Ẩm thực và văn hóa ẩm thực ViệtNam qua chương trình du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trang 31 - 33)

1.3 .Y ẾU TỐ VĂN HÓA & XÃ HỘI

1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC

1.4.1.4. Ẩm thực và văn hóa ẩm thực ViệtNam qua chương trình du lịch

Hiện nay, các công ty du lịch nội địa và quốc tế đã và đang khai thác các chương trình du lịch ẩm thực một cách hiệu quả. Một số chương trình du lịch ẩm thực được thực hiện như sau:

Chương trình khám phá ẩm thực vùng miền sơng nước Cửu Long đã được các công ty du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long khai thác bằng hình thức kết hợp du lịch và trải ngiệm các món ăn địa phương qua các điểm đến. Tại mỗi địa phương, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn từ khâu chế biến, trưng bày, ăn uống để thấy được quy trình chế biến của món ăn mang đậm tính nhân văn, văn hóa bản địa, văn hóa của vùng quê và đặc biệt là tình cảm của người chế biến ra món ăn.

Chương trình trải nghiệm tại các làng nghề ẩm thực truyền thống cần thiết kế nhiều chương trình du lịch trải nghiệm các làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các món ăn và đồ uống đưa vào khai thác du lịch tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Du khách trong và ngoài nước rất quan tâm đến sự trải nghiệm và trực tiếp làm các món ăn hàng ngày mà du khách đã thưởng thức. Họ mong muốn chính mình sẽ được tận mắt nhìn thấy được các nguyên vật liệu được chế biến, tự tay làm các món ăn, tự tay nấu và trưng bày các sản phẩm mình đã làm ra. Đây là chương trình du lịch đang được các nước trong khu vực và thế giới đưa vào khai thác, vì thế các cơng ty du lịch cần phát huy khả năng của mình trong loại hình chương trình du lịch mới này hiện tại và sắp tới.

25 Chương trình trải nghiệm văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số mỗi vùng miền khác nhau, sự trải nghiệm và tham gia cùng với người dân đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những chương trình du lịch thu hút du khách quốc tế đến với Việt Nam. Du khách quốc tế nói chung và đặc biệt là du khách các nước châu Âu rất thích loại hình du lịch trải nghiệm tại các bản, buôn của người dân tộc thiểu số đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở vùng cao phía Bắc Việt Nam.

Để trải nghiệm và thưởng thức các món ăn Việt Nam là cả một q trình lâu dài, vì mỗi món ăn đều chứa đựng các giá trị văn hóa bản địa khác nhau. Bởi mỗi món ăn đều có nguồn nguyên liệu bản địa, mang tính vùng miền, và mỗi món ăn được người chế biến vùng miền cũng có các cơng thức chế biến khác nhau tạo nên sự đa dạng về chủng loại món ăn, gia vị và khẩu vị cũng như phong tục tập quán của địa phương khác nhau được thể hiện trong món ăn của vùng miền đó.

Người đi du lịch muốn thưởng thức các món ăn thức uống nơi mình đến tham quan, nghỉ dưỡng. Ẩm thực đóng vai trị quan trọng trong q trình cung cấp các bữa ăn ngon cho người đi tham quan, du lịch, và là hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, vừa là yếu tố đại diện giới thiệu văn hóa dân tộc, vùng, miền cho đất nước mình.

Nhiều quốc gia biết được thế mạnh về ẩm thực của dân tộc, địa phương, vùng miền biến vấn đề ẩm thực đó thành sự kiết hợp hài hịa, mỹ mãn giữa văn hóa và kinh tế, đưa hiệu quả kinh tế, văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần cùng nhau để góp phần nâng cao vẻ đẹp, tính thẩm mỹ và văn hóa truyền thống trong ẩm thực dân tộc.

Kinh doanh ẩm thực được xem là một ngành công nghiệp lớn xuyên quốc gia với lợi nhuận lớn và hình thành nên nhiều thương hiệu nổi tiếng từ các món ăn của một vùng, dân tộc giới thiệu với mọi người trên thế giới thông qua hoạt động kinh doanh dịch vụ ẩm thực. Mặt khác, ẩm thực gián tiếp cung cấp cho các hoạt động kinh tế phụ đi theo việc kinh doanh ẩm thực như các ngành chế biến, gia vị, lương thực, đồ gốm, thủy tin, pha lê, sơn mài, gỗ…

Để đảm bảo tính an tồn thực phẩm và vệ sinh môi trường trong kinh doanh ẩm thực cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa qua món ăn và đồ uống, người kinh doanh ẩm thực phải luôn chú trọng đến chất lượng, đến vệ sinh thực phẩm, khâu bảo quản thực phẩm, và cách chế biến nên được bảo quản một cách tự nhiên, không nên lạm dụng chất bảo quản dẫn đến nguyên vật liệu khơng cịn chất lượng theo đúng nguyên của nó. Mặt khác, các nhà kinh doanh ẩm thực Việt Nam nên hạn chế ít dùng chất phụ gia để đảm bảo tính sạch, chất lượng, phản ứng phụ đối với các nguyên vật liệu tươi sống hiện có của Việt Nam, hạn chế nhập khẩu các nguyên vật liệu, chất phục gia từ nước ngoài để bảo quản nguyên liệu chế biến ở Việt Nam. Chỉ khi hạn chế, ít sử dụng chất phục gia và có thể nói khơng với chất phụ gia, hoặc nếu có nên dùng các chất phụ gia truyền thống lấy từ các thảo dược được truyền lại từ người xưa để làm gia vị trong các món ăn truyền thống thì mới giữ được giá trị văn hóa bản sắc của món ăn và đồ uống.

26

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)