Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của người bán lẻ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 88 - 89)

Người bán lẻ chủ yếu lấy qua đại lý cấp 1 và được đại lý cấp 1 cung cấp tại chợ với giá bán cao hơn 6.000 đồng so với giá mua trực tiếp từ hộ nuôi tôm. Vào mùa vụ thu hoạch tôm, sản lượng tôm thẻ chân trắng được người bán lẻ bán hàng ngày bình quân khoảng 10 – 15 kg/ngày tại các chợ. Ngoài ra, người bán lẻ cung cấp tôm thẻ chân trắng qua các nhà hàng, khách sạn tại địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy người bán lẻ bổ sung thêm chi phí giao dịch và chi phí khác như phí và lệ phí kinh doanh tại chợ, chi phí lãi vay, chi phí mua sắm dụng cụ,… để thực hiện công việc buốn bán hàng ngày của mình. Kết quả được thể hiện cụ thể ở bảng sau.

Bảng 3.14: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của người bán lẻ Đvt: đồng/kg STT Khoản mục 2009 2010 2011 Bình quân 3 năm

1 Giá bình quân mua vào 53.500 66.480 83.800 67.927

2 Tổng chi phí tăng thêm bình quân 874 1.050 1.210 1.045

Chi phí giao dịch 360 416 480 419 Chi phí khác 514 634 730 626

3 Giá bán bình quân 57.613 71.075 88.943 72.544

4 Lợi nhuận bình quân 3.239 3.545 3.933 3.572

Nguồn: theo kết quả điều tra

Với giá mua vào bình quân 3 năm là 67.927đồng/kg, tổng chi phí tăng thêm bình quân 3 năm là 1.045 đồng/kg và giá bán ra của người bán lẻ được xác định theo trung bình sản lượng. Giá bán lẻ bình quân 3 năm là 72.544 đồng/kg thì người bán lẻ nhận được lợi nhuận biên bình quân 3 năm là 3.572 đồng/kg.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 88 - 89)