NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 2 : VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

2.1 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

Vị trí địa lý Việt Nam nằm trong vịng nội chí tuyến nóng ấm gẩn sát chí tuyến Bắc, đồng thời lại ở trung tâm khu vực Đơng Nam Á cịn được gọi là châu Á gió mùa vừa gắn vào lục địa châu Á như là rìa phía Đơng của bán đảo Trung - Ấn, vừa thơng ra Thái Bình Dương qua biển Đơng và Việt Nam là quốc gia mang tính biển lớn nhất trong các nước Đơng Nam Á. Việt Nam có một chiều dài đường biên giới rất lớn, tiếp giáp với nhiều nước, cả trên đất liền lẫn trên biển. Đất nước Việt Nam bao gồm một phần lãnh thố trên đất liền và một phần là vùng biến và thềm lục địa với diện tích 329.600 km2 dân số trên 90 triệu người, phần bố ở ba miền Bắc, Trung, Nam.

Ngoài ra. Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Việt Nam nằm trong vịng nội chí tun nóng ẩm lại ở trung tâm khu vực Đơng Nam châu Á thuộc vùng nhiệt đới gió mùa. Khí hậu có mùa nóng, mùa lanh ở miền Bắc;mùa khơ, mùa mưa ở miền Nam.

Có thế nói, đây là hai yếu tố mang tính cơ bản tác động đến tập quán và khẩu vị ãn uống của các vùng dân cư hoặc của mỗi dân tộc. Vì vậy, mùa nóng người Việt Nam

27 thường sử dụng những món ăn mát, nguội, nhiều nước, nhiều rau, nhiều nguyên liệu chú yếu có nguồn gốc từ thực vật. Mùa lạnh thường sử dụng những món ăn đặc, nóng, ít nước, nhiều chất béo, nhiều tinh bột.Vị trí địa lý và khí hậu như vậy đã tạo điều kiện cho khẩu vị ăn uống của Việt Nam phong phú, đa dạng. Khẩu vị ăn uống vừa mang đặc điểm của vùng khí hậu nóng lại vừa mang đặc điểm của vùng khí hậu lạnh. Nguyên liệu thực phẩm phong phú, nhiều chủng loại.

Sống trong một mơi trường tư nhiên nhiệt đới, gió mùa nóng ấm tiện lợi cho cỏ cây sinh trưởng; mưa nhiều, lắm sơng ngịi, kênh rạch, bờ biển dài là mơi trường của tôm, cá sinh sôi nảy nở... con người Việt Nam ở mỗi thời kỳ lịch sử, tùy vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội nhất định, đã khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên thảo mộc và thủy sản ấy cho bữa ăn và các nhu cầu vật chất khác của mình. Do vậy, có thể nói, mâm cơm của mỗi gia đình là tấm gương phản chiếu trung thực mơi trường tự nhiên, trình độ và cách thức chinh phục môi trường ấy của một dân tộc, cũng như trình độ, cách thức, thói quen chế biến nguồn lương thực, thực phẩm thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày.

Lãnh thổ trải rộng nên ảnh hưởng đến khẩu vị từng vùng miền. Địa hình đa dạng đồng bằng, rừng núi, biển đảo, nhiều sơng ngịi, kênh rạch khai thác được nguyên liệu chế biến từ tự nhiên. Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến điều kiện nuôi trồng, khai thác. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, nóng, ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi tạo nên nguồn nguyên liệu chế biến phong phú. Khí hậu, thời tiết cũng ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống và tập quán ăn uống của miền Bắc, Trung, Nam, vùng cao...

2.1.2 Yếu tố lịch sư :

Lịch sử của mỗi dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực của một đất nước.

