Điều kiện tự nhiên huyện Ninh Hòa

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 46 - 148)

2.4.1.1 Vị trí địa lý

Ninh Hoà là thị xã đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ, thuộc tỉnh Khánh Hoà, nằm trên tọa độ từ 12020' - 12045' độ vĩ Bắc, 105052' - 109020' độ kinh Đông, có ranh

giới chung với huyện Vạn Ninh ở phía Bắc, huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang ở phía Nam, giáp tỉnh Đaklak ở phía Tây, giáp biển ở phía Đông. Trung tâm thị xã cách thành phố Nha Trang 33 km về phía Bắc (theo Quốc lộ 1A). Ninh Hoà nằm về phía Đông vòng cung Bắc Nam của dải trường Sơn, có diện tích tự nhiên 1.197,77 km2, trên 70% là núi rừng, 0,44% là động cát ven biển. Phía Tây, trên Quốc lộ 26 (trước kia gọi là quốc lộ 21) có đèo Dốc Đất, đèo Phượng Hoàng. Phía Nam, trên quốc lộ I có đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì, phía Bắc có dốc Giồng Thanh, dốc Đá Trắng. Ngoài ra còn có nhiều dải, nhiều cụm núi thấp trải dài ra tận bờ biển và nằm rải rác khắp vùng đồng bằng như: dải núi Đeo, giồng Cốc, giồng Đền, núi Ổ Gà (núi Phú Như), núi dốc Thờ, hòn Hoải, hòn Một, hòn Sầm, hòn Xang...chia cắt vùng đồng bằng thành nhiều dạng địa hình, thổ nhưỡng, tiểu khí hậu đa dạng, phức tạp.

Phía Đông đồng bằng, dải núi Hòn Hèo tên chữ là Hoa Đằng sơn, cũng có tên là Phước Hà sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, ba mặt nhô ra biển tạo thành một bán đảo lớn (146 km2) với nhiều đỉnh cao trên 700 mét, cao nhất là đỉnh Hòn Hèo (819 m) án ngữ giữa trung tâm bờ biển phía Đông nên khí hậu vùng đồng bằng về mùa đông ẩm thấp, mùa hè oi bức. Phía Nam Hòn Hèo là đầm Nha Phu, có diện tích trên 100 km2, đáy đầm nông, nơi sâu nhất khoảng từ 3 đến 5 mét. Đầm Nha Phu là nơi hợp lưu của tất cả các sông, suối trong thị xã, đang được bồi lắng cạn dần. Ninh Hoà có con sông chính là sông Cái (sông Dinh) dài 49 km, do 3 sông nhánh là sông Tân Lạc, sông Đá (sông Đục) và sông Lốt (hạ lưu sông Đá Bàn) hợp lưu tại ngã 3 sông phía trên cầu Sắt, chảy qua phường Ninh Hiệp rồi đổ ra đầm Nha Phu. Phía Nam có con sông Găng (sông Cầu) do các suối phát nguyên từ dải núi phía Nam và Tây Nam như : suối Nhà Chay, suối Bà Tứ, suối hồ Đá Xẻ hợp thành, qua cửa Tam Ích cũng đổ ra đầm Nha Phu. Ngoài ra, các suối bắt nguồn từ Ba Hồ cũng đổ ra đầm này. Đặc điểm nổi bật của các hệ thống sông, suối ở Ninh Hoà là ngắn và dốc, bắt nguồn từ các dải núi đá granik cao, dốc, mùa nắng nước khô kiệt nhanh, mùa mưa tốc độ dòng chảy lớn, quá trình xói mòn bề mặt diễn ra mạnh.

Bờ biển Ninh Hoà có chiều dài hàng trăm kilômét (theo mép nước), nhiều nơi lồi lỏm, khúc khuỷu, có nhiều cửa sông, cửa lạch nằm sâu trong đất liền thuận lợi cho ghe thuyền ẩn trú khi có bão. Sinh vật biển có nhiều loài quý như cá thu, tôm, mực, các loại trai ốc...Bờ biển nhiều nơi có bãi triều rộng thuận lợi cho nghề nuôi trồng hải sản xuất khẩu và làm muối. Bờ biển mặt nước rộng lớn với 3.209 ha có thể phát triển

nuôi trồng thủy sản mặn, lợ chiếm 44% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh, còn diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 1.540 ha.

Thị xã Ninh Hòa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 7 phường (Ninh Hiệp, Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Hà, Ninh Diêm, Ninh Thủy và Ninh Hải) và 20 xã (Ninh Trung, Ninh Tây, Ninh Xuân, Ninh Thân, Ninh Thượng, Ninh Đông, Ninh Sơn, Ninh Thọ, Ninh Phụng, Ninh Bình, Ninh Phước, Ninh Phú, Ninh Tân, Ninh Quang, Ninh Sim, Ninh An, Ninh Hưng, Ninh Lộc, Ninh Ích và Ninh Vân).

