Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 62 - 148)

2.5.1 Dữ liệu thứ cấp:

- Các tài liệu đã được công bố trên các tạp chí, sách, và công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước.

- Thông tin của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP).

- Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Ninh Hòa được thu thập từ Chi cục Thống kê thị xã Ninh Hòa, phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa.

- Thực trạng nuôi trồng, sản lượng nuôi và sản lượng tiêu thụ tôm thẻ chân trắng được thu thập từ Tổng cục thống kê, Chi cục Thống kê thị xã Ninh Hòa, Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn thị xã Ninh Hòa.

2.5.2 Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu thứ sơ được tiến hành thu thập bằng cách mỗi tác nhân được lựa chọn 1 cá thể hoặc 1 nhóm từ 3 đến 5 người để phỏng vấn trực tiếp từ những công việc đang thực hiện liên quan đến tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi.

Sau khi có bảng câu hỏi, tác giả tiến hành điều tra thử nghiệm các đối tượng xem xét mức độ phù hợp bảng điều tra, sau đó đó hoàn thiện bảng câu hỏi.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập chính thức thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đối với hộ nuôi tôm, đại lý thu mua, người bán lẻ và công ty chế biến trong ba năm 2009, 2010, và 2011.

Số lượng bảng câu hỏi được phát đi cho mỗi tác nhân là 20 mẫu dành cho hộ nuôi tôm, 7 mẫu đối với đại lý cấp 1, 3 mẫu đối với đại lý cấp 2, 5 mẫu đối với người bán lẻ và 1 mẫu đối với công ty chế biến.

Số lượng bảng câu hỏi thu về đối với hộ nuôi tôm bao gồm : 20 mẫu bao gồm các hộ nuôi tôm tại Ninh ích, Ninh Hà và Ninh Giang trong đó có 15 mẫu trả lời đầy đủ chi phí. Đối với các đại lý thu mua cấp 1, chủ yếu thu thập ở thị xã Ninh Hòa. Số lượng mẫu điều tra là 5 mẫu nhằm xác định đúng khối lượng lưu chuyển qua các kênh. Đại lý cấp 2 phỏng vấn trực tiếp gồm 3 đại lý thông qua bảng câu hỏi. Đối với người bán lẻ chủ yếu phỏng vấn ở các chợ thị trường Ninh Hòa gồm 5 mẫu. Đối với công ty chế biến được điều tra 1 mẫu do Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang F17 cung cấp thông tin dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế.

2.5.3 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị

Tác giả tiếp cận và vận dụng Lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), tài liệu Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị của dự án M4P để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài.

Để phân tích đề tài này, tác giả sử dụng mô hình Cấu trúc (Structure) – Vận hành (Conduct) – Hiệu quả (Perform). Mô hình này nhằm phân tích kết quả kinh doanh của ngành (các doanh nghiệp trong ngành) và nhận dạng tiềm năng của từng ngành kinh doanh (các ngành kinh doanh khác nhau có hiệu quả khác nhau) và nó

được khái quát hóa thông qua mối quan hệ tương quan giữa cơ cấu ngành (Structure of industry), vận hành hay chiến lược (Conduct/strategy) của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh (Performance) của ngành.

Mô hình SCP chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa 3 yếu tố: cấu trúc thị trường, sự vận hành thị trường và kết quả thực hiện thì trường. Cấu trúc thị trường và sự vận hành thị trường ảnh hưởng đến kết quả thực hiện thị trường. Ngược lại, kết quả thị trường sẽ tác động trở lại đến cấu trúc thị trường và sự vận hành trong dài hạn như được mô tả trong hình bên dưới đây:

Hình 2.8: Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP

Nguồn : [3]

Kết quả thị trường phụ thuộc vào sự vận hành thị trường của những người bán và người mua thông qua các chính sách xác định giá, chủng loại sản phẩm, đầu tư phương tiện sản xuất.

Sự vận hành thị trường ảnh hưởng chi phối ngược lại cấu trúc thị trường bao gồm ảnh hưởng đến số lượng, quy mô sản xuất kinh doanh giữa người bán và người mua, các kênh marketing, mức độ khác biệt sản phẩm, sự tồn tại hay không của những rào cản gia nhập và xuất khẩu ngành.

