Những thuận lợi, khó khăn trong việc nuôi trồng, chế biến xuất khẩu tôm thẻ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 59 - 62)

thẻ chân trắng thị xã Ninh Hòa nói riêng và cả nước nói chung.

 Thuận lợi

- Nước ta có bở biển dài hơn 3.260 km và khí hậu các tỉnh Duyên hải miền Trung tương đối ổn định với hai mùa rõ rệt, nhiệt độ phù hợp để tôm thẻ chân trắng phát triển bình thường và năng suất cao.

- Nghề nuôi tôm nói chung và tôm thẻ chân trắng nói riêng được chính quyền địa phương Ninh Hòa quan tâm để phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh những hỗ trợ về chính sách vay vốn cho hộ nuôi tôm, ở các địa phương còn tiến hành lập Hội nông dân xã, phường để trao đổi kinh nghiệm cũng như tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức nuôi trồng cho các hộ nuôi. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nghề nuôi tôm cũng có những thuận lợi nhất định, nguồn giống đã được nghiên cứu và tạo ra nhiều nguồn giống chất lượng và được kiểm dịch. Thức ăn được chế tạo trên dây chuyền công nghệ cao, kích thước phù hợp, có độ trôi nổi trong môi trường nước cao nên ít gây ô nhiễm, có mùi thơm kích thích tôm bắt mồi và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho tôm. Hộ nuôi tôm cũng được tiếp xúc với quy trình nuôi chuẩn hoặc nhận được hỗ trợ từ các công ty chế biến nuôi theo mô hình tiên tiến.

- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tôm trên thị trường thế giới ngày càng cao, do đó có thể tăng sản lượng xuất khẩu lớn cho toàn ngành.

- Nhu cầu về sản phẩm tinh chế, giá trị gia tăng ngày càng nhiều người tiêu dùng chấp nhận, tạo cơ hội tăng lợi nhuận cho các thành phần trong chuỗi nếu đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Nhờ có sự nghiên cứu và phát triển chất lượng nguồn giống và quy trình nuôi của các Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản, sự hỗ trợ của các ban ngành có liên quan, các tổ chức quốc tế, tôm thẻ đông lạnh Việt Nam là mặt hàng tiềm năng, có cơ hội mở rộng diện tích nuôi, đa dạng về chủng loại sản phẩm và tăng năng suất hơn nữa.

- Hiện nay chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của ngành kết hợp với VASEP đang được thực hiện. Đây cũng là cơ hội tốt cho công ty chế biến tôm thẻ chân trắng tham gia vào chương trình này.

 Khó khăn

Đối với Hộ nuôi tôm

Hộ nuôi tôm phải đối mặt với một số khó khăn và rủi ro khi nuôi tôm, nhiều hộ nuôi có trình độ chuyên môn thấp, chỉ nuôi theo kinh nghiệm nên khi gặp sự cố thì thiếu kiến thức để xử lý.

- Quy trình nuôi chủ yếu được trao đổi qua lại giữa các hộ nuôi tôm với nhau, chưa tiếp xúc được những tiến bộ mới.

- Chi phí thức ăn nuôi tôm cao, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí 1 kg tôm thịt, với nhiều mức giá khác nhau, chất lượng khó kiểm soát nên đã tác động không nhỏ đến quá trình nuôi. Trong vài năm trở lại đây, giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm.

- Các hộ nuôi tôm gặp khó khăn về chất lượng con giống, nhiều hộ nuôi nhận thức được rằng chất lượng con giống là yếu tố quan trọng để quyết định thành công của vụ nuôi, nhưng nhiều hộ nuôi vẫn lựa chọn nguồn cung cấp giống là trại sản xuất giống tư nhân (không có chứng nhận kiểm định dịch bệnh) hơn là nguồn cung cấp giống của những công ty lớn, có uy tín bởi vì một phần do chi phí chênh lệch lớn giữa nguồn cung cấp tư nhân và công ty lớn, nếu như giá con giống trung bình tôm thẻ chân trắng do các trại nuôi tôm tư nhân trong năm 2011 là khoảng 30 – 35 đồng/con thì giá con giống trung bình tôm thẻ chân trắng do các công ty như CP, Việt Úc khoảng 60 – 70 đồng/con. Bên cạnh đó, do một số trại giống tư nhân có mối quan hệ quen biết cung cấp nguồn giống cho các hộ nuôi địa phương.

- Thiếu vốn cũng là một khó khăn của nhiều hộ nuôi tôm ở thị xã Ninh Hòa. Hộ nuôi muốn mở rộng vùng nuôi phải nhờ đến các ngân hàng. Thủ tục vay vốn tại các ngân hàng thương mại thường kèm theo thủ tục thế chấp tài sản, nhà cửa, đất đai đã khiến nhiều hộ nuôi không tiếp xúc được nguồn vốn này, rủi ro lâm vào các khoản nợ. - Ngoài ra, nghề nuôi tôm là một nghề phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường. Do đó, khi thời tiết thay đổi hay có dịch bệnh luôn tạo ra khó khăn và rủi ro cao cho người nuôi như nguy cơ tôm chết cao, các hộ nuôi dễ bị mất vốn làm ăn, nợ nần không thể phục hồi. Mặt khác, nhiều hộ nuôi sau khi nuôi không đồng nhất cách xử lý nước, nhiều hộ mặc nhiên thải nước ra môi trường, ảnh hưởng đến nhiều hộ nuôi khác.