Hình 2.5: Bản đồ hành chính thị xã Ninh Hòa 2.4.1.2 Đặc điểm khí hậu

Ninh Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà, mùa đông không rét buốt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,60C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.350 mm, nhưng rải không đều, hàng năm mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, thường gây 1ũ lụt lớn nhưng ít khi có bão. Mùa khô nắng nhiều, gió Tây nam thổi mạnh, thường gây hạn hán gay gắt, thiếu nước sinh hoạt cho cả con người và súc vật. Nhiệt lượng ánh sáng dồi dào, 2.482 giờ nắng trong năm, tổng nhiệt lượng bình quân trong năm 9.5000C.

Như vậy, từ những điều kiện tự nhiên trên đã tạo thế mạnh cho thị xã Ninh Hòa trong việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng.

2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ninh Hòa

Bảng 2.5: Tốc độ tăng GDP của thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2005-2010 (theo giá hiện hành)

Năm Chỉ tiêu

2005 2006 2007 2008 2009 2010

GDP(Tỷ dồng) 1.658 2.065 2.415 3.024 3.682 4.609 Tốc độ tăng GDP(%) - 124,55 116,95 125,22 121,76 125,18

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Ninh Hòa, 2011

Bảng 2.6: Cơ cấu GDP (theo giá hiện hành) của thị xã Ninh Hòa phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2010

Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ Năm Tổng số Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2005 1.658 427 25,75 969 58,44 262 15,80 2006 2.065 522 25,28 1.170 56,66 373 18,06 2007 2.415 575 23,81 1.350 55,90 490 20,29 2008 3.024 631 20,87 1.794 59,33 599 19,81 2009 3.682 689 18,71 2.285 62,06 708 19,23 2010 4.609 792 17,18 2.925 63,46 892 19,35

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Ninh Hòa, 2011

Theo Niên giám thống kê năm 2010, toàn thị xã có 233.481 người, mật độ dân số 195 người/km2.

Bảng 2.7: Cơ cấu hộ lao động nông thôn phân theo ngành hoạt động.

Phân theo ngành Số hộ Tỷ trọng (%) Nông nghiệp 25.924 84,01 Lâm nghiệp 95 0,31 Thủy sản 4.748 15,39 Diêm nghiệp 93 0,30 Tổng 30.860 100

Tính đến thời điểm ngày 01/11/2011, toàn thị xã có 30.860 hộ tham gia sản xuất nông, lâm và thủy sản. Số hộ làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (84,01%), tiếp đó là 4.748 hộ tham gia khai thác và nuôi trồng thủy sản, chiếm 15,39%. Lực lượng lao động có tình độ văn hóa trung bình, 100% xã, phường được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở.

2.4.3 Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 2.4.3.1 Chọn địa điểm nuôi 2.4.3.1 Chọn địa điểm nuôi

Vị trí để xây dựng ao nuôi thâm canh phải đáp ứng được các điều kiện sau: ở vùng có triều cao, nguồn nước có độ mặn từ 10 – 30 0/00, đất đáy có độ PH > 5 có khả năng giữ nước tốt, vùng đất thịt pha cát là vùng nuôi tốt nhất

2.4.3.2 Xây dựng hệ thống ao nuôi

- Ao nuôi: Diện tích từ 0,5 đến 1 ha, mức nước sâu 1,5 - 2 m. Hình dạng của ao là hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật, chiều dài/chiều rộng ≤ 2, thuận tiện cho việc tạo dòng chảy trong ao khi đặt máy quạt nước dồn chất thải vào giữa ao để thu gom vụ tẩy dọn ao. Đấy ao bằng phẳng, có độ dốc khoảng 150 nghiêng về phía cống thoát.

- Ao chứa - lắng: Diện tích ao chứa - lắng thường bằng 25 - 30% diện tích khu nuôi, đáy ao chứa - lắng nên cao bằng mặt nước cao nhất của ao nuôi để có thể tự cấp nước cho ao nuôi bằng hình thức tháo cống mà không cần phải bơm.

- Ao xử lý nước thải: Khu vực nuôi còn cần phải có ao xử lý nước thải, diện tích bằng 5 - 10% diện tích khu vực nuôi để xử lý nước ao nuôi sau khi thu hoạch.