Cấu trúc thị trường Vận hành thị trường Kết quả thực hiện thị trường

Bảng 2.9: Các nhân tố của mô hình SCP

Nhân tố cấu trúc Nhân tố vận hành Nhân tố kết quả

- Những trung gian trong hệ thống kênh marketing. - Những cản trở gia nhập và ra khỏi ngành.

- Sự tham gia của người mua và người bán.

- Phân loại chất lượng. - Phân tích thông tin thị trường.

- Cấu trúc kênh thị trường.

- Cơ sở hình thành giá. - Nguyên tắc điều phối thị trường. - Hoạt động mua vào. - Hoạt động bán ra. - Vận chuyển. - Dự trữ. - Thương lượng. - Tiến hành. - Thông tin.

- Tài chính/ rủi ro. - Chiến lược thương mại. chung để tăng hiệu quả marketing.

- Sự thích hợp của sản phẩm liên quan đến thị hiếu của khách hàng. - Hiệu quả của dịch vụ cung ứng: + Tỉ lệ lợi nhuận liên quan đến chênh lệch biên tế giữa giá và chi phí marketing.

+ Phân tích thị trường; thương lượng chi phí giao dịch (tìm kiếm và kí hợp đồng)

+ Phân tích khác biệt về giá và giao động về giá theo thời vụ + Tham gia thị trường.

- Phân tích sự năng động của thị trường.

Nguồn:[3]

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu nêu trong đề tài tác giả chỉ tập trung phân tích các nhân tố chính như trong bảng 2.10:

Bảng 2.10: Các nhân tố áp dụng của mô hình SCP

Nhân tố cấu trúc Nhân tố vận hành Nhân tố kết quả

- Những tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị. - Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các tác nhân. - Tình hình cạnh tranh trong ngành những cản trở gia nhập và ra khỏi ngành. - Mức độ khác biệt sản phẩm

- Phân loại chủng loại, chất lượng.

- Hoạt động mua vào. - Hoạt động bán ra. - Cách thức xác định giá. - Phương thức giao dịch. - Thanh toán.

- Hiệu quả của dịch vụ cung ứng:

+ Tỉ lệ lợi nhuận liên quan đến chênh lệch biên tế giữa giá và chi phí marketing.

+ Phân tích khác biệt về giá qua các năm.

Phân tích kết quả thị trường chủ yếu tập trung vào việc phân phối giá trị tăng thêm của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị.

Phân tích giá trị gia tăng là công cụ đánh giá giá trị kinh tế được tạo ra trong chuỗi giá trị của một tác nhân. Phân tích giá trị gia tăng dựa trên những thông tin về chi phí sản xuất, chi phí marketing hoặc chi phí tăng thêm và lợi nhuận biên tế của từng tác nhân trong chuỗi giá trị. Hai tỉ số này sẽ được xác định là :

- Tỷ suất lợi nhuận biên trên tổng chi phí = Lợi nhuận biên/ Tổng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận biên trên chi phí tăng thêm = Lợi nhuận biên/Chi phí tăng thêm

Thông qua việc xác định hai tỷ số trên để so sánh và xác định mức độ hợp lý của việc phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi. Trên cơ sở đó, tác giả lý giải tại sao lợi nhuận của mỗi tác nhân trong chuỗi được phân bổ khác nhau.

Ngoài ra, tác giả sử dụng các phương pháp sau trong quá trình phân tích chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng.

- Phương pháp mô tả: Mô tả thực trạng hoạt động cung cấp tôm thẻ chân trắng của từng tác nhân trong chuỗi.

- Phương pháp thảo luận nhóm: chủ yếu là thu thập thông tin từ phí hộ nuôi tôm. Thảo luận với họ những vấn đề liên quan đến việc nuôi trồng, thu hoạch, tiêu thụ tôm thẻ chân trắng để xác định những khó khăn và nguyện vọng của hộ nuôi tôm. Những thông tin này sẽ được tổng hợp và phân tích trình bày trong đề tài.

- Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu: Các công thức tính chủ yếu: + Số trung bình: 1 n i i X X n    Trong đó: X  : Giá trị trung bình i

X : Giá trị quan sát thứ i của tập dữ liệu mẫu n: Số mẫu điều tra

+ Tốc độ phát triển: Cho biết sự biến động của hiện tượng qua 2 kỳ liên tiếp Ti= 1  i i y y x100

Ti: Tốc độ phát triển thời kỳ thứ i so với thời kỳ thứ i - 1

i

y : Mức độ hiện tượng thời kỳ thứ i

1

i

y : Mức độ của hiện tượng thời kỳ thứ i – 1

- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Phỏng vấn chuyên sâu các tác nhân chủ yếu tham gia dọc theo chuỗi giá trị. Các thông tin này được tổng hợp và phân tích cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Phân tích cấu trúc thị trường tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa tại thị xã Ninh Hòa

3.1.1 Những tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa

Những tác nhân chủ yếu tham gia trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng bao gồm hộ nuôi tôm, đại lý thu gom cấp 1, đại lý thu gom cấp 2, người bán lẻ, công ty chế biến được trình bày trong hình 3.1.

Hình 3.1: Mô hình chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng

Nguồn : Điều tra của tác giả

Dựa vào hình 3.1, ta thấy sản phẩm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi Ninh Hòa phân phối qua kênh xuất khẩu và kênh trong nước:

- Kênh phân phối thị trường xuất khẩu: Hộ nuôi tôm phân phối sản phẩm của mình theo 2 hướng chủ yếu: Đến đại lý thu gom cấp 1 là 77%, công ty chế biến là 20,9%. Ngoài ra, khoảng 2% người nuôi tôm bán trực tiếp đến người bán lẻ khoảng 2% và khoảng 0,1% để lại tự tiêu dùng hoặc cho người thân, kênh này diễn ra không thường xuyên. Đại lý thu gom cấp 1 thường bán tôm qua đại lý cấp 2 khoảng 53,9%, và trực tiếp bán tôm đến công ty chế biến khoảng 15,4% và khoảng 7,7% khối lượng tôm thu hoạch cho người bán lẻ, người bán lẻ phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng trong nước. Đại lý thu gom cấp 2 thường cung cấp lượng hàng mua được cho công ty

Hộ nuôi tôm Đại lý thu mua cấp 2 Công ty chế biến Người tiêu dùng Nhà nhập khẩu Nhà hàng/ siêu thị Người bán lẻ Đại lý thu mua cấp 1 2% 77% 20,9 % 53,9% 0,1% 7,7% 53,9% 89,3% 0,9% 6,79% 15,4%

:Diễn ra thường xuyên :Diễn ra không thường xuyên 2,91%

chế biến. Công ty chế biến sau khi thu mua sản phẩm tôm thẻ chân trắng, họ chủ yếu xuất khẩu sản phẩm đến thị trường nước ngoài khoảng 89,3% và một lượng nhỏ 0,9% cung cấp cho cửa hàng hoặc siêu thị.

- Kênh phân phối thị trường nội địa: Từ hộ nuôi tôm đến người bán lẻ sản lượng rất ít, khoảng 2%; từ đại lý cấp 1 đến người bán lẻ khoảng 7,7%. Người bán lẻ bán trực tiếp đến người tiêu dùng khoảng 6,79% và bán qua nhà hàng, khách sạn khoảng 2,91%. Khối lượng tôm thẻ chân trắng đến với người tiêu dùng nội địa khoảng 10,7%.

Qua đó, ta thấy sản phẩm tôm thẻ chân trắng chủ yếu được xuất khẩu ra nước ngoài.

3.1.1.1 Hộ nuôi tôm

Theo kết quả điều tra, các hộ nuôi tôm ở thị xã Ninh Hòa canh tác chủ yếu các xã như: Ninh Hà, Ninh Lộc, Ninh Ích, Ninh Giang, Ninh Phú, Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Thọ. Họ là những người có thâm niên nuôi tôm từ 10 – 15 năm và chủ yếu nuôi theo 3 hình thức: thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Theo kết quả điều tra, số lượng hộ nuôi theo thâm canh chiếm khoảng 20 %, bán thâm canh khoảng 70% còn lại là quảng canh cải tiến khoảng 10%. Trong số 20 hộ nuôi tôm được khảo sát, hộ nuôi có diện tích canh tác nhỏ hơn 0,5 ha là 7 hộ, chiếm 35%; có 9 hộ có diện tích từ 0,5 đến 1 ha chiếm 45% và 4 hộ có diện tích trên 1 ha. Phần lớn người nuôi tôm đều là nam giới, đa số những người có diện tích nhỏ đều tự mình làm và có ít người trong gia đình tham gia cùng. Ngoài nghề nuôi tôm chân trắng, nhiều hộ nuôi tôm còn có canh tác nông nghiệp như trồng lúa, buôn bán nhỏ để kiếm thêm thu nhập.

