần một tỷ lệ thích hợp các chất như: Protit, gluxit, lipit, vitamin, khoáng chất. Thành phần dinh dưỡng thiếu hoặc không đủ các chất sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein cao, 35% protein được coi là thích hợp hơn cả (tôm sú 40% protein, tôm thẻ Nhật Bản là 60% protein trong thức ăn). Tôm chân trắng sống trong môi trường tự nhiên, thường hoạt động về đêm là chính, ban ngày chúng nằm một chỗ không kiếm ăn (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009).

- Đặc điểm sinh sản: Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng

từ 30 - 45 g/con là có thể tham gia sinh sản. Ở khu vực tự nhiên, có tôm chân trắng phân bố thì quanh năm đều bắt được tôm chân trắng. Song mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng biển lại có sự khác nhau. Ví dụ: ở ven biển phía Bắc Equađo, tôm đẻ từ tháng 12 đến tháng 4. Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ. Nếu tôm mẹ từ 30 - 45g thì lượng trứng từ 100.000 - 250.000 trứng, đường kính trứng 0,22 mm. Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thông thường sau 3 - 4 lần đẻ liên tục thì có lần lột vỏ. Sau khi đẻ 14 - 16 giờ trứng nở ra

ấu trùng Nauplius. Ấu trùng Nauplius trải qua 6 giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn, Mysis qua 3 giai đoạn thành Postlarvae. Chiều dài của Postlarvae tôm thẻ chân trắng khoảng 0,88 - 3mm. Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26 - 280C, độ mặn khá cao (35 0/00).

- Đặc điểm sinh trưởng: Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100 con/m2 không kém gì tôm sú. Sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần. Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Theo Viện Hải Dương Học Hawaii (1992), trong điều kiện nuôi thương phẩm mật độ 100 con/m2, sau 60 ngày nuôi có thể đạt 23 g/con, tuổi thọ của tôm thẻ chân trắng ít nhất là 32 tháng.

2.3.1.3 Diện tích nuôi, sản lượng khai thác, kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tiêu thụ tôm thẻ chân trắng

Năm 2010, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cả nước gần 25.000 ha (tăng 30% so với 2009), sản lượng đạt 135.000 tấn (tăng 50% so với năm 2009). Lần đầu tiên giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2010 đạt 2,106 tỷ USD, sản lượng 240.985 tấn, trong đó tôm chân trắng chiếm 26% sản lượng và 20% giá trị. Giá trị xuất khẩu của tôm chân trắng năm 2010 đã đạt 414,6 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với năm 2009, bằng 8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong năm. Thị phần xuất khẩu như vậy là không nhỏ. Đó là chưa kể đến một sản lượng đáng kể tôm thẻ chân trắng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tiểu ngạch. Đến năm 2011, sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 139.400 tấn, tăng 34,5% so với năm trước. Năm thị trường lớn mà tôm Việt Nam xuất khẩu là Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Đức.

Hiện nay các tỉnh dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng và diện tích lên tới hơn 40.000 ha. Theo thống kê của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, tính đến tháng 4 năm 2011, cả nước hiện có trên 500 trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, mỗi năm sản xuất khoảng 10 tỷ con giống. Tuy nhiên, với diện tích nuôi thả như hiện nay, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 50 tỷ con giống. Như vậy, nguồn tôm giống chân trắng sản xuất tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng rất ít so với nhu cầu thực tế. Sau nhiều năm triển khai thử nghiệm, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã sản xuất thành công giống tôm chân trắng có nguồn gốc từ Hawaii. Bước đầu viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III sản xuất con giống chất lượng cao với tên gọi F1-V3-VN (tôm con thế hệ thứ nhất của viện nuôi trồng thủy sản III Việt Nam để nuôi thành tôm bố mẹ). Tôm giống F1-V3-VN có khả năng sinh sản ở

điều kiện miền Trung tương đối ổn định, mỗi lần đẻ từ 200.000 - 230.000 trứng, trong khi đó tôm nhập trực tiếp từ Hawaii đẻ từ 170.000 - 190.000 trứng. Tỷ lệ nở và tỷ lệ thụ tinh của tôm F1-V3-VN cũng cao hơn so với tôm nhập trực tiếp từ Hawaii. Và thời gian đẻ lần đầu sau khi cắt mắt của giống tôm cũng sớm hơn. Đó chính là cơ hội tốt cho người nuôi tôm thẻ về nguồn giống cho năng suất cao, vươn lên làm giàu chính đáng từ hoạt động nuôi trồng thủy sản của mình.