- Mương cấp và mương tiêu: Để cấp cho các ao nuôi và dẫn nước của ao nuôi ra ao xử lý thải. Mương cấp cao bằng mặt nước cao của ao nuôi và mương tiêu thấp hơn đáy ao 20 - 30cm để thoát hết được nước trong ao khi cần tháo cạn. Hệ thống mương cấp, mương tiêu khoảng 10% diện tích khu vực nuôi.

- Hệ thống bờ ao, đê bao: Bờ ao tối thiểu cao hơn mặt nước 0,5m. Độ dốc của bờ phụ thuộc vào chất đất khu vực xây dựng ao nuôi. Một số bờ ao trong khu vực nuôi nên đắp rộng hơn các bờ khác để làm đường vận chuyển nguyên vật liệu cho khu vực nuôi.

- Cống cấp và cống thoát nước: Mỗi ao phải có một cống cấp và một cống tháo nước riêng biệt. Khẩu độ cống phụ thuộc vào kích thước ao nuôi, thông thường ao rộng 0,5 - 1 ha, cống có khẩu 0,5 - 1 m bảo đảm tròng vòng 4 - 6 tiếng có thể cấp đủ

hoặc khi tháo có thể tháo hết nước trong ao. Cống tháo đặt thấp hơn chỗ thấp nhất của đáy ao 0,2 - 0,3 m để tháo toàn bộ nước trong ao khi bắt tôm.

- Bãi thải : Tuỳ quy mô khu vực nuôi vụ hình thức nuôi tôm để thiết kế bãi thải nhằm thu gom rác thải và mùn bã hữu cơ ở đáy hoặc rác thải di chuyển đi nơi khác để chống ô nhiễm cho khu vực.

Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi tôm ở thị xã Ninh Hòa không có ao xử lý nước thải, họ trực tiếp thải nước ra môi trường. Nhiều ao không được tu bổ lại bờ ao, mương cấp, mương tiêu trước vụ mới, ảnh hưởng đến việc nuôi tôm của nhiều hộ.

2.4.3.3 Chuẩn bị ao nuôi

Chuẩn bị ao nuôi là một khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ thương phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của vụ nuôi. Mục đích chính của việc chuẩn bị ao là tạo cho ao có nền đáy sạch và chất lượng nước tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh môi trường nước ao trong suốt vụ nuôi [5]. Nước được đưa ra khỏi ao, tiến hành nạo vét, sau đó dùng vôi để sát trùng, trung hòa acid, tăng độ kiềm cho đáy ao hoặc nước. Đáy ao được phơi dưới ánh nắng mặt trời, sau đó nước được đưa vào. Tiếp đến là bón phân gây màu nước nhằm tạo cho thực vật phù du phát triển tạo bóng râm cho đáy ao, ngăn cản sự phát triển các loại rong cỏ dại, đồng thời tạo môi trường ổn định cho ao nuôi tôm.

2.4.3.4 Thả giống

Con giống là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả của một vụ nuôi, lựa chọn được tôm giống tốt thì giảm được nguy cơ mắc các loại bệnh trong quá trình nuôi [5]. Trước khi thả giống, tiến hành kiểm tra nước trong ao để bảo đảm các điều kiện như nồng độ oxy, độ mặn, pH rõ ràng, và nhiệt độ thích hợp. Nguồn giống được các hộ nuôi mua từ trại sản xuất tư nhân chiếm đến 70% và 30% còn lại được mua từ các công ty chuyên sản xuất giống. Mật độ bình quân được các hộ nuôi ở các tỉnh miền Trung áp dụng là 100-120 con/m2.

2.4.3.5 Chăm sóc, cho ăn và quản lý thưc ăn

Chăm sóc bao gồm cho ăn, duy trì điều kiện nước, và kiểm tra sức khỏe tôm. Trong quá trình chăm sóc, hộ nuôi tôm phải tuân theo quy định về hóa chất và thuốc chữa bệnh được phép sử dụng cho nuôi tôm do Bộ Nông nghiệp ban hành. Sau 3 tháng, tôm có thể được thu hoạch.

Hộ nuôi tôm ở thị xã Ninh Hòa đa số đều sử dụng thức ăn công nghiệp cho tôm, Nguồn thức ăn được cung cấp trên địa bàn từ các công ty như: Tiger, Top, CP, Tom boy,…Số lần cho ăn là 4 – 6 lần/ngày, khoảng thời gian 6h, 10h, 16h và 22h. Tuy nhiên, số lần cho ăn phụ thuộc vào mức độ đầu tư, hình thức nuôi, giai đoạn phát triển của tôm và sự biến đổi thời tiết. Các hộ nuôi tôm ở thị xã Ninh Hòa thường cho ăn 2 – 4 lần/ngày. Khi tôm lớn họ có thể giảm số lần cho ăn so với lúc tôm còn nhỏ, và thường loại bỏ lần cho ăn vào buổi tối vì thả với mật độ dày, hàm lượng oxy trong nước thấp vào buổi tối dẫn đến tôm không ăn, dễ gây ô nhiễm môi trường nước.

