BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông
môn ở các trường THPT huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông
Các biện pháp quản lí HĐTCM ở các trường THPT huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nơng mà chúng tơi đề xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong quản lí.
Để thực hiện thành cơng HĐTCM ở các trường THPT huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, điều kiện tiền đề chính là nhận thức. Khơng có nhận thức
đúng đắn về sự cần thiết, tính quan trọng của HĐTCM trong nhà trường THPT hiện nay phải được thực hiện song hành cùng với các yêu cầu đổi mới về PPDH, về đổi mới KT, ĐG học sinh, chuẩn bị cho sự thay đổi về sách giáo khoa các cấp trong những năm sắp tới. CBQL, TTCM - những người tham gia thực hiện đổi mới, giáo viên, nhân viên - những người chịu sự ảnh hưởng, tác động của quá trình đổi mới giáo dục trong nhà trường phải nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức, sự cần thiết của HĐTCM trong nhà trường. Nhận thức rõ ràng, tư tưởng thông suốt là những điều kiện đảm bảo cho hoạt động tổ chuyên mơn trong trường THPT đi đến thành cơng. Vì vậy, biện pháp 1 (Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của HĐTCM) là biện pháp tiền đề, có ý nghĩa như là “điều kiện cần” để thực hiện tốt các biện pháp còn lại đã được đề xuất.
Nhận thức đúng đắn giúp cho hiệu trưởng không chủ quan trong công tác quản lí; giúp cho giáo viên, nhân viên tự giác thực hiện tốt phần việc của mình để đảm bảo thực hiện đúng theo kế hoạch đã xây dựng.
Như vậy, nếu không “Tăng cường công tác kế hoạch tổ chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’lấp” (biện pháp 2) thì khơng thể tiến hành nâng cao HĐTCM trong nhà trường. Kế hoạch có được xây dựng chi tiết, chặt chẽ, sáng tạo và mang tính khả thi cao thì việc “Đổi mới cơng tác tổ chức thực hiện HĐTCM ở các trường THPT” (biện pháp 3) và “Tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT” (biện pháp 4) mới đạt hiệu quả cao theo kế hoạch. Khi đó việc “Đổi mới kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn trong trường THPT” (biện pháp 5) sẽ gặp nhiều thuận lợi, phản ánh chính xác quá trình đổi mới để hiệu trưởng nhà trường có cơ sở điều chỉnh phù hợp. Biện pháp 6 (Tăng cường CSVC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường) được xem là điều kiện đủ để thực hiện các giải pháp trên.