2.4 Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa và Ninh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải miền Trung có vùng biển rộng lớn trải dài trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều đầm, phá, vũng, vịnh và nhiều cảng biển có tiềm năng lớn về thủy hải sản.

Đầu năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức cho phép các tỉnh Nam Bộ nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, nhiều hộ nuôi tôm ở Khánh Hòa đã chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng và tập trung chủ yếu ở các địa phương trong tỉnh như: Cam Ranh, Nha Trang, Ninh Hòa và Vạn Ninh. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh từ năm 2008 là 900 ha đến năm 2009 là 3.100 ha, qua năm 2010 là 5.789 ha.

Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa năm 2010

Địa phương Cam Ranh Nha Trang Ninh Hoa Van Ninh Tổng

Diện tích (ha) 3.435 156 1.381 470 5.789 Sản lượng (tấn) 1.683,5 764,5 6.051,5 2.038,5 12.238

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa Năm 2011, do thời tiết biến động phức tạp, môi trường bị ô nhiễm nên dịch bệnh trên tôm xảy ra ở hầu hết địa phương trong tỉnh. Vì thế, tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 11.099 tấn, thấp hơn sản lượng so với năm 2010.

Thị trường xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp ở Khánh Hòa chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và EU. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản (XKTS) của tỉnh Khánh Hòa vẫn đạt ngưỡng 310 triệu USD, tăng 3% so với năm 2010. Theo kế hoạch, XKTS Khánh Hòa năm 2012 sẽ phấn đấu đạt từ 320 - 330 triệu USD. [17]

2.4.1 Điều kiện tự nhiên huyện Ninh Hòa 2.4.1.1 Vị trí địa lý 2.4.1.1 Vị trí địa lý

Ninh Hoà là thị xã đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, thuộc tỉnh Khánh Hoà, nằm trên tọa độ từ 12020' - 12045' độ vĩ Bắc, 105052' - 109020' độ kinh Đông, có ranh

giới chung với huyện Vạn Ninh ở phía Bắc, huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang ở phía Nam, giáp tỉnh Đaklak ở phía Tây, giáp biển ở phía Đông. Trung tâm thị xã cách thành phố Nha Trang 33 km về phía Bắc (theo Quốc lộ 1A). Ninh Hoà nằm về phía Đông vòng cung Bắc Nam của dải trường Sơn, có diện tích tự nhiên 1.197,77 km2, trên 70% là núi rừng, 0,44% là động cát ven biển. Phía Tây, trên Quốc lộ 26 (trước kia gọi là quốc lộ 21) có đèo Dốc Đất, đèo Phượng Hoàng. Phía Nam, trên quốc lộ I có đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì, phía Bắc có dốc Giồng Thanh, dốc Đá Trắng. Ngoài ra còn có nhiều dải, nhiều cụm núi thấp trải dài ra tận bờ biển và nằm rải rác khắp vùng đồng bằng như: dải núi Đeo, giồng Cốc, giồng Đền, núi Ổ Gà (núi Phú Như), núi dốc Thờ, hòn Hoải, hòn Một, hòn Sầm, hòn Xang...chia cắt vùng đồng bằng thành nhiều dạng địa hình, thổ nhưỡng, tiểu khí hậu đa dạng, phức tạp.

Phía Đông đồng bằng, dải núi Hòn Hèo tên chữ là Hoa Đằng sơn, cũng có tên là Phước Hà sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, ba mặt nhô ra biển tạo thành một bán đảo lớn (146 km2) với nhiều đỉnh cao trên 700 mét, cao nhất là đỉnh Hòn Hèo (819 m) án ngữ giữa trung tâm bờ biển phía Đông nên khí hậu vùng đồng bằng về mùa đông ẩm thấp, mùa hè oi bức. Phía Nam Hòn Hèo là đầm Nha Phu, có diện tích trên 100 km2, đáy đầm nông, nơi sâu nhất khoảng từ 3 đến 5 mét. Đầm Nha Phu là nơi hợp lưu của tất cả các sông, suối trong thị xã, đang được bồi lắng cạn dần. Ninh Hoà có con sông chính là sông Cái (sông Dinh) dài 49 km, do 3 sông nhánh là sông Tân Lạc, sông Đá (sông Đục) và sông Lốt (hạ lưu sông Đá Bàn) hợp lưu tại ngã 3 sông phía trên cầu Sắt, chảy qua phường Ninh Hiệp rồi đổ ra đầm Nha Phu. Phía Nam có con sông Găng (sông Cầu) do các suối phát nguyên từ dải núi phía Nam và Tây Nam như : suối Nhà Chay, suối Bà Tứ, suối hồ Đá Xẻ hợp thành, qua cửa Tam Ích cũng đổ ra đầm Nha Phu. Ngoài ra, các suối bắt nguồn từ Ba Hồ cũng đổ ra đầm này. Đặc điểm nổi bật của các hệ thống sông, suối ở Ninh Hoà là ngắn và dốc, bắt nguồn từ các dải núi đá granik cao, dốc, mùa nắng nước khô kiệt nhanh, mùa mưa tốc độ dòng chảy lớn, quá trình xói mòn bề mặt diễn ra mạnh.