Bên cạnh đó, quá trình duy trì điều kiện nước, kiểm tra sức khỏe tôm nhiều hộ nuôi thực hiện không triệt để, xử lý qua loa tạo điều kiện dịch bệnh phát sinh. Phần lớn diện tích tôm chân trắng do thả với mật độ dày, thời gian ngắn nên dễ phát sinh dịch bệnh. Năm 2009 toàn huyện đã có 2005 ha tôm ở 1 – 2 tháng tuổi bị chết và lây lan trên diện rộng.

2.4.4 Sản lượng nuôi và thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa

Ngành nuôi trồng thủy sản của Huyện Ninh Hòa khá đa dạng về chủng loại nuôi, bao gồm những loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn như : tôm, cua, cá biển, ốc hương, vẹm xanh, và các loài nhuyễn thể….Chúng mang lại giá tri kinh tế cao, góp phần thúc đẩy kinh tế cho huyện.

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện, những năm gần đây thời tiết diễn biến không bình thường, mưa lũ thường xảy ra, dịch bệnh khó kiểm soát nhưng sản lượng nuôi các loài thủy sản đều tăng qua các năm.

Đa số người nuôi thủy sản ở huyện Ninh Hòa hoạt động trong nghề nuôi tôm, trong đó ba đối tượng chủ yếu là tôm hùm, tôm sú, tôm chân trắng được nuôi phổ biến nhất. Mặc dù tôm sú chiếm giá trị lớn trong kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam, nhưng những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng được nhiều hộ nuôi tôm lựa chọn. Sau thời điểm năm 2008, Bộ Nông nghiệp cho phép nuôi tôm chân trắng, diện tích nuôi trồng loài này ở huyện Ninh Hòa tăng lên nhanh chóng, và chiếm luôn diện tích nuôi tôm sú.

Số trại giống sản xuất tôm sú trên địa bàn giảm mạnh, năm 2008 con số này là 205 trại, qua năm 2009 chỉ còn 50 trại, và duy trì ở mức này đến năm 2011. Số trại sản xuất giống tôm chân trắng tăng lên đột ngột từ năm 2008 đến 2009, lần lượt là 10 trại lên 163 trại, và qua năm 2011 là 174 trại. Sự tăng giảm đột ngột các trại sản xuất giữa

tôm sú và tôm thẻ chân trắng là do người nuôi ồ ạt chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng. Các trại tập trung chủ yếu ở Hòn Khói, Ninh Tịnh huyện Ninh Hòa.

Bảng 2.8: Báo cáo tình hình nuôi tôm huyện Ninh Hòa giai đoạn 2008 - 2011

STT Nội dung Đvt Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

I Sản xuất giống thủy sản

1 Số trại sản xuất tôm sú Trại 205 50 46 50 2 Số trại sản xuất tôm chân trắng Trại 10 163 163 174

II Sản lượng giống các đối tượng

1 Tôm sú Triệu con 1.060 453 278 286 2 Tôm chân Trắng Triệu con 360 1.232 1.475 1.594

III Diện tích nuôi các đối tượng

2 Tôm sú Ha 1.400 500 315 335 3 Tôm chân trắng Ha 300 1.352 1.305 1.500

IV Sản lượng nuôi các đối tượng

1 Tôm sú Tấn 1.475 410 500 300 2 Tôm chân trắng Tấn 425 1.700 1.700 2.003

Nguồn: Báo cáo phòng Nông nghiệp Ninh Hoà

Vào thời điểm năm 2008, diện tích nuôi tôm sú lớn hơn diện tích nuôi tôm chân trắng, nhưng qua năm 2009 mọi thứ đã đảo chiều và được thể hiện ở hình 2.6 dưới đây.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

D iệ n tí c h (ha)

Tôm sú Tôm chân trắng

Hình 2.6: Diện tích nuôi tôm ở Thị Xã Ninh Hòa

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Hòa năm 2008 là 300 ha, qua năm 2009 tăng lên 1.352 ha và năm 2011 là 1.500 ha. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh là do người nuôi chuyển diện tích nuôi tôm sú trước đây sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Vì vậy, ta có thể thấy ở hình 2.6 diện tích tôm sú giảm một cách nhanh chóng bắt đầu từ năm 2009. 0 500 1000 1500 2000 2500

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 46 - 148)