Để mua con giống, hộ nuôi tôm có thể mua từ các công ty sản xuất có uy tín, cung cấp con giống chất lượng ổn định với giá cao hoặc từ các trại sản xuất giống tư nhân chưa có uy tín nhưng họ cung cấp mức giá thấp hơn và cho chất lượng con giống thấp hơn. Theo kết quả nghiên cứu, khoảng 70% hộ nuôi thường mua con giống ở các trại giống tư nhân với lý do giá thấp, quen biết và tin tưởng là chủ yếu, còn lại là mua giống từ các công ty như CP, Việt Úc, HPV,… Đa số hộ nuôi đều thả con giống với kích cỡ con giống từ 12 – 15 ngày sau khi tôm giống chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng. Sau quá trình nuôi tôm, nước thải ra môi trường bắt buộc hộ nuôi tôm phải xử lý để tránh lây nhiễm các mầm bệnh. Theo kết quả khảo sát, có khoảng 20% hộ nuôi tôm là có xử lý nước và 80 % hộ nuôi tôm không xử nước trước khi thải ra môi trường, tạo

điều kiện cho dịch bệnh phát sinh và gây nhiều thiệt hại như gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hộ nuôi khác, gây thiệt hại kinh tế không đáng có.

3.1.1.2 Đại lý thu mua cấp 1

Theo kết quả điều tra, đại lý cấp 1 là những người có mối quan hệ làm ăn buôn bán lâu năm với các hộ nuôi tôm, họ có văn phòng giao dịch, phương tiện đánh bắt, vận chuyển và bảo quản tôm cùng với một lực lượng nhân công đông đảo. Họ có kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật bảo quản, nhận biết, phán đoán chất lượng tôm. Vì vậy, đại lý cấp 1 thường được hiểu là những người thu mua trực tiếp từ hộ nuôi tôm. Hầu hết các chủ ao nuôi khi đến kỳ thu hoạch đều tìm đến các đại lý này để liên hệ bán tôm tại ao. Để tiến hành thu mua tôm của hộ nuôi, các đại lý cấp 1 thường cần sự hỗ trợ nguồn vốn từ đại lý cấp 2.

3.1.1.3 Đại lý thu mua cấp 2

Theo kết quả điều tra, đại lý cấp 2 là những người có nguồn tiền mặt lớn, sẵn sàng chi trả, ứng trước cho các hộ nuôi nếu có yêu cầu và có mối quan hệ với các công ty chế biến. Công việc của đại lý cấp 2 có thể hiểu đơn giản là thay mặt công ty trả tiền ngay cho người bán tôm và hưởng chênh lệch khoảng 500đ/kg tôm.

Vốn kinh doanh: thông thường một đại lý thu mua nguyên liệu của một vùng phải có được nguồn vốn lưu động lớn để có thể cung cấp cho các đại lý cấp 1 tạm ứng trước cho các hộ nuôi tôm và thanh toán từ 50% - 100% sau khi bắt tôm nếu đại lý cấp 1 hoặc hộ nuôi tôm có yêu cầu. Đại lý cấp 2 càng nhiều vốn, càng có nhiều lợi nhuận và nâng cao uy tín với các công ty chế biến do luôn cung cấp sản lượng cao và chất lượng tốt.

Mối quan hệ với các công ty chế biến: để có được mối quan hệ với công ty chế biến, trước hết là có quan hệ với lãnh đạo công ty, với bộ phận thu mua của công ty. Khi trở thành nhà cung cấp chính của công ty, công ty có nhiều ưu đãi cho đại lý như ưu tiên quyền bán hàng, thanh toán nhanh,… Theo quy định của các công ty chế biến

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 62 - 148)