- Chi phí nhiên liệu biến động mạnh tác động không nhỏ đến kế hoạch sản xuất. Nhiều loại thuốc không có chất lượng ổn định, tác dụng không tốt, nhiều hộ không kiểm soát được tác động đến năng suất và chất lượng tôm.

Đối với Đại lý thu mua

- Hoạt động trong nghề thu mua tôm cần hiểu biết về kỹ thuật bảo quản, đa số nhiều đại lý thiếu kiến thức về kỹ thuật bảo quản tôm thương phẩm. Nếu tôm đạt chất lượng không được bảo quản tốt sẽ ảnh hưởng đến giá bán, gây thiệt hại thu nhập. Phần lớn các đại lý thu mua bảo quản tôm theo kinh nghiệm, đơn thuần dùng đá và nước ngâm lạnh tôm vì vậy không kiểm soát được chất lượng nguồn nước và nguồn đá.

- Kèm theo đó là thiếu kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều đại lý không nắm rõ các quy định của công ty chế biến về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.

- Một khó khăn các đại lý phải đối mặt là nhiều đại lý mua với số lượng tôm lớn, phải thuê dịch vụ vận chuyển với chi phí cao, nhiều phương tiện vận chuyển không đạt chuẩn, do đó gây nhiều rủi ro trên đường vận chuyển cụ thể như tai nạn, thùng xe đông lạnh không đảm bảo duy trì nhiệt độ… Bên cạnh đó, dịch vụ cung cấp nước đá cung ứng không kịp thời, không kiểm soát được đá sạch.

- Ngoài ra, tôm có sẵn mầm bệnh hoặc dư thừa lượng kháng sinh không nhận biết được bằng mắt thường. Do vậy, khi công ty chế biến nhập hàng toàn bộ rủi ro đại lý phải gánh chịu do đã thanh toán cho hộ nuôi tôm, làm tăng thêm chi phí bảo quản và vận chuyển phân phối cho người bán lẻ.

Đối với Công ty chế biến

- Thách thức lớn nhất cho các công ty chế biến là các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm đối với các nước nhập khẩu. Trong những năm qua, tôm xuất khẩu

sang Nhật Bản và Mỹ đã bị từ chối do sự hiện diện của Chloramphenicol. Gần đây, nồng độ của Trifluralin trong tôm xuất khẩu sang Nhật Bản được xác định là cao hơn cho phép. Giữa tháng 9/2010, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã cảnh báo về việc tôm Việt Nam xuất sang nước này có dư lượng Trifluralin và nâng mức kiểm soát hóa chất này từ 0% lên 30%. Ngay sau đó, cơ quan chức năng Nhật lại phát hiện thêm các lô hàng tôm Việt Nam nhiễm Trifluralin quá mức cho phép. Theo quy định của nước này, kể từ lô thứ hai phát hiện chứa Trifluralin sẽ nâng mức kiểm soát lên 100%. Và từ ngày 10/6/2011, tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản chính thức bị kiểm soát 100%. Vấn đề này có nguồn gốc của nó ở giai đoạn nuôi vì hộ nuôi tôm cố ý hoặc vô ý làm cho việc sử dụng các sản phẩm có chứa Chloramphenicol và Trifluralin. Hơn nữa, bằng cách tăng trọng lượng tôm để kiếm lợi nhuận cao, không lường được hậu quả của các đại lý đã làm tăng các tạp chất trong tôm.

- Đối với thị trường EU, truy xuất nguồn gốc là thách thức. Một trong những hạn chế đối với việc thực hiện truy xuất nguồn gốc là hộ nuôi tôm không quen thuộc với các tiêu chuẩn quốc tế trong lưu giữ hồ sơ nuôi tôm. Hơn nữa, hầu hết hộ nuôi tôm không giữ hồ sơ tách cho ao riêng biệt. Ngoài truy xuất nguồn gốc, EU cũng yêu cầu việc hoàn thành các tiêu chuẩn môi trường và các tiêu chuẩn lao động.

- Các công ty chế biến và xuất khẩu phải tuân thủ với các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường cũng như các quy định khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Trong nước, các công ty được quy định bởi các quy tắc do NAFIQAVED về kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó, các công ty phải duy trì việc tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng như ISO, HACCP, BRC và IFS.

- Tính mùa vụ của sản phẩm thủy sản, ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh gây không ít khó khăn cho kế hoạch sản xuất và xuất khẩu nhiều công ty chế biến.

- Nguồn nhân công giá rẻ đối với thị trường Việt Nam đã không còn, thiếu hụt nhân công vào thời cao điểm là chuyện không hiếm ở các công ty chế biến.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 59 - 62)