Đặc trưng tinh thần

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 2 : VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

2.2. ĐẶC TRƯNG TỔNG QUÁT CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC

2.2.2. Đặc trưng tinh thần

Văn hố ẩm thực thể hiện qua góc độ tinh thần chính là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến món ăn, ý nghĩa biểu tượng món ăn, tâm linh, cách trang trí món ăn...Chính vì vậy, văn hóa ẩm thực phản ánh q trình, diễn biến qua các thời kì của lịch sử, thể hiện những giá trị văn hóa dân tộc Việt ăn uống cộng đồng như chung mâm cơm, chung tơ canh, chung chóe rượu cần… Cách ứng xử kính trên nhường dưới, mòn ngon đãi bạn hiền…

Những giá trị tinh thần của ẩm thực, người Việt lấy “Miếng trầu làm đầu câu chuyn”. Họ nhận ra trong ăn uống có tính thiêng liêng “Trời đánh tránh bữa ăn”. Họ

30 đo lòng người “Hòn đất ném đi hịn chì nèm lại”. Qua ăn uống họ diễn tả cái đạo làm người, tơn kính đối với tổ tiên “Ăn quả nh k trng cây”; “Uống nước nh ngun… Không những vậy, việc chọn đồ ăn, nấu ăn, cách ăn, cách chế biến thực phẩm đóng góp phần quan trọng trong nghệ thuật ăn uống, phản ánh lối suy tư của người Việt. Vậy nên, nghệ thuật ẩm thực của người Việt không chỉ nói lên cách sống thoải mái mà hơn thế nữa, nó biểu đạt những cảm tình sâu đậm nhất. Qua ăn, con người tìm được những tình cảm chân thành nhất, gần gũi nhất. Người mẹ cảm thấy hạnh phúc nhất khi nhìn con, nhìn chồng ăn khơng kịp thở. Vì lẽ đó, hình ảnh mẹ già trong căn bếp chăm chút chuẩn bị cho bữa ăn gia đình đã in sâu trong tâm khảm mỗi người con xa xứ…

Có thể thấy, mỗi món ăn chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, tạo nên những nét đặc trưng riêng, không trộn lẫn, tiêu biểu cho nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa ẩm thực đặc trưng nhất, đứng trong hàng những nền văn hóa ẩm thực ngon nhất thế giới.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trang 36 - 37)