Phương pháp phân tích chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 63 - 67)

Tác giả tiếp cận và vận dụng Lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), tài liệu Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị của dự án M4P để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài.

Để phân tích đề tài này, tác giả sử dụng mô hình Cấu trúc (Structure) – Vận hành (Conduct) – Hiệu quả (Perform). Mô hình này nhằm phân tích kết quả kinh doanh của ngành (các doanh nghiệp trong ngành) và nhận dạng tiềm năng của từng ngành kinh doanh (các ngành kinh doanh khác nhau có hiệu quả khác nhau) và nó

được khái quát hóa thông qua mối quan hệ tương quan giữa cơ cấu ngành (Structure of industry), vận hành hay chiến lược (Conduct/strategy) của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh (Performance) của ngành.

Mô hình SCP chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa 3 yếu tố: cấu trúc thị trường, sự vận hành thị trường và kết quả thực hiện thì trường. Cấu trúc thị trường và sự vận hành thị trường ảnh hưởng đến kết quả thực hiện thị trường. Ngược lại, kết quả thị trường sẽ tác động trở lại đến cấu trúc thị trường và sự vận hành trong dài hạn như được mô tả trong hình bên dưới đây:

Hình 2.8: Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP

Nguồn : [3]

Kết quả thị trường phụ thuộc vào sự vận hành thị trường của những người bán và người mua thông qua các chính sách xác định giá, chủng loại sản phẩm, đầu tư phương tiện sản xuất.

Sự vận hành thị trường ảnh hưởng chi phối ngược lại cấu trúc thị trường bao gồm ảnh hưởng đến số lượng, quy mô sản xuất kinh doanh giữa người bán và người mua, các kênh marketing, mức độ khác biệt sản phẩm, sự tồn tại hay không của những rào cản gia nhập và xuất khẩu ngành.

Cấu trúc thị trường Vận hành thị trường Kết quả thực hiện thị trường

Bảng 2.9: Các nhân tố của mô hình SCP

Nhân tố cấu trúc Nhân tố vận hành Nhân tố kết quả

- Những trung gian trong hệ thống kênh marketing. - Những cản trở gia nhập và ra khỏi ngành.

- Sự tham gia của người mua và người bán.

- Phân loại chất lượng. - Phân tích thông tin thị trường.

- Cấu trúc kênh thị trường.

- Cơ sở hình thành giá. - Nguyên tắc điều phối thị trường. - Hoạt động mua vào. - Hoạt động bán ra. - Vận chuyển. - Dự trữ. - Thương lượng. - Tiến hành. - Thông tin.

- Tài chính/ rủi ro. - Chiến lược thương mại. chung để tăng hiệu quả marketing.

- Sự thích hợp của sản phẩm liên quan đến thị hiếu của khách hàng. - Hiệu quả của dịch vụ cung ứng: + Tỉ lệ lợi nhuận liên quan đến chênh lệch biên tế giữa giá và chi phí marketing.

+ Phân tích thị trường; thương lượng chi phí giao dịch (tìm kiếm và kí hợp đồng)

+ Phân tích khác biệt về giá và giao động về giá theo thời vụ + Tham gia thị trường.

- Phân tích sự năng động của thị trường.

Nguồn:[3]

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu nêu trong đề tài tác giả chỉ tập trung phân tích các nhân tố chính như trong bảng 2.10:

Bảng 2.10: Các nhân tố áp dụng của mô hình SCP

Nhân tố cấu trúc Nhân tố vận hành Nhân tố kết quả

- Những tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị. - Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các tác nhân. - Tình hình cạnh tranh trong ngành những cản trở gia nhập và ra khỏi ngành. - Mức độ khác biệt sản phẩm

- Phân loại chủng loại, chất lượng.

- Hoạt động mua vào. - Hoạt động bán ra. - Cách thức xác định giá. - Phương thức giao dịch. - Thanh toán.

- Hiệu quả của dịch vụ cung ứng:

+ Tỉ lệ lợi nhuận liên quan đến chênh lệch biên tế giữa giá và chi phí marketing.

+ Phân tích khác biệt về giá qua các năm.

Phân tích kết quả thị trường chủ yếu tập trung vào việc phân phối giá trị tăng thêm của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị.

Phân tích giá trị gia tăng là công cụ đánh giá giá trị kinh tế được tạo ra trong chuỗi giá trị của một tác nhân. Phân tích giá trị gia tăng dựa trên những thông tin về chi phí sản xuất, chi phí marketing hoặc chi phí tăng thêm và lợi nhuận biên tế của từng tác nhân trong chuỗi giá trị. Hai tỉ số này sẽ được xác định là :

- Tỷ suất lợi nhuận biên trên tổng chi phí = Lợi nhuận biên/ Tổng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận biên trên chi phí tăng thêm = Lợi nhuận biên/Chi phí tăng thêm

Thông qua việc xác định hai tỷ số trên để so sánh và xác định mức độ hợp lý của việc phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi. Trên cơ sở đó, tác giả lý giải tại sao lợi nhuận của mỗi tác nhân trong chuỗi được phân bổ khác nhau.

Ngoài ra, tác giả sử dụng các phương pháp sau trong quá trình phân tích chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng.

- Phương pháp mô tả: Mô tả thực trạng hoạt động cung cấp tôm thẻ chân trắng của từng tác nhân trong chuỗi.

- Phương pháp thảo luận nhóm: chủ yếu là thu thập thông tin từ phí hộ nuôi tôm. Thảo luận với họ những vấn đề liên quan đến việc nuôi trồng, thu hoạch, tiêu thụ tôm thẻ chân trắng để xác định những khó khăn và nguyện vọng của hộ nuôi tôm. Những thông tin này sẽ được tổng hợp và phân tích trình bày trong đề tài.

- Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu: Các công thức tính chủ yếu: + Số trung bình: 1 n i i X X n    Trong đó: X  : Giá trị trung bình i

X : Giá trị quan sát thứ i của tập dữ liệu mẫu n: Số mẫu điều tra

+ Tốc độ phát triển: Cho biết sự biến động của hiện tượng qua 2 kỳ liên tiếp Ti= 1  i i y y x100

Ti: Tốc độ phát triển thời kỳ thứ i so với thời kỳ thứ i - 1

i

y : Mức độ hiện tượng thời kỳ thứ i

1

i

y : Mức độ của hiện tượng thời kỳ thứ i – 1

- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Phỏng vấn chuyên sâu các tác nhân chủ yếu tham gia dọc theo chuỗi giá trị. Các thông tin này được tổng hợp và phân tích cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)