HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Cơ chế quản lý cịn thiếu tính đồng bộ ở các cấp, nhất là việc tập huấn chuyên môn ở các trường THPT hầu như giao khoán cho hiệu trưởng các trường tự nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện. Đội ngũ chuyên viên chuyên trách của Sở chưa được cử đi tập huấn, đào tạo chuyên sâu để chỉ đạo trực tiếp các TCM ở các trường và tham gia bồi dưỡng theo chuyên đề cho các trường.
Bên cạnh đó, các điều kiện về CSVC, trang thiết bị dạy học hiện đại, thiết bị thí nghiệm chưa thật sự đầy đủ, hiện đại; phịng học bộ mơn, phịng sinh hoạt chuyên môn chưa đầy đủ; … là những yếu tố khách quan gây cản trở, khó khăn cho HĐTCM ở các trường THPT trong huyện Đắk R’lấp.
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của CBQL và giáo viên về đổi mới PPDH, KT, ĐG dù đã có bước chuyển biến; song trong thực tế, sự chuyển biến vẫn chưa thật mạnh mẽ. Tồn tại này do một số trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’lấp mới chỉ dừng ở công tác tuyên truyền chứ chưa bồi dưỡng các nội dung về HĐTCM cho đội ngũ cũng như chưa thật sự xây dựng được kế hoạch cụ thể, khả thi để quản lý HĐTCM của nhà trường để đội ngũ có động lực thực hiện HĐTCM một cách bài bản và đồng bộ.
Bên cạnh đó, qua khảo sát cho thấy, dù đội ngũ giáo viên của các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’lấp gần như đủ về số lượng, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; song về thực chất, vẫn còn nhiều giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’lấp chưa nhận thức được tầm quan trọng của HĐTCM trong trường THPT. Vì thế, việc thực hiện công tác chuyên môn ngay trong TCM thường né tránh, đùn đẩy công việc và trách nhiệm cho người khác.
Một số trường THPT huyện Đắk R’lấp chưa sử dụng hiệu quả các phịng học bộ mơn, phịng thí nghiệm, nhiều đồ dùng và thiết bị thí nghiệm sau khi trang bị vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Việc đánh giá phân tích, rút
kinh nghiệm sau mỗi tiết dự giờ, thao giảng còn chưa sâu sắc, các nhận xét đơi khi cịn cả nể nên việc xếp loại mang tính chất động viên là chủ yếu.
Một số CBQL vẫn cịn có một số hạn chế nhất định về năng lực, nghiệp vụ quản lý, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý để đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Thậm chí, một số hiệu trưởng chưa coi trọng đúng mức công tác quản lý HĐTCM. Vì vậy, nhiều trường đã thiếu những biện pháp quản lý phù hợp, từ đó dẫn đến kết quả quản lý hoạt động nhà trường nói chung và quản lí HĐTCM nói riêng cịn nhiều hạn chế.
Tiểu kết Chương 2
Các trường THPT huyện Đắk R’lấp đã xây dựng các kế hoạch với mục tiêu nâng cao chất lượng GD&ĐT nhằm tạo nền tảng cho việc đào tạo và phát huy nguồn nhân lực ở địa phương. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ ấy, Sở GD&ĐT đã chú trọng xây dựng, củng cố hệ thống trường lớp, nâng cao trình độ giáo viên, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và làm cơ sở cho việc đào tạo nguồn nhân lực của huyện. Trong số các cơ sở đào tạo ấy, các trường THPT huyện Đắk R’lấp có những đóng góp khá nổi bật.
Trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển giáo dục mà trọng tâm là hoạt động chuyên môn thông qua HĐTCM. Mặc dù các trường THPT huyện Đắk R’lấp đã có nhiều sự cố gắng và đạt được một số kết quả nhất định; tuy nhiên qua khảo sát về công tác quản lý HĐTCM ở các trường THPT trên huyện Đắk R’lấp, chúng tơi nhận thấy vẫn cịn một số hạn chế mà các trường cần nhìn nhận thực chất để điều chỉnh trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Từ cơ sở lí luận Chương 1 và kết quả khảo sát thực trạng Chương 2 là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý HĐTCM phù hợp các trường THPT huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông ở Chương 3.
Chương 3