Việt Nam có lịch sử hùng mạnh hơn hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, liên tục bị giặc ngoại xâm xâm lược trong đó sự thống trị của các triều đình phong kiến Trung Quốc nhiều nhất và kéo dài nhất. Yếu tố lịch sử này đã chi phối đến nền văn hoá ăn uống của Việt Nam rất nhiều. Văn hoá ẩm thực Việt Nam có sự tiếp biến văn hóa với một số nền văn hóa ẩm thực của một số quốc gia trong khu vực và châu lục khác.

Lịch sử Việt Nam và đặc trưng của ẩm thực luôn song hành với lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã góp phần tạo nên cho đất nước ta một nên văn hóa ẩm thực phong phú và đặc sắc. Thời kỳ một nghìn năm Bắc thuộc để chống lại sự đồng hóa phương Bắc kể cả chống đồng hóa trong ẩm thực nên người dân xứ Kinh Bắc nghiêm ngặt trong gia vị chế biến:

“Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tơi…”

Tuy nhiên, văn hóa ẩm thực Việt Nam khơng thể khơng nói đến những ảnh hưởng những giai đoạn lịch sử dẩn đến sự giao lưu văn hóa ẩm thực:

- Ảnh hưởng Trung Quốc: một số món ăn có sử dụng gia vị húng lìu, xì dầu, dầu mè, các món tiềm thuốc Bắc.

28 - Anh hưởng Pháp : sử dụng một số loại rượu để chế biến món ăn như bị xốt vang, hay cách chế biến kiểu Au như bị bít-tết, trứng ốp la…

- Anh hưởng An Độ : dùng nhiều sữa, sử dụng gia vị mạnh như ớt, cà ri… - Những món ăn dân tộc Chăm từ cội nguồn của vương quốc Chăm Pa.

- Một số món ăn người Khmer Nam bộ từ cội nguồn Chân Lạp như cốm dẹp, bún nước lèo…

- “Ẩm thực khẩn hoang Nam bộ” đánh dấu giai đoạn lịch sử khai phá đất phương Nam…

2.1.3 Kinh tế, khoa học cơng nghệ, văn hóa xã hội:

Nền kinh tế nước ta dần thoát khỏi sự lệ thuộc và trì trệ từ năm 1990 xố bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đến nay đã có những bước phát triển quan trọng. Nếp sống công nghiệp được hình thành, thu nhập dân cư dần ổn định và ngày càng được nâng cao, người dân khơng chỉ địi hỏi ăn no, mặc ấm mà đã phát triển lén ăn ngon, mặc đẹp, nhu cầu giải trí, đi du lịch tăng cao...

Hiện nay, việc chi cho ăn uống chiếm khoảng 60% tổng chi tiêu dùng trong gia đình, chỉ cịn lại 40% chi cho mua sắm, giao thơng, giải trí... Chứng tỏ mức sống nhân dân còn thấp, thu nhập chủ yếu phải chi cho nhu cầu sống hàng ngày rất nhiều. Mật khác, lượng người nước ngoài từ nhiều quốc gia khác nhau đến Việt Nam đầu tư, làm việc hoặc du lịch cũng ngày càng nhiều. Họ giới thiệu những món ăn và tập quán ăn uống của họ. Vì vậy, họ đòi hỏi phải phục vụ tập quán và khẩu vị ăn uống theo sở thích của họ.Từ những yếu tố mang tính kinh tế trên đã ảnh hưởng nhiều đến tập quán và khẩu vị ăn uống cúa nước ta trong thời gian gần đây.

Kinh tế đất nước phát triển là điều kiện cho sản xuất, vận chuyển cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến giữa các vùng miền trong nước và từ các nước khác trở nên dễ dàng. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển được ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt; trang thiết bị dự trữ, bảo quản thực phẩm tốt hơn, nguồn thực phẩm trái mùa, khác vùng đã góp phần làm phong phú ẩm thực Việt Nam. Về mặt xã hội nếp sống sinh hoạt, lao động của cư dân các vùng miền ảnh hưởng đến cách chế biến, tập quán ăn uống: thành thị, nông thôn, miền núi, miền biển…

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trang 33 - 35)