Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 50 - 59)

HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.3.1. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông

phổ thông huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông

Nhận thức đúng về HĐTCM sẽ giúp cho việc quản lý HĐTCM được khoa học, chặt chẽ; HĐTCM sẽ hiệu quả, đúng hướng. Do vậy, khảo sát nhận thức của CBQL, TTCM và giáo viên về tầm quan trọng HĐTCM; cách tiếp cận, các định hướng, nội dung và các nguyên tắc trong HĐTCM là rất cần thiết. Kết quả khảo sát được ghi nhận ở Bảng 2.7.

Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL, TTCM và giáo viên ở các trường THPT huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông về HĐTCM

Trên cơ sở số liệu ở Bảng 2.7, chúng tơi thiết lập Hình 2.1: Kết quả ở Bảng 2.7 và Biểu đồ 2.1 cho thấy:

- Nhận thức của CBQL, TTCM và giáo viên về HĐTCM “phải đáp ứng yêu cầu người học” và “tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lượng đào tạo của nhà trường” ở mức độ “Rất tốt” (3,62 và 3,45 điểm). Đây là điều đáng mừng, vì nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác này là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tích cực của đội ngũ trong việc tham gia HĐTCM; giúp cho HĐTCM được thuận lợi và đạt được kết quả mong đợi.

TT Cán bộ quản lý, TTCM, giáo viên ĐTB ĐLC Thứ hạng

Mức độ

1

Nhận thức rõ HĐTCM có tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lượng đào tạo của nhà trường

3,45 0,89 2 Rất

tốt

2

Nhận thức rõ về các định hướng, nội dung, các phương thức trong HĐTCM

3,01 0,57 3 Khá

tốt

3 Nhận thức rõ về việc HĐTCM phải

đáp ứng yêu cầu người học 3,62 0,81 1

Rất tốt

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Nhận thức về hoạt động tổ chuyên môn Nhận thức rõ hoạt động tổ chun mơn có tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lượng đào tạo của nhà trường Nhận thức rõ về các định hướng, nội dung, các phương thức trong hoạt động tổ chuyên môn

Nhận thức rõ về việc hoạt động tổ chuyên môn phải đáp ứng yêu cầu người học.

Hình 2.1. Biểu đồ nhận thức về HĐTCM ở các trường THPT huyện Đắk R’lấp

- Nhận thức của CBQL, TTCM và giáo viên về những vấn đề lý luận chung liên quan HĐTCM (các định hướng, nội dung và các phương thức trong HĐTCM) được đánh giá ở mức độ “Khá tốt” (3,01 điểm). Xét về hình thức, mức độ này có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, mức độ đánh giá ấy có yếu tố chủ quan, cao hơn so với thực tế những hiểu biết của họ về lí luận HĐTCM. Chỉ có một số ít CBQL, TTCM có liên quan nhiều đến HĐTCM có sự hiểu biết tương đối khá, còn lại chỉ hiểu biết khiêm tốn về vấn đề này.

- Huyện Đắk R’lấp là một trong những huyện có các trường THPT mới phát triển về chất lượng giáo dục trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhận thức về các biện pháp quản lý HĐTCM trong các trường THPT ở huyện Đắk R’lấp của CBQL, TTCM cũng như một số giáo viên của các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’lấp vẫn còn những hạn chế nhất định.

- Phần lớn CBQL, TTCM của các trường THPT khá lớn tuổi nên việc tiếp cận các yêu cầu về HĐTCM gặp phải khó khăn từ khâu xây dựng kế hoạch thực hiện đến khâu tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra đánh giá.

- Mặc dù đã xác định được những hạn chế cơ bản trong công tác quản lý HĐTCM ở các trường THPT, song các nhà quản lý vẫn chưa chỉ ra được

nguyên nhân chủ quan, khách quan cụ thể để từ đó có thể đưa ra các giải pháp đồng bộ hiệu quả.

- Công tác quản lý HĐTCM của CBQL các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’lấp dù đã có sự tiếp cận với những yêu cầu và nội dung đổi mới mang tính cụ thể, nhưng hiệu quả đem lại chưa cao. Nội dung HĐTCM được triển khai chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của CBQL, TTCM.

- Sau khi được quán triệt các văn bản của Bộ GD&ĐT: Chiến lược phát

triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 (Ban hành kèm Quyết định số 711/QĐ-

TTg ngày 13/6/2012); Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 (Ban hành kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (khóa XI); các văn bản của Sở GD&ĐT Đắk Nơng về đổi mới chương trình, nội dung SGK, đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông, đến nay đa số CBQL các trường THPT huyện Đắk R’lấp đã có nhận thức sâu sắc hơn về nội dung quản lý HĐTCM, cũng như tầm quan trọng và sự cần thiết của các nội dung, biện pháp tổ chức HĐTCM ở mỗi trường.

Như vậy, giữa nhận thức về HĐTCM, về tầm quan trọng của HĐTCM và hiểu biết cách thức HĐTCM có độ chênh lệch nhất định. Bên cạnh việc bồi dưỡng nhận thức về HĐTCM, tầm quan trọng của HĐTCM trong trường, nhà trường cần quan tâm, tăng cường bồi dưỡng và tập huấn cho đội ngũ CBQL, TTCM và giáo viên kiến thức, lý luận về công tác này.

2.3.1.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thơng

Để đánh giá tình hình thực hiện hoạt động tổ chuyên môn trong các trường THPT huyện Đắk R’lấp, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của CBQL, TTCM và giáo viên. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện HĐTCM được ghi nhận ở Bảng 2.8

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện HĐTCM ở các trường THPT huyện Đắk R’lấp

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.8 cho thấy:

- Nội dung “Hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, tham quan học tập” được đánh giá khá cao, 3.77 điểm (hạng 1). Điều này cho thấy các trường THPT huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông rất chú trọng đến công tác đào tạo mũi nhọn (bồi dưỡng học sinh giỏi), phụ đạo học sinh yếu và tổ chức tham quan học tập ngoại khóa.

- Nội dung “Thực hiện chương trình giảng dạy” và “Quản lý hồ sơ chuyên môn” được đánh giá “Rất tốt”, xếp vị trí thứ 2 (3.60 điểm). CBQL,

TT Nội dung ĐTB ĐLC Thứ

hạng Mức độ

1 Xây dựng kế hoạch HĐTCM 3.18 1.09 9 Khá tốt 2 Thực hiện chương trình giảng dạy 3.60 0.62 2 Rất tốt 3 Quản lý hồ sơ chuyên môn 3.60 0.62 2 Rất tốt 4 Tổ chức các hoạt động sinh hoạt

chuyên đề 2.56 0.76 10 Khá tốt

5 Hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi

dưỡng học sinh giỏi, tham quan học tập 3.77 0.58 1 Rất tốt 6 Phân công, sử dụng đội ngũ 3.54 0.84 4 Rất tốt 7 Sinh hoạt tổ chuyên môn 3.20 1.08 8 Khá tốt

8 Thăm lớp, dự giờ 3.43 0.96 6 Rất tốt

9 Tham gia đánh giá, xếp loại giáo

viên theo CNN giáo viên 3.54 0.84 4 Rất tốt 10 Đề xuất khen thưởng, kỉ luật đối với

giáo viên 3.25 1.01 7 Rất tốt

TTCM và giáo viên đánh giá cao việc thực hiện các nội dung này, cho thấy việc dạy và học trong nhà trường có một tầm quan trọng nhất định.

- Các nội dung “Phân công, sử dụng đội ngũ”, “Thăm lớp, dự giờ”, “Tham gia đánh giá xếp loại giáo viên theo CNN giáo viên”, “Đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên” được đánh giá “Rất tốt”, có thang điểm từ 3.54 điểm đến 3.25 điểm.

- Tuy nhiên, hoạt động “Sinh hoạt tổ chuyên môn”, “Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn”, “Tổ chức các hoạt động chuyên đề” được đánh giá thấp ở mức “Khá tốt”.

Kết quả trên cho thấy, việc xây dựng kế hoạch TCM là yếu tố quan trọng, quyết định các hoạt động khác nhưng các TCM chưa thực hiện tốt vấn đề này (xếp hạng 9). Thứ hai, sinh hoạt TCM chưa được định hướng đúng đắn nên các TCM khi sinh hoạt cịn nặng nề hành chính, chưa đi sâu vào chun mơn (xếp hạng 8). Bên cạnh đó, “Tổ chức các hoạt động chuyên đề” cũng là điểm yếu khi chỉ được đánh giá hạng 10. Đây là nội dung khó địi hỏi các tổ trưởng có kinh nghiệm và phụ thuộc nhiều vào kinh phí nhà trường.

Tác giả phỏng vấn 5 hiệu trưởng của 5 trường THPT trên địa bàn huyện Đắk R’lấp (CBQL trường THPT A, 52 tuổi; CBQL trường THPT B, 55 tuổi; CBQL trường THPT C, 45 tuổi; CBQL trường THPT X, 42 tuổi, CBQL trường THPT Z, 41 tuổi) với nội dung: Tại sao việc xây dựng kế hoạch TCM,

tổ chức sinh hoạt chuyên môn và tổ chức sinh hoạt chuyên đề được CBQL, TTCM và giáo viên đánh giá thấp nhất?. Kết quả thu nhận từ hiệu trưởng các

trường như sau: “(1) Các TTCM chưa được tập huấn về việc xây dựng kế hoạch năm học, thường là làm theo mẫu mượn của trường này, trường kia để chỉnh sửa; (2) Một số TTCM chưa qua lớp bồi dưỡng TTCM nên trong cơng tác cịn lúng túng và chưa rành việc; (3) Sinh hoạt chuyên môn và tổ chức các chuyên đề mỗi trường làm khác nhau, nhìn chung cịn nặng về sinh hoạt hành

chính, chủ yếu theo kinh nghiệm của các tổ trưởng. Tuy nhiên, từ sau khi có Nghị quyết số 29-NQ/TW (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, các trường THPT bước đầu tổ chức sinh hoạt chun mơn theo mơ hình mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên cũng như của học sinh trong quá trình học tập”.

2.3.1.3. Thực trạng phương thức hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thơng

Phương thức HĐTCM cũng đóng vai trị quan trọng. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện phương thức HĐTCM ở các trường THPT huyện Đắk R’lấp được ghi nhận ở Bảng 2.9 và Biểu đồ ở Hình 2.2:

Bảng 2.9. Mức độ thực hiện phương thức HĐTCM ở các trường THPT huyện R’lấp

Hình 2.2. Biểu đồ mức độ thực hiện phương thức HĐTCM ở các trường THPT huyện R’lấp

TT Nội dung ĐTB ĐLC TH Mức độ

1 Tổ chức môi trường tự học, tự bồi dưỡng 2.34 0.85 3 Trung bình 2 Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội

dung, PPDH và giáo dục 2.45 0.86 1 Khá tốt

3

Công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự, bồi dưỡng giáo viên tại trường và tập huấn giáo viên

2.37 0.85 2 Trung bình

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.9 và Hình 2.2 cho thấy:

- Hoạt động “Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, PPDH và giáo dục” được đánh giá “Khá tốt” (2.45 điểm, xếp hạng 1). Nội dung liên quan đến hoạt động dạy học thì được CBQL, giáo viên quan tâm nhiều nhất.

- Nội dung “Công tác bồi dưỡng giáo viên tập sự, bồi dưỡng giáo viên tại trường và tập huấn giáo viên” và “Tổ chức môi trường tự học, tự bồi dưỡng” được đánh giá khá thấp, chỉ đạt mức “Trung bình”. Điều này phản ánh đúng thực trạng hiện nay ở các trường THPT chưa quan tâm thực hiện các hoạt động. Các buổi tập huấn giống như “cưỡi ngựa xem hoa” và được giáo viên cũng thực hiện rất hình thức, đại khái. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức các hoạt động này cũng chưa được tập huấn nhiều cho các TTCM.

2.3.1.4. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông

Kết quả khảo sát về mức độ tác động của các điều kiện hỗ trợ cho HĐTCM được ghi nhận ở Bảng 2.10.

Bảng 2.10. Mức độ ảnh hưởng của các điều kiện hỗ trợ cho HĐTCM ở các trường THPT huyện R’lấp

TT Nội dung ĐTB ĐLC Thứ

hạng Mức độ

1 Các văn bản, kế hoạch về chỉ đạo

công tác HĐTCM của Sở GD&ĐT 4.00 0.00 1

Rất ảnh hưởng 2 Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp

lãnh đạo 3.71 0.75 5

Rất ảnh hưởng 3 Nghiệp vụ chuyên môn, hiểu biết về

HĐTCM 3.89 0.44 2

Rất ảnh hưởng 4 Nhận thức của hiệu trưởng về tầm

quan trọng của HĐTCM 3.89 0.44 2

Rất ảnh hưởng

Đánh giá mức độ ảnh hưởng các điều kiện hỗ trợ cho HĐTCM ở Bảng 2.10 cho thấy, “Các văn bản, kế hoạch về chỉ đạo công tác HĐTCM của Sở GD&ĐT”, “Nghiệp vụ chuyên môn, hiểu biết về HĐTCM”, “Nhận thức của hiệu trưởng về tầm quan trọng của HĐTCM”, “Nghiệp vụ chuyên môn, hiểu biết về HĐTCM”, “Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của HĐTCM”, “CSVC, phương tiện, điều kiện,… cung ứng cho HĐTCM”, “Sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện cho HĐTCM” được CBQL, TTCM và giáo viên đồng thuận đánh giá cao, ở mức “Rất ảnh hưởng”. Trong đó, yếu tố “Các văn bản, kế hoạch về chỉ đạo công tác HĐTCM của Sở GD&ĐT” được đánh giá cao nhất (4.00 điểm, xếp hạng 1).

Bên cạnh đó, yếu tố “Kinh phí phục vụ cho HĐTCM” được đánh giá thấp nhất “Khá ảnh hưởng” (2.74 điểm, xếp hạng 8). Kinh phí khơng quyết định hết chất lượng chun mơn nhưng cũng góp phần thúc đẩy, tạo động lực cho TCM phát huy, sáng tạo thông qua thực hiện chuyên đề, các buổi tập huấn. Điều này cho thấy, lâu nay hiệu trưởng các trường THPT chưa chú ý đến yếu tố này, TCM hoạt động từ nguồn quỹ tổ, điều này dẫn đến việc tổ chức các chuyên đề cũng gặp khó khăn, thiếu hỗ trợ.

5 Nhận thức của giáo viên về tầm quan

trọng của HĐTCM 3.74 0.54 4

Rất ảnh hưởng 6

Sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện cho HĐTCM

3.29 0.95 7 Rất ảnh hưởng 7 CSVC, phương tiện, điều kiện,…

cung ứng cho HĐTCM 3.46 0.89 6 Rất ảnh hưởng 8 Kinh phí phục vụ cho HĐTCM 2.74 0.70 8 Khá ảnh hưởng ĐTB các yếu tố 3.59

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đắk r’lấp, tỉnh đắk nông (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)