Sản lượng nuôi và thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 52 - 55)

Ngành nuôi trồng thủy sản của Huyện Ninh Hòa khá đa dạng về chủng loại nuôi, bao gồm những loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn như : tôm, cua, cá biển, ốc hương, vẹm xanh, và các loài nhuyễn thể….Chúng mang lại giá tri kinh tế cao, góp phần thúc đẩy kinh tế cho huyện.

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện, những năm gần đây thời tiết diễn biến không bình thường, mưa lũ thường xảy ra, dịch bệnh khó kiểm soát nhưng sản lượng nuôi các loài thủy sản đều tăng qua các năm.

Đa số người nuôi thủy sản ở huyện Ninh Hòa hoạt động trong nghề nuôi tôm, trong đó ba đối tượng chủ yếu là tôm hùm, tôm sú, tôm chân trắng được nuôi phổ biến nhất. Mặc dù tôm sú chiếm giá trị lớn trong kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam, nhưng những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng được nhiều hộ nuôi tôm lựa chọn. Sau thời điểm năm 2008, Bộ Nông nghiệp cho phép nuôi tôm chân trắng, diện tích nuôi trồng loài này ở huyện Ninh Hòa tăng lên nhanh chóng, và chiếm luôn diện tích nuôi tôm sú.

Số trại giống sản xuất tôm sú trên địa bàn giảm mạnh, năm 2008 con số này là 205 trại, qua năm 2009 chỉ còn 50 trại, và duy trì ở mức này đến năm 2011. Số trại sản xuất giống tôm chân trắng tăng lên đột ngột từ năm 2008 đến 2009, lần lượt là 10 trại lên 163 trại, và qua năm 2011 là 174 trại. Sự tăng giảm đột ngột các trại sản xuất giữa

tôm sú và tôm thẻ chân trắng là do người nuôi ồ ạt chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng. Các trại tập trung chủ yếu ở Hòn Khói, Ninh Tịnh huyện Ninh Hòa.

Bảng 2.8: Báo cáo tình hình nuôi tôm huyện Ninh Hòa giai đoạn 2008 - 2011

STT Nội dung Đvt Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

I Sản xuất giống thủy sản

1 Số trại sản xuất tôm sú Trại 205 50 46 50 2 Số trại sản xuất tôm chân trắng Trại 10 163 163 174

II Sản lượng giống các đối tượng

1 Tôm sú Triệu con 1.060 453 278 286 2 Tôm chân Trắng Triệu con 360 1.232 1.475 1.594

III Diện tích nuôi các đối tượng

2 Tôm sú Ha 1.400 500 315 335 3 Tôm chân trắng Ha 300 1.352 1.305 1.500

IV Sản lượng nuôi các đối tượng

1 Tôm sú Tấn 1.475 410 500 300 2 Tôm chân trắng Tấn 425 1.700 1.700 2.003

Nguồn: Báo cáo phòng Nông nghiệp Ninh Hoà

Vào thời điểm năm 2008, diện tích nuôi tôm sú lớn hơn diện tích nuôi tôm chân trắng, nhưng qua năm 2009 mọi thứ đã đảo chiều và được thể hiện ở hình 2.6 dưới đây.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

D iệ n tí c h (ha)

Tôm sú Tôm chân trắng

Hình 2.6: Diện tích nuôi tôm ở Thị Xã Ninh Hòa

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở Ninh Hòa năm 2008 là 300 ha, qua năm 2009 tăng lên 1.352 ha và năm 2011 là 1.500 ha. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh là do người nuôi chuyển diện tích nuôi tôm sú trước đây sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Vì vậy, ta có thể thấy ở hình 2.6 diện tích tôm sú giảm một cách nhanh chóng bắt đầu từ năm 2009. 0 500 1000 1500 2000 2500

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

sả n lư ợ n g ( tấ n) Tôm sú Tôm chân trắng

Hình 2.7 : Sản lượng tôm huyện Ninh Hòa qua các năm

Nguồn : Báo cáo phòng Nông nghiệp Ninh Hoà

Sản lượng nuôi trong của Ninh Hòa năm 2009 là 1.700 tấn tôm chân trắng và 410 tấn tôm sú. Năm 2010, sản lượng tôm đạt 2.200 tấn tăng 29,41% so với năm 2009. Qua năm 2011, sản lượng đạt 2.300 tấn tăng 4,5% so với năm 2010, trong đó tôm chân trắng chiếm 2.000 tấn. Phần lớn sản lượng được các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản ở trong tỉnh thu mua thông qua các đại lý hoặc tự mình thu mua. Một phần được các đại lý hoặc người bán lẻ phân phối ở các chợ trong tỉnh.

Tôm thẻ chân trắng được các Công ty chế biến xuất khẩu qua các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Năm 2011, giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng của Việt Nam là 704,226 triệu USD, tăng 69,9% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ riêng Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang F17 đã thu mua trung bình từ 14.000 – 20.000 tấn/ năm từ các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận và lớn hơn sản lượng cả tỉnh Khánh hòa năm 2011 là 11.099 tấn.

Có những thời điểm như năm cuối năm 2009 và năm 2010 dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, sản lượng tôm thẻ chân trắng không cung cấp đủ nguyên liệu để cho các công ty chế biến thực hiện đơn hàng, nhiều công ty không chỉ mua trong tỉnh mà còn

tìm kiếm nguồn hàng ở nhiều tỉnh khác như Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định,... Và giá cả được đẩy lên cao khoảng 10%, người nuôi tôm được hưởng lợi.

Tóm lại, nhu cầu tôm thẻ chân trắng của các nước nhập khẩu luôn luôn cao và đa dạng các thị trường, công ty chế biến luôn ở trong tình trạng sợ thiếu nguyên liệu. Điều đó cho thấy nghề nuôi tôm có rất nhiều triển vọng và việc tập trung đầu tư vào ngành nuôi tôm thẻ chân trắng là đúng hướng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)