Bờ biển Ninh Hoà có chiều dài hàng trăm kilômét (theo mép nước), nhiều nơi lồi lỏm, khúc khuỷu, có nhiều cửa sông, cửa lạch nằm sâu trong đất liền thuận lợi cho ghe thuyền ẩn trú khi có bão. Sinh vật biển có nhiều loài quý như cá thu, tôm, mực, các loại trai ốc...Bờ biển nhiều nơi có bãi triều rộng thuận lợi cho nghề nuôi trồng hải sản xuất khẩu và làm muối. Bờ biển mặt nước rộng lớn với 3.209 ha có thể phát triển

nuôi trồng thủy sản mặn, lợ chiếm 44% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh, còn diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 1.540 ha.

Thị xã Ninh Hòa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 7 phường (Ninh Hiệp, Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Hà, Ninh Diêm, Ninh Thủy và Ninh Hải) và 20 xã (Ninh Trung, Ninh Tây, Ninh Xuân, Ninh Thân, Ninh Thượng, Ninh Đông, Ninh Sơn, Ninh Thọ, Ninh Phụng, Ninh Bình, Ninh Phước, Ninh Phú, Ninh Tân, Ninh Quang, Ninh Sim, Ninh An, Ninh Hưng, Ninh Lộc, Ninh Ích và Ninh Vân).

Hình 2.5: Bản đồ hành chính thị xã Ninh Hòa 2.4.1.2 Đặc điểm khí hậu

Ninh Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà, mùa đông không rét buốt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,60C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.350 mm, nhưng rải không đều, hàng năm mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, thường gây 1ũ lụt lớn nhưng ít khi có bão. Mùa khô nắng nhiều, gió Tây nam thổi mạnh, thường gây hạn hán gay gắt, thiếu nước sinh hoạt cho cả con người và súc vật. Nhiệt lượng ánh sáng dồi dào, 2.482 giờ nắng trong năm, tổng nhiệt lượng bình quân trong năm 9.5000C.

Như vậy, từ những điều kiện tự nhiên trên đã tạo thế mạnh cho thị xã Ninh Hòa trong việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng.

2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ninh Hòa

Bảng 2.5: Tốc độ tăng GDP của thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2005-2010 (theo giá hiện hành)

Năm Chỉ tiêu

2005 2006 2007 2008 2009 2010

GDP(Tỷ dồng) 1.658 2.065 2.415 3.024 3.682 4.609 Tốc độ tăng GDP(%) - 124,55 116,95 125,22 121,76 125,18

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Ninh Hòa, 2011

Bảng 2.6: Cơ cấu GDP (theo giá hiện hành) của thị xã Ninh Hòa phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2010

Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ Năm Tổng số Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2005 1.658 427 25,75 969 58,44 262 15,80 2006 2.065 522 25,28 1.170 56,66 373 18,06 2007 2.415 575 23,81 1.350 55,90 490 20,29 2008 3.024 631 20,87 1.794 59,33 599 19,81 2009 3.682 689 18,71 2.285 62,06 708 19,23 2010 4.609 792 17,18 2.925 63,46 892 19,35

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Ninh Hòa, 2011

Theo Niên giám thống kê năm 2010, toàn thị xã có 233.481 người, mật độ dân số 195 người/km2.

Bảng 2.7: Cơ cấu hộ lao động nông thôn phân theo ngành hoạt động.

Phân theo ngành Số hộ Tỷ trọng (%) Nông nghiệp 25.924 84,01 Lâm nghiệp 95 0,31 Thủy sản 4.748 15,39 Diêm nghiệp 93 0,30 Tổng 30.860 100

Tính đến thời điểm ngày 01/11/2011, toàn thị xã có 30.860 hộ tham gia sản xuất nông, lâm và thủy sản. Số hộ làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (84,01%), tiếp đó là 4.748 hộ tham gia khai thác và nuôi trồng thủy sản, chiếm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 42